(CLO) Chùa Keo - Thái Bình, ngôi chùa cổ với niên đại gần 400 năm tuổi, có sức hút văn hoá trường kỳ theo thời gian. Chẳng vậy mà từ xa xưa đã lưu truyền câu ca “Dù cho cha đánh mẹ treo/Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm”.
Lịch sử ngôi chùa cổ kính
Chùa Keo tên chữ là Thần Quang Tự, tọa lạc tại làng Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Phía trước là sông Hồng cuộn chảy, uốn lượn bao quanh, chở phù sa màu mỡ bồi đắp cho mùa màng, vạn vật tốt tươi, cư dân đông đúc, làng quê trù phú, phong cảnh hữu tình.
Thần tích xưa truyền lại, năm 1061, thời vua Lý Thánh Tông, Thiền sư Dương Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang làm nơi ẩn nhẫn thuyết pháp giảng đạo, hộ quốc, an dân. Ông đã có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông và được vua phong làm Quốc sư triều Lý.
Năm 1167, vua Lý Anh Tông xuống chiếu đổi tên chùa Nghiêm Quang thành chùa Thần Quang để tri ân công đức của Thiền sư.
Chùa Thần Quang xưa tồn tại được 500 năm, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, đến năm Tân Hợi (1611) gặp một trận đại hồng thủy đã bị cuốn trôi. Dân ấp Keo phải di cư đi nơi khác và chia thành 2 làng. Từ đó, người dân ở 2 làng vận động phát tâm xây dựng lại chùa.
Theo văn bia chỉ dẫn, chùa Keo do vị quan thời Lê - Trịnh là Quận công Hoàng Nhân Dũng cùng phu nhân là bà Lại Thị Ngọc Lễ xin chúa Trịnh cấp cho 100 cây gỗ lim để xây dựng chùa, các vật liệu khác do nhân dân tự đóng góp. Năm 1630, ông mời được 42 hiệp thợ về khởi công. Toàn bộ công trình chùa Keo được hoàn thành sau đó 28 tháng, tức là vào tháng 11/1632.
Chùa Keo hiện đã nhiều lần được tu bổ, tôn tạo nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII).
Đến với mảnh đất “chị Hai Năm tấn”, du khách thường đến chùa Keo để vãn cảnh, dâng hương. Hình ảnh nổi tiếng được nhiều người check in nhất khi đến đây phải kể đến gác chuông uy nghi 3 tầng 8 mái cổ kính, trầm mặc, độc nhất vô nhị hay bộ cánh cửa gỗ chạm hình tượng rồng - kiệt tác nghệ thuật của người xưa...
Ông Đỗ Quốc Tuấn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Bình thông tin, hương án chùa Keo là một sản phẩm thủ công, bảo vật quốc gia được công nhận vào tháng 12/2021. Đây là hiện vật gốc độc bản, cấu trúc và các chi tiết hoa văn phong phú, phức tạp, khó có sự lặp lại ở bất kỳ sản phẩm điêu khắc gỗ nào. Có 3 điều tạo nên sự độc đáo của hương án chùa Keo, đó là kích thước lớn, hoa văn trang trí dày đặc và hệ thống bánh xe.
Để bảo vệ, phát huy giá trị hương án chùa Keo cũng như các cổ vật quý hiếm tại di tích, ông Đỗ Ngọc Trung, Trưởng ban Quản lý di tích chùa Keo cho biết, đã tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức tại lễ hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban Quản lý di tích phối hợp với ngành chức năng xây dựng kế hoạch bảo vệ, tăng cường công tác an ninh trật tự, phòng, chống cháy, nổ, phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm ngưỡng của bà con nhân dân.
Rộn ràng lễ hội chính chùa Keo mùa thu 2023
Lễ hội chùa Keo được duy trì đều đặn nhằm tưởng nhớ công đức của Quốc sư Dương Không Lộ - Vương triều nhà Lý, cũng như tri ân công lao của những người đã có công xây dựng chùa.
Hàng năm, chùa có hai mùa lễ hội là mùa xuân (ngày mùng 4 tháng Giêng) và mùa thu (từ ngày 10 - 15/9 âm lịch). Trong đó, lễ hội mùa thu là hội chính với những nghi thức tế lễ và trò chơi mang đậm sắc thái văn hóa dân gian, gần gũi với nét sinh hoạt của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Phần lễ bao gồm các nghi lễ truyền thống như lễ khai chỉ diễn ra tại tòa Giá Roi (sáng ngày 10/9 âm lịch); lễ rước Đức Thánh từ đền Thánh ra Tam quan ngoại và từ Tam quan ngoại vào đền Thánh (từ ngày 13 - 15/9 âm lịch); đêm hội hoa đăng tại hồ trước cửa Tam quan nội (ngày 14/9 âm lịch).
Chị Đỗ Thị Hường, du khách đến từ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Hôm nay có cơ hội được đến tham quan di tích lịch sử chùa Keo của tỉnh Thái Bình, tôi cảm thấy rất tự hào về những vẻ đẹp văn hoá mà dân tộc ta bao đời gìn giữ. Tôi dự định sẽ ở lại đây để có thể được tham dự lễ khai mạc với những chương trình nghệ thuật. Tôi rất hào hứng và mong chờ”.
Năm nay, tại lễ hội chùa Keo, chính quyền địa phương tổ chức hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP của 8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên).
Cùng với đó, điểm nhấn của cả lễ hội là chương trình nghệ thuật mang âm hưởng sử thi với bố cục 3 chương: Huyền tích chùa Keo, Về miền di sản, Vẻ đẹp bất tận, với sự tham gia của khoảng 300 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên đến từ các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh như Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, Nhà hát Chèo Thái Bình… Qua đó, góp phần tô đậm những giá trị truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước và cách mạng của quê hương Thái Bình.
Cứ mỗi độ thu về, không chỉ người dân quê lúa mong mỏi đi trẩy hội chùa Keo mà đây còn là niềm tự hào về tinh thần, nét đặc sắc văn hoá của địa phương thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Lễ hội chùa Keo mùa thu năm nay khai mạc vào tối 24/10, có nhiều nét đổi mới, hứa hẹn những bất ngờ chờ đón du khách đến với di tích.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Honda Vision, mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam được làm mới ở thiết kế, gia tăng tiện ích trong khi giá bán giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Ngày 21/11, UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV với chủ đề “Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(NB&CL) Trong những năm qua, dù đã đạt một số kết quả nhưng phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta vẫn còn nhiều điểm nghẽn, rào cản cần tháo gỡ. Trong đó, vấn đề di sản phái sinh với những vướng mắc về bản quyền, về sở hữu trí tuệ cần được lưu tâm, giải quyết triệt để mới có thể khích lệ nguồn lực tham gia nghiên cứu, sáng tạo, phát triển văn hóa truyền thống.
(CLO) Bức tranh Đế chế ánh sáng của danh họa René Magritte vừa được bán với giá hơn 121 triệu USD (3.075 tỷ đồng) tại cuộc đấu giá của Christie ở New York, phá vỡ kỷ lục đấu giá cho tác phẩm theo trường phái siêu thực.
(CLO) Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" sẽ được tổ chức tại Không gian nghệ thuật Area 75 Art & Aution (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào ngày 26/11 tới. Sự kiện trưng bày 100 bức chân dung chủ yếu là phụ nữ vùng cao của 6 tỉnh Tây Bắc được nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tuấn chụp lại sau quá trình 10 năm đi và trải nghiệm thực tế.