Hợp nhất Báo Lào Cai và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
(CLO) Sáng 1/4, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Báo Lào Cai và các quyết định về công tác cán bộ.
Theo dõi báo trên:
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được đánh giá là một bước tiến thay đổi căn bản, toàn diện việc dạy và học, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh theo hướng hiện đại. Nhưng công cuộc đổi mới chưa bao giờ là dễ dàng. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018, muốn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, thì trước hết, phải đổi mới căn bản, toàn diện tư duy. Làm cái mới với tư duy cũ thì không thể thành công.
+ Thầy đánh giá thế nào trước quan điểm cho rằng nên giao Bộ GD-ĐT biên soạn bộ sách giáo khoa riêng theo chương trình phổ thông mới, việc này sẽ ảnh hưởng gì đến bối cảnh xã hội hoá giáo dục như thế nào?
- GS Nguyễn Minh Thuyết: Trước khi quyết định một vấn đề thì chúng ta phải xoá tan những đám hoả mù vô tình hoặc hữu ý bao phủ lên đối tượng để thấy rõ sự thật.
Có người lo rằng để doanh nghiệp làm sách, liệu có đảm bảo an ninh chính trị - tư tưởng hay không? Lo lắng này không có cơ sở, vì sách được biên soạn theo Chương trình của Bộ GD&ĐT, có hội đồng thẩm định và được Bộ trưởng phê duyệt trước khi phát hành. Bên cạnh đó, tất cả sách, dù do tổ chức, cá nhân nào biên soạn, cũng đều phải được các nhà xuất bản duyệt mới được xuất bản và phát hành.
Có người lại lo rằng xã hội hoá thì có bảo đảm an toàn trong khâu phân phối sản phẩm không? Thực tế cho thấy, suốt 4 năm nay, chưa có đơn vị xuất bản nào không cung cấp đủ sách giáo khoa cho các trường. Cung cấp sách giáo khoa đủ cho người tiêu dùng là quyền lợi của đơn vị xuất bản sách. Cho nên, không đơn vị nào lại dại dột để người tiêu dùng không mua được sách giáo khoa.
Lại có người cho rằng rất khó kiểm soát giá sách giáo khoa, nếu không có một bộ sách “của Nhà nước”. Nhưng lo lắng này là không thực tế vì Luật Giá vừa được Quốc hội sửa đổi đã đưa sách giáo khoa vào mặt hàng được Nhà nước định giá.
Nhiều khi để mù mờ thông tin thì rất khó trả lời được chính xác các câu hỏi, thông suốt thông tin mới có thể quyết định được nên làm gì.
Trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Giáo dục, không có điều nào quy định cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc Bộ GD&ĐT có chức năng tổ chức biên soạn sách giáo khoa.
Việc dựa vào Nghị quyết 88 để biên soạn thêm “bộ sách giáo khoa của Nhà nước” lúc này cũng trái với Nghị quyết 122 của Quốc hội, trong đó quy định rõ: “Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó".
Về thực tế, chúng ta không nói đến việc không đủ nhân lực làm khi cả 3 bộ sách đều đã lấy hết những chuyên gia đầu ngành. Chỉ biết rằng bây giờ, Bộ GD&ĐT làm bộ sách “của Nhà nước” thì ngân sách nhà nước sẽ thêm tốn kém, chưa kể nếu như vậy chắc chắn tất cả địa phương sẽ chọn lại sách, như vậy hàng nghìn tỷ mà các nhà xuất bản, các doanh nghiệp đã bỏ ra làm sách suốt 4 năm qua sẽ thành giấy vụn.
Đó là chưa kể những vất vả và chi phí liên quan đến một quy trình lặp lại 5 năm liền: giáo viên họp bàn để lựa chọn sách, đi tập huấn hằng năm để dạy sách mới, soạn lại toàn bộ giáo án. Còn phụ huynh học sinh sẽ “kêu trời” vì lãng phí, vì “em không học được sách của anh chị” vân vân và vân vân.
Cuối cùng, tôi xin cảnh báo là việc Bộ GD&ĐT làm một bộ sách giáo khoa “của Nhà nước” lúc này sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là đẩy lùi, thậm chí xoá bỏ xã hội hoá, trái với tất cả các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội.
+ Phải chăng đến nay tư duy làm giáo dục của chúng ta vẫn chưa thoát được cái bóng của suy nghĩ cũ? Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT cần làm gì để chương trình GDPT 2018 đạt được nhiều nhất những kỳ vọng?
- GS Nguyễn Minh Thuyết: Chúng ta phải hiểu giáo dục và nhất quán trong đường lối, tư duy, ủng hộ những con đường mới. Nếu đẽo cày giữa đường thì việc gì cũng không thể thành công.
Viêc cần Bộ GD&ĐT làm ngay lúc này là phát huy được vai trò quản lý nhà nước để điều chỉnh những vấn đề trục trặc như việc lựa chọn sách giáo khoa ở các địa phương, việc tập huấn giáo viên, hướng dẫn dạy tích hợp, đổi mới phương án thi và việc đánh giá kết quả dạy, học nói chung; nếu không, rất khó thực hiện chương trình.
Thực tế hiện nay còn nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện được đúng tinh thần Chương trình GDPT do thiếu nhân lực, cơ sở vật chất; nhiều nơi vẫn để sĩ số học sinh trong lớp quá cao, thiếu trường, đặc biệt là thiếu trường công lập ở các khu đô thị mới.
Còn nhiều việc cần quan tâm hơn là biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa của Nhà nước. Để đổi mới giáo dục, việc chúng ta phải bàn là làm sao đào tạo thế hệ trẻ thành những ông Thánh Gióng mới, chứ không nên bàn chuyện: Liệu có ông Thánh Gióng thật không?
Tại phiên giám sát cũng về nội dung này hôm 14/8, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đã đề nghị bỏ đề xuất nói trên. Theo Bộ trưởng, Nhà nước nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc. Đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu, công cụ để hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học. "Chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt. Vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không?", Bộ trưởng Sơn đặt câu hỏi. Cũng theo ông Sơn, việc này khác với nội dung nghị quyết 122 năm 2020. Bộ chỉ tổ chức biên soạn sách khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. Thực tế, tất cả môn học đều có sách của các tập thể, cá nhân biên soạn. Việc Bộ biên soạn một bộ sách nữa không chỉ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa mà còn có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà toàn ngành đang hướng tới. |
PV
(CLO) Sáng 1/4, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Báo Lào Cai và các quyết định về công tác cán bộ.
(CLO) Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, liên quan vụ tài xế vung gậy bóng chày hành hung người đi xe máy, cơ quan công an đã xác định biển số và chủ sở hữu phương tiện.
(CLO) Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng, Thứ trưởng được phân công phụ trách dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức theo từng thời kỳ liên quan đến các vi phạm, sai phạm nêu trong KLTT
(CLO) Một chuỗi nhà hàng Nhật Bản nổi tiếng đã phải đóng cửa gần như toàn bộ 2.000 chi nhánh trong tuần này để tiến hành vệ sinh sau khi phát hiện vật lạ trong món ăn.
(CLO) BYD gây chấn động với công nghệ sạc 1.000 kW, rút ngắn thời gian sạc 250 dặm xuống chỉ 5 phút, nhưng liệu tốc độ sạc tối đa có thực sự cần thiết?
(CLO) TP Hà Nội yêu cầu Sở Tài chính tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc đối với 109 dự án đầu tư công khó khăn, chậm tiến độ, trong đó đặc biệt tập trung đối với các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài, thực hiện năm 2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/4, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, gió nhẹ, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm.
(CLO) Hầm HC1 của dự án nút giao An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM đã hoàn thành hơn 90% khối lượng công việc. Hiện tại, các đơn vị đang thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vượt nắng thắng mưa, 3 ca 4 kíp để kịp thông xe trước thềm 30/4.
(CLO) Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu từ 26/3, mở rộng chính sách thuế cứng rắn nhằm cân bằng thương mại toàn cầu.
(CLO) Một lớp học đặc biệt giữa lòng Thủ đô. Không có bảng đen, không có phấn trắng, nhưng có những ánh mắt chăm chú, những đôi bàn tay run run đang nắn nót từng thao tác trên bàn phím.
(CLO) Từ ngày 7/4, các khu đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội và Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc UBND quận, huyện, thị xã quản lý trong thời gian chờ cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất lâu dài theo quy định của Luật Đất đai sẽ có thể cho thuê ngắn hạn.
(CLO) Ngày 1/4, UBND tỉnh Nghệ An cho biết vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với một công dân tại huyện Hưng Nguyên vì không tuân thủ lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật.
(CLO) Công ty TNHH VR Studio (VR Studio) là công ty của Đặng Tiến Hoàng (thường được biết đến với biệt danh ViruSs) đã liên tục tăng trưởng doanh thu, thậm chí đạt hơn 11 tỷ đồng vào năm 2021, nhưng lại báo… lỗ 1,9 tỷ đồng trong khi những năm trước đều có lãi trên 3 tỷ đồng dù doanh thu thấp hơn. Cũng kể từ năm 2021, tổng tài sản của doanh nghiệp liên tục giảm mạnh, chỉ còn vỏn vẹn 1 tỷ đồng vào năm 2022.
(CLO) Giá pin lithium-ion đã giảm 89% trong một thập kỷ, mở đường cho xe điện cạnh tranh ngang ngửa xe xăng về chi phí sở hữu.
(CLO) Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh thủ tục cấp phép, nâng công suất các mỏ đá và mỏ đất;... để đạt mục tiêu 3.000km vào năm 2025.
(CLO) Số người vượt biên trái phép từ Mexico vào Mỹ giảm gần 94% sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump triển khai hàng loạt biện pháp cứng rắn nhằm siết chặt nhập cư.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.
(CLO) Từ ngày 16/7 đến 17 giờ ngày 28/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học, không giới hạn số lần.
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết năm nay có 60 tỉnh, thành phố tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10, trong đó có 58 tỉnh lựa chọn môn thi thứ 3 là môn Tiếng Anh, chỉ có Hà Giang và Bình Thuận lựa chọn môn thứ 3 thi lớp 10 là Lịch sử và Địa lý.