Độc đáo nghề điêu khắc than đá tại vùng đất mỏ Quảng Ninh

Chủ nhật, 25/04/2021 06:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Điêu khắc than đá mỹ nghệ là nghề chỉ có riêng ở Quảng Ninh, được truyền qua nhiều thế hệ, đến nay đã hơn 70 năm.

Phát huy và gìn giữ nghề chế tác hàng thủ công mỹ nghệ từ than đá không chỉ là là mong ước của riêng vợ chồng anh chị mà còn là của những người con đất mỏ, yêu cái đẹp và luôn khát khao được thổi hồn vào chất liệu đặc biệt của quê hương.

Đôi nét về nghề điêu khắc than đá

Tại con ngõ nhỏ ở phường Hồng Hà, TP. Hạ Long, tiếng mài đục than đá vẫn ngày nào cũng vang lên đều đặn. Vợ chồng anh Nguyễn Tuấn Quyết và chị Nguyễn Thị Thanh Bình là đời thứ 3 trong gia đình làm nghề điêu khắc than đá truyền thống tại TP Hạ Long. Xưởng của gia đình anh chị được đặt ngay cạnh căn nhà nhỏ với diện tích cả khu chỉ vỏn vẹn 30 m2.

doc dao nghe dieu khac than da tai vung dat mo quang ninh hinh 1

Tác phẩm điêu khắc "Hòn Trống-Mái"- một biểu tượng của Hạ Long được chế tác từ than đá.

Từ những hòn than xù xì, thô ráp, để làm ra một sản phẩm có hồn là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, khéo léo, làm thủ công gần như 100% của người thợ. Không giống như các sản phẩm mỹ nghệ khác, than đá có đặc tính cứng và giòn, nếu làm hỏng thì phải bỏ luôn.

doc dao nghe dieu khac than da tai vung dat mo quang ninh hinh 2

Điêu khắc trên than đá đòi hỏi người thợ phải rất khéo léo.

doc dao nghe dieu khac than da tai vung dat mo quang ninh hinh 3

Những tác phẩm được chế tác từ than đá rất tinh xảo và đặc trưng cho vùng than.

Những hòn than lớn mua về được đôi bàn tay khéo léo của người thợ cắt ra, đo đạc, mài giũa, trải qua nhiều công đoạn để cho ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng.

“Nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ với từng chi tiết và tính kiên trì với từng sản phẩm. Người có năng khiếu thì học nhanh hơn nhưng chúng tôi vẫn có thể đào tạo cho những người không có năng khiếu, đi lên từ con số 0. Chỉ cần yêu nghề thì đều có thể làm được”, anh Quyết chia sẻ.

Vợ chồng chị Bình chính là những người thợ điêu khắc than đá trẻ nhất và cũng là những người thợ cuối cùng vì các cụ lớn tuổi đều đã nghỉ hết, không mấy ai còn mặn mà với nghề. Giới trẻ thường không thích làm nghề này vì suốt ngày bao phủ trong bụi than nhem nhuốc. “Vợ chồng tôi quyết tâm theo nghề vì đây là nghề truyền thống, từ đời cha ông truyền lại. Thế nhưng, chúng tôi cố gắng lắm thì cũng chỉ làm thêm được 10 năm nữa rồi dừng lại”, giọng chị Bình trầm xuống.

doc dao nghe dieu khac than da tai vung dat mo quang ninh hinh 4

Họ phải rũa, mài từng chi tiết rất nhỏ.

Vợ chồng chị Bình chính là những người thợ điêu khắc than đá trẻ nhất và cũng là những người thợ cuối cùng vì các cụ lớn tuổi đều đã nghỉ hết, không mấy ai còn mặn mà với nghề. Giới trẻ thường không thích làm nghề này vì suốt ngày bao phủ trong bụi than nhem nhuốc.

“Vợ chồng tôi quyết tâm theo nghề vì đây là nghề truyền thống, từ đời cha ông truyền lại. Thế nhưng, chúng tôi cố gắng lắm thì cũng chỉ làm thêm được 10 năm nữa rồi dừng lại”, giọng chị Bình trầm xuống.

Nỗi lo nghề thất truyền

Theo lời anh Quyết, vợ chồng anh cũng đã từng vay vốn mở rộng sản xuất, dự định mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm, giới thiệu kỹ thuật điêu khắc than đá cho du khách tham quan. Thế nhưng, do thiếu kinh nghiệm và thiếu vốn, dự án dang dở khiến gia đình lại càng khó khăn.

Anh Quyết chia sẻ: “Vợ chồng tôi cố gắng lắm thì cũng chỉ duy trì được khoảng chục năm nữa thôi. Nếu không có người nối nghiệp thì chắc nó sẽ dừng lại ở đây, sau này thứ còn lại chỉ là tàn dư. Chúng tôi luôn sẵn sàng truyền nghề cho những người tâm huyết vì đây là nghề truyền thống của gia đình, là nghề chỉ có ở Quảng Ninh, nếu mất đi thì thật sự đáng buồn”.

doc dao nghe dieu khac than da tai vung dat mo quang ninh hinh 5

Vợ chồng chị Bình, anh Quyết chính là những người thợ điêu khắc than đá trẻ nhất và cũng là những người thợ cuối cùng vì các cụ lớn tuổi đều đã nghỉ hết, không mấy ai còn mặn mà với nghề, còn giới trẻ thì không thích làm nghề này vì suốt ngày bao phủ trong bụi than nhem nhuốc. Họ luôn mong muốn tìm được những người trẻ yêu nghề để có thể truyền lại nghề này cho đời sau. Bao nhiêu năm mòn mỏi tìm kiếm, hỗ trợ tốt nhất có thể nhưng vẫn chưa có ai bám trụ với nghề.

doc dao nghe dieu khac than da tai vung dat mo quang ninh hinh 6

Những tác phẩm điêu khắc bằng than đá được đưa ra triển lãm.

Chị Bình kể: “Trước đây, vào những năm 70, Quảng Ninh có xưởng mỹ nghệ với các lớp đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ, trong đó có điêu khắc than đá. Lúc đó bố chồng tôi là xưởng trưởng, đào tạo ra khoảng 20 người thợ lành nghề".

"Sau đó, xưởng bị giải thể, có khoảng 7 hộ gia đình tiếp tục theo nghề điêu khắc than đá rồi rơi rụng dần. Chúng tôi kêu gọi các bạn trẻ đến học nghề, không mất học phí, hỗ trợ thêm chỗ ăn ở và mỗi tháng 2 - 3 triệu đồng nhưng vẫn không tìm được người”, chị này nói.

Dù kêu gọi khắp nơi, mong muốn có người trẻ đến học nghề nhưng đến nay hai vợ chồng nghệ nhân điêu khắc than đá này vẫn chưa tìm được người nối nghiệp. Hai cô con gái của họ cũng quyết định không theo nghề. Có thể thấy, nghề “đặc sản” của mảnh đất Quảng Ninh này đang đứng trước nguy cơ thất truyền.

Đứng trước nguy cơ nghề điêu khắc than đá bị mai một, 2 vợ chồng vẫn từng ngày cố gắng tìm kiếm cơ hội, truyền lại nghề cho lớp trẻ. Họ quyết định tìm hướng đi mới, thông qua mạng xã hội, một mặt thúc đẩy mở rộng nguồn khách hàng, quảng bá sản phẩm tới đông đảo mọi người, mặt khác, đây cũng là cách để anh chị tìm kiếm những người trẻ yêu nghề, mong muốn học nghề.

Trước đây, Không chỉ khách nội địa mà nhiều đoàn khách nước ngoài từ Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu cũng về đây vì yêu thích sản phẩm mỹ nghệ than đá. Các sản phẩm này trước bán khá chạy nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, không có khách du lịch nên chỉ sản xuất để cầm chừng.

Được biết, tháng 3 vừa qua, anh Quyết, chị Bình quyết định nộp hồ sơ tham gia chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank) với hy vọng có thể thuyết phục các nhà đầu tư quyết  định đầu tư vào mô hình này. Cặp vợ chồng nghệ nhân này cho biết, đơn đăng ký của họ cuối tháng 11 đã nhận được phản hồi từ chương trình với yêu cầu gửi các thông liên quan.

  Bài và ảnh: Hoài Trang

                            

Tin khác

Thái Bình: Sở Nội vụ và UBND huyện Thái Thụy đứng đầu về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023

Thái Bình: Sở Nội vụ và UBND huyện Thái Thụy đứng đầu về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023

(CLO) UBND tỉnh ban hành Quyết định số 631/QĐ-UBND, ngày 9/5/2024 về việc công bố Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố năm 2023.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 11/5: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng; chiều tối mưa dông

Dự báo thời tiết ngày 11/5: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng; chiều tối mưa dông

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết ngày 11/5/2024, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng; chiều, tối mưa rào, dông rải rác, cục bộ có mưa to. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ ngày có nắng nóng; chiều, tối mưa, giông vài nơi.

Đời sống
Hưng Yên: Phát hiện 700kg xương và lòng lợn bốc mùi ôi thiu chuẩn bị 'tuồn' ra thị trường

Hưng Yên: Phát hiện 700kg xương và lòng lợn bốc mùi ôi thiu chuẩn bị "tuồn" ra thị trường

(CLO) Ngày 10/5, Đội 5, Cục Quản lý thị trường Hưng Yên (QLTT) đã phát hiện một chiếc xe tải đang vận chuyển 700kg xương và lòng lợn không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

Đời sống
Giá vàng tăng như 'vũ bão' vượt mốc 92 triệu đồng/lượng, cử tri TP HCM lo lắng

Giá vàng tăng như 'vũ bão' vượt mốc 92 triệu đồng/lượng, cử tri TP HCM lo lắng

(CLO) Các cử tri bày tỏ lo lắng khi giá vàng liên tục tăng cao kéo theo sự leo thang của hàng loạt mặt hàng khác. “Nhà nước cần ổn định thị trường vàng, bình ổn giá các mặt hàng lương thực thực phẩm để người dân an tâm sinh sống, sản xuất”, cử tri mong mỏi.

Đời sống
Cử tri kiến nghị cần quyết liệt thu hồi dự án 'treo' kéo dài, tránh làm khổ dân

Cử tri kiến nghị cần quyết liệt thu hồi dự án 'treo' kéo dài, tránh làm khổ dân

(CLO) Các cử tri phản ánh, nhiều dự án treo trên địa bàn quận 6 hàng chục năm khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng rất lớn, song chưa được quan tâm, giải quyết triệt để vì nhiều lý do.

Đời sống