Đối mặt với tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, Hàn Quốc tìm giải pháp 'sống vui' cho người già

Thứ tư, 28/02/2024 19:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học với tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, Hàn Quốc đang nỗ lực giải phóng tiềm năng của nhóm dân số già.

Cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của Hàn Quốc ngày càng sâu sắc hơn khi dữ liệu mới công bố cho thấy tỷ lệ sinh của nước này - vốn đã thấp nhất thế giới - đã giảm xuống mức thấp kỷ lục mới vào năm 2023, bất chấp hàng tỷ USD được Chính phủ Hàn Quốc chi ra cho chính sách khuyến khích các gia đình sinh thêm con.

Số con trung bình mà một phụ nữ Hàn Quốc có trong đời đã giảm xuống 0,72 trẻ/phụ nữ, cách khá xa mức 0,78 vào năm 2022 - theo dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan Thống kê Hàn Quốc. Đây là tỷ lệ thấp nhất thế giới và thấp hơn nhiều so với mức trung bình 2,1 trẻ em mà đất nước Đông Á này cần để duy trì dân số hiện tại là 51 triệu người.

doi mat voi ty le sinh thap nhat the gioi han quoc tim giai phap song vui cho nguoi gia hinh 1

Tỷ lệ sinh tại Hàn Quốc năm 2023 đã rơi xuống còn 0,72 trẻ/phụ nữ, thấp hơn mức thấp nhất thế giới cũng do nước này nắm giữ năm 2023 là 0,78 trẻ/phụ nữ - Ảnh: Guardian

Với tỷ lệ sinh thấp kỷ lục kéo dài nhiều năm, Hàn Quốc dự kiến trở thành một xã hội siêu già vào năm 2025 khi những người trên 65 tuổi sẽ chiếm 20% trong tổng dân số 52 triệu người. Đến năm 2050, phân khúc này có thể tăng lên gần 44% dân số.

Vả lại, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc cho biết cứ 10 người già tại nước này thì có 6 người trở lên đang phải vật lộn với thu nhập không đủ. Số người già sống một mình cũng ngày càng tăng.

Các chuyên gia cho rằng điều quan trọng là Chính phủ Hàn Quốc phải đưa ra các chính sách giải quyết sự thay đổi nhân khẩu học của đất nước và tạo ra nhiều cách cải thiện cuộc sống hơn nữa cho người già. Và một số ý tưởng sáng tạo đang được áp dụng.

Đưa các cụ trở lại… trường

Theo ghi nhận của Hàn Quốc, khoảng 3.800 trường tiểu học trên cả nước đã đóng cửa trong 40 năm qua do số lượng tuyển sinh giảm, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

doi mat voi ty le sinh thap nhat the gioi han quoc tim giai phap song vui cho nguoi gia hinh 2

Các cụ bà vui vẻ đi học tiểu học cùng những cháu nhỏ tại Hàn Quốc - Ảnh: Al Jazeera

Một trường học ở quận Yangpyeong, tỉnh Kyunggi, chi nhánh Gosung của trường tiểu học Yangdong, thực sự đã hết học sinh vì gần như không còn trẻ nhỏ trong quận.

Năm 1994, trường chỉ còn lại 14 học sinh khi nhiều người dân địa phương chuyển lên thành phố và quy mô các hộ gia đình bắt đầu thu hẹp. Cuối cùng nó đã sáp nhập vào Yangdong - một trường học lớn hơn trong quận, trở thành chi nhánh Gosung của trường này.

Khi cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của đất nước ngày càng sâu sắc, hiệu trưởng Hong Seok-jong của chi nhánh Gosung nảy ra ý tưởng nhận các cụ làm học sinh.

“Tôi nhận ra rằng có thể có những cụ bà ở làng này chưa bao giờ đến trường nên tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu chúng tôi đăng ký cho họ. Tôi đã đi quanh làng và có những người nói rằng họ muốn theo học tại trường nếu có thể”, ông nói với hãng tin CNA.

Bốn bà cụ đăng ký vào năm 2021, bắt đầu học lớp 1 cùng với 13 cháu nhỏ. Trong số đó có bà Yoon Ok-ja, 82 tuổi, người chưa bao giờ có cơ hội đến trường khi còn nhỏ. “Tôi chỉ có thể viết tên mình và không có gì khác. Ở thế hệ của tôi, tôi mới 9 tuổi khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Trong Chiến tranh Triều Tiên, mẹ tôi, em trai và chị gái tôi đều chết. Chỉ có bố tôi, em gái tôi và tôi sống sót. Chỉ có ba chúng tôi thôi”, bà Yoon nói.

Ở Hàn Quốc vài thập kỷ trước, các bé gái thường không được học hành. Thay vào đó, họ phụ giúp bố mẹ kiếm sống hoặc ở nhà chăm sóc các em trong khi bố mẹ đi làm. Do đó, không ít người ở thế hệ bà Yoon cũng bị thất học.

Một "học sinh" khác, bà Chung Soon-duk, cũng 82 tuổi, cho biết bà cảm thấy rất vui khi cuối cùng cũng được đến trường, điều mà hồi còn trẻ bà không thể làm được vì bận làm việc ở trang trại. Bà nói: “Tôi bắt đầu vào năm đầu tiên, và bây giờ tôi tự hỏi mình sẽ sống ra sao trong ba năm vừa qua nếu tôi không đến trường?”.

Hiệu trưởng Hong Seok-jong cho biết niềm hạnh phúc và tâm trạng thỏa mãn mà các học sinh lớn tuổi cảm nhận thật bất ngờ. “Họ nói với tôi rằng 'Tôi rất hạnh phúc' và họ không nhận ra rằng mình có thể hạnh phúc đến thế. Khi nghe được những tâm sự đó, tôi nhận ra rằng chúng tôi đã đưa ra quyết định đúng đắn,” ông Hong nói.

Bước lên… sàn catwalk

Trong khi mô hình của trường Gosung đang được khuyến khích nhân rộng thì có một mô hình khác, trong lĩnh vực thời trang, cũng rất thú vị: Hiệp hội Người mẫu Cao tuổi Hàn Quốc đang cung cấp chương trình đào tạo cho những cụ ở độ tuổi 70 và 80, giúp họ có cơ hội trình diễn trên sàn catwalk.

doi mat voi ty le sinh thap nhat the gioi han quoc tim giai phap song vui cho nguoi gia hinh 3

Những "siêu mẫu" ở độ tuổi U70, U80 tại Hàn Quốc - Ảnh: SCMP

Hai giờ mỗi tuần, những người cao tuổi mong muốn tham gia sàn diễn thời trang gặp nhau tại một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập khoảng bảy năm trước.

Độ tuổi tối thiểu để trở thành học viên tại đây là 45 tuổi và những người tham gia được đào tạo bài bản trên sàn catwalk, mặc dù nhiều người coi đó là sở thích để luôn năng động và khỏe mạnh.

Sáng kiến này cho phép những người lớn tuổi Hàn Quốc như Park Woo-hee, ở độ tuổi ngoài 70, thực hiện ước mơ catwalk của mình.

“Tôi không thể trở thành người mẫu vì không đủ cao. Từ khi còn là học sinh tôi đã luôn muốn làm điều này. Bây giờ là lúc làm việc đó. Dù lùn nhưng tôi vẫn có thể làm người mẫu. Chỉ cần đam mê là làm được”, bà Park chia sẻ. 

Cụ Ha Yoon Jeong, 84 tuổi, người cũng tham gia một buổi trình diễn thời trang gần đây, đã gia nhập hiệp hội khoảng một năm trước, nói với CNA rằng hoạt động này khiến bà cảm thấy có động lực để thức dậy mỗi sáng.

"Điều đó thật tuyệt. Khi làm điều này, tôi cảm thấy mạnh mẽ hơn, trẻ trung hơn và dễ chịu. Những bà mẹ như tôi không dễ làm được điều này nhưng được con gái giới thiệu và tôi rất thích”, bà nói.

Huấn luyện viên Kim Moo-young, vốn là một cựu người mẫu, kể rằng ban đầu không dễ dàng gì để ông huấn luyện các học viên U70, U80 do khoảng cách tuổi tác giữa thầy trò.

“Đó là điều khó khăn về mặt tâm lý. Nhưng khi dạy các học viên cao tuổi này, tôi thấy các cụ đam mê hơn rất nhiều và sự sẵn lòng học hỏi của họ cũng cao hơn nhiều so với các học viên trẻ. Giống như chúng tôi đã nhóm lại ngọn lửa trong họ vậy”, ông Kim nói.

Huấn luyện viên này đồng thời cho biết ông đã từ từ điều chỉnh phương pháp giảng dạy và giảm cường độ tập luyện trong khóa học kéo dài 9 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Theo ông Kim, thật tiếc là không có nhiều nhu cầu về người mẫu cao tuổi ở Hàn Quốc, không giống như ở phương Tây, nơi những người ở độ tuổi 60 và 70 vẫn có thể tạo dựng tên tuổi trên sàn catwalk. Nếu không, những học viên cao tuổi của ông hoàn toàn có cơ hội kiếm tiền vì họ “trình diễn thực sự tốt”.

Nguyễn Khánh (theo CNA, Reuters)

Tin mới

Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.

Đời sống văn hóa
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.

Kinh tế vĩ mô
Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,

Tin tức
Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Giao thông
Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.

Kinh doanh - Tài chính
Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.

Dự án - Đầu tư
Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.

Đời sống văn hóa
VPF mời trọng tài FIFA Malaysia bắt trận Hà Nội - Đông Á Thanh Hóa

VPF mời trọng tài FIFA Malaysia bắt trận Hà Nội - Đông Á Thanh Hóa

(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.

Thể thao
Liên hoan phim quốc tế TP HCM lùi ngày tổ chức sang năm 2026

Liên hoan phim quốc tế TP HCM lùi ngày tổ chức sang năm 2026

(CLO) Liên hoan phim quốc tế TP HCM lần thứ hai sẽ lùi thời gian tổ chức vào năm 2026 thay vì năm 2025 như dự kiến trước đó.

Đời sống văn hóa
Sân khấu kịch của Cát Tường đóng cửa

Sân khấu kịch của Cát Tường đóng cửa

(CLO) MC Cát Tường đã quyết định đóng cửa sân khấu mang tên mình ở Quận 1, TPHCM kể từ ngày 1/4.

Giải trí
'Như chưa hề có cuộc chia ly' trở lại sau 5 năm tạm dừng

'Như chưa hề có cuộc chia ly' trở lại sau 5 năm tạm dừng

(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.

Giải trí
Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù 'gỡ vướng' 11 dự án BOT giao thông

Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù 'gỡ vướng' 11 dự án BOT giao thông

(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Tin tức
Bám sát thực tiễn để triển khai bảo đảm tiến độ công tác tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Bám sát thực tiễn để triển khai bảo đảm tiến độ công tác tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng

(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.

Tin tức
Xây dựng kế hoạch điều chỉnh giá dịch vụ trên cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xây dựng kế hoạch điều chỉnh giá dịch vụ trên cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây

(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Công luận 24H
Đồng Nai: Phát lộ vụ vận chuyển đất trái phép từ dự án nhà ở xã hội Long Bình Tân

Đồng Nai: Phát lộ vụ vận chuyển đất trái phép từ dự án nhà ở xã hội Long Bình Tân

(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.

Điều tra
Bình Luận

Tin khác

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế
Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.

Tiêu điểm Quốc tế