(NB&CL) Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 27 ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Kỳ họp thứ 8 có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV đến nay
Ngày 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV đã chính thức khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đây là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp rất lớn. Cụ thể, có 31 dự án luật, dự thảo nghị quyết được thảo luận, trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, phấn đấu thông qua 18 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.
Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực mà thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết và nhiều doanh nghiệp và cử tri, Nhân dân cả nước rất quan tâm.
Vì vậy, trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, khoa học, tập trung góp ý toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp của các dự án luật, Luật cần ngắn gọn, chỉ quy định những vấn đề theo đúng thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa các vấn đề thuộc thông tư, nghị định; không cầu toàn, không nóng vội; không quy định cứng nhắc;
Chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực, tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để, thực chất, đảm bảo đủ khả năng cho cá nhân, cơ quan được phân cấp, phân quyền có thể tổ chức thực hiện được công việc; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.
Kiểm soát quyền lực, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết, đảm bảo khi các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thực thi luật đạt hiệu quả cao nhất.
Phát biểu tại Quốc hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 8 là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm về thể chế hóa nghị quyết của Trung ương lần thứ 10 khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 27 ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc.
Trong đó, đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trong đó chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Các quy định của pháp luật mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; luật chỉ quy định những vấn đề khung, vấn đề có tính nguyên tắc, những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên giao cho Chính phủ, địa phương quy định, để đảm bảo linh hoạt trong điều hành.
“Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội, luật hóa các quy định của nghị định và thông tư”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh và yêu cầu đổi mới quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật, bám sát thực tiễn để xây dựng các quy định pháp luật, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn để mất thời cơ, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.
Quốc hội thống nhất 100% bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước
Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng tại Kỳ họp thứ 8 là Quốc hội đã tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Theo đó, với 440/440 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Nghị quyết bầu chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Lương Cường - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã được Quốc hội thông qua. Sau khi kết quả được công bố, tân Chủ tịch nước Lương Cường đã tuyên thệ và có bài phát biểu nhậm chức.
Phát biểu nhậm chức, Chủ tịch nước Lương Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó.
Chủ tịch nước Lương Cường tuyên thệ nhậm chức.
Cùng với đó, tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong sạch vững mạnh, thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
Tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, luôn luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; xây dựng củng cố “thế trận lòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc;
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước;
Đồng thời, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.
Qua 3 ngày làm việc, Quốc hội cũng đã nghe các báo: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2025-2027; Tờ trình về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các báo cáo thẩm tra…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Cùng với đó, Quốc hội cũng thảo luận sôi nổi tại Hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp.
Theo ghi nhận ý kiến đại biểu Quốc hội chia sẻ đều bày tỏ kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm để các luật được thông qua sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn để phát triển kinh tế - xã hội. Theo đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV diễn ra trong bối cảnh đất nước đang bước vào thời kỳ có nhiều cơ hội, thách thức, đặc biệt là các chương trình, dự án đầu tư lớn đang cần triển khai, nhưng các vướng mắc về thể chế đang phần nào cản trở những chương trình, dự án này. Do vậy, tôi cho rằng, rất cần hoàn thiện thể chế, chính sách tạo sự đồng bộ; đồng thời bổ sung thể chế đặc thù, vượt trội.
“Hơn nữa, năm 2025 là năm kết thúc nhiệm kỳ 2021-2026, là năm bản lề cho các chương trình, kế hoạch của cả nhiệm kỳ. Vì vậy, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cần chỉ ra các mục tiêu và hành động của cả năm để về đích thành công; tạo ra tiền đề cho cả giai đoạn tới”, ông Cường nhấn mạnh.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Với hơn 4.200 trạm xăng tại 44 bang Mỹ, E85 đang dần khẳng định vị thế là lựa chọn nhiên liệu linh hoạt, nhưng liệu nó có thực sự tiết kiệm và hiệu quả dài lâu?
(CLO) Từ tháng 4/2024 đến nay, Phạm Doãn Hạnh đã thực hiện 6 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn, với mục đích bán lấy tiền tiêu xài và thỏa mãn niềm đam mê game của mình.
(CLO) Không mất tiền phòng, không mất tiền điện, không mất tiền nước… suốt những tháng qua, các bệnh nhân K đã sống tại căn nhà số 65, ngõ 4 Cầu Bươu (Thanh Trì, Hà Nội) mà không phải lo lắng về những khoản chi phí thuê nhà. Với nhiều bệnh nhân ung thư từ xa lên Hà Nội chữa trị, một chỗ trọ miễn phí như thế này không chỉ giúp họ giảm bớt gánh nặng tài chính, mà còn là điểm tựa để tiếp tục hành trình giành lại sức khỏe.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, quyết liệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có phản hồi về số phận của Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) sau khi Elon Musk, người đứng đầu cơ quan này, tuyên bố sẽ từ chức khỏi vai trò nhân viên chính phủ đặc biệt vào cuối tháng 5.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an Thanh Hóa cho biết, lực lượng chức năng vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng lập nick giả người thân để lừa đảo.
(CLO) Một chuyến bay của hãng hàng không giá rẻ Jetstar từ Bali (Indonesia) đến Melbourne (Úc) đã buộc phải quay đầu sau khi một hành khách cố gắng mở cửa máy bay khi đang bay qua Ấn Độ Dương.
(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa có thông báo điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt do đơn vị quản lý khai thác từ ngày 1/4.
(CLO) Các chuyên gia cho rằng, để "Đề án có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội" về đích thì cần triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ từ nguồn vốn ưu đãi, quỹ đất đến thủ tục hành chính... phải thực sự thông thoáng.
(CLO) Ngày 1/4, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa triệt phá thành công một chuyên án trộm cắp tài sản, bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Thu Hương (sinh năm 2002, trú tại thôn Ngô Bắc, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy) sau khi xác định người này có liên quan đến nhiều vụ đột nhập, lấy trộm tài sản trên địa bàn.
(CLO) Congluan.vn xin trân trọng giới thiệu bài viết Học tập suốt đời của đồng chí Tô Lâm- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
(CLO) “Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được sự hưởng ứng rất tốt trong nhân dân, trong cán bộ, đảng viên. Chúng ta sắp xếp để bộ máy tinh gọn nhưng phải mạnh. Muốn mạnh phải có con người. Phải chọn được người tinh hoa, người tài, người có đủ năng lực, phẩm chất để phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
(NB&CL) Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh, năm 2025 là năm vừa phải “tăng tốc, bứt phá”, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025 vừa phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công ĐH Đảng bộ các cấp tiến tới ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Rất nhiều đầu việc quan trọng trong quỹ thời gian vỏn vẹn 365 ngày, vì thế, tăng tốc, “vào việc” nhanh, quyết liệt phải là những từ khoá cần được thực thi ngay từ đầu năm.
(NB&CL) Xuân Ất Tỵ đang về. Trong náo nức mê say, bỗng nhớ về những mùa xuân trong lịch sử dân tộc: 1930 - 1945 - 1975... và nay: 2025. Lịch sử đã có những bước đi thật kỳ diệu, làm nên những chặng đường đặc biệt, sáng chói, quyết định đổi đời cho mỗi con người, cho dân tộc. Chặng đường ấy ta thường gọi là một Kỷ nguyên.
(NB&CL) PGS. TS. Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng là một đòi hỏi, yêu cầu khách quan, bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh và hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ thắng lợi; đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(NB&CL) “Khởi điểm mới”, “kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”- thông điệp này cũng là định hướng lớn đã được Hội nghị Trung ương 10 thống nhất trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng. Để nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức giúp dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với những thành công và thắng lợi thì phải có những đột phá mang tính chiến lược. Đột phá trước tiên là sự lãnh đạo của Đảng.
(NB&CL) Từ mùa Xuân Ất Tỵ 2025 này lại nhớ Xuân Canh Ngọ 95 năm về trước khi Đảng ta ra đời, mở ra trang sử mới chói lọi của dân tộc Việt Nam. Từ mùa xuân năm ấy, với sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình, Đảng đã mang về cho dân tộc, người dân Việt Nam những mùa xuân của độc lập, tự do, hoà bình, hạnh phúc, ấm no.
(NB&CL) Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần đề cập, phân tích sâu sắc trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây về Kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm đã được Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII thống nhất khẳng định: Đây là một chủ trương, định hướng mới, có tầm chiến lược phát triển đất nước, có ý nghĩa chính trị to lớn, cần được đưa vào Văn kiện Đại hội XIV, quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao.
(NB&CL) Việt Nam đang đứng trước thời điểm hết sức quan trọng, thời điểm thiết lập cuộc cách mạng về đổi mới lần thứ hai, tại Đại hội lần thứ XIV của Đảng (dự kiến tổ chức vào tháng 1-2026). Công cuộc đổi mới lần thứ nhất tại Đại hội VI (tháng 12-1986) đã đưa đất nước ta đến chỗ “chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Hy vọng tràn trề về một “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” sẽ thành hiện thực, khi cuộc cách mạng về đổi mới lần thứ hai được triển khai.
(NB&CL) Nói về đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới, Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa với ngoại giao, văn hóa trong ngoại giao, làm cho mỗi hoạt động đối ngoại không chỉ có nội dung văn hóa sâu sắc, mà còn trở thành một hoạt động văn hóa… không ngừng nhân sức mạnh mềm quốc gia lên tầm cao mới”. Trên thực tế, ngoại giao văn hóa đã chứng tỏ sức lan tỏa mạnh. Những hoạt động ngoại giao cấp cao năm 2024 cho thấy rõ điều đó.