(CLO)Hệ thống trường phổ thông nội trú, bán trú (PTDTBT) là nòng cốt trong hệ thống giáo dục dân tộc, đổi mới mô hình trường PTDTBT là đòn bẩy góp phần phát triển nguồn nhân lực người DTTS. Đây cũng là mục tiêu của chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030.
1. Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) là loại hình trường công lập, chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường dành cho thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số với mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN).
Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), với tiền thân là mô hình trường nội trú dân nuôi đã hình thành và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ trước. Trường PTDTBT được chính thức công nhận từ khi Quốc hội ban hành Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; sau đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 15 tháng 12 năm 2009 và hiện nay là Luật Giáo dục năm 2019.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), năm học 2019 - 2020, trường PTDTNT được thành lập ở 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 316 trường. Tất cả các DTTS đều đã có con em theo học tại trường PTDTNT.
Năm học 2020-2021, vùng DTTS, miền núi có 3.489 trường mầm non, 3.195 trường tiểu học, 2.604 trường THCS, 967 trường tiểu học và THCS, 488 trường THPT, 93 trường THCS và THPT. Hệ thống các trường chuyên biệt dành cho con em người DTTS và con em các gia đình ở vùng đặc biệt khó khăn được củng cố và phát triển.
Toàn quốc hiện có 320 trường PTDTNT ở 49 tỉnh, thành phố với 105.818 học sinh; 1.134 trường PTDTBT ở 29 tỉnh, thành phố với 250.795 học sinh. Ngoài ra, còn có 2.273 trường phổ thông ở 29 tỉnh, thành phố có học sinh bán trú với số lượng 161.241 học sinh bán trú. Nhờ có hệ thống trường PTDTBT mà tỷ lệ huy động học sinh DTTS trong độ tuổi tới lớp tăng, số học sinh DTTS bỏ học giảm.
Hiện có 4 trường dự bị đại học: Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc có hệ dự bị đại học; 3 khóa dự bị đại học thuộc các trường đại học (Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Trà Vinh) với quy mô hơn 5.000 học sinh dự bị/năm.
Với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, cơ sở vật chất các trường phổ thông DTNT so với các trường phổ thông cùng cấp học tại địa phương về cơ bản được trang bị khá đầy đủ như: Thiết bị thực hành thí nghiệm, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy, đồ dùng dạy học... Hệ thống nhà ở nội trú đa số được đầu tư xây dựng kiên cố, bảo đảm an toàn, tiện lợi cho việc sinh hoạt và học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Nhờ vậy, chất lượng giáo dục tại các trường phổ thông DTNT không ngừng được nâng lên, luôn đạt mức ngang bằng hoặc cao hơn so với chất lượng các trường phổ thông cùng cấp đóng trên địa bàn.
Cho tới nay các trường PTDTNT từng bước khẳng định vị thế hàng đầu về chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, MN. Các trường PTDTBT khẳng định được vai trò to lớn trong việc huy động tối đa học sinh tiểu học và THCS trong độ tuổi tới trường, tăng tỷ lệ học sinh chuyên cần, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2. Tuy nhiên, trải qua thời gian, cùng với sự phát triển cũng như biến động về kinh tế - xã hội của đất nước, mô hình trường PTDTNT và PTDTBT bắt đầu bộc lộ những khó khăn, hạn chế. Đơn cử như: Mạng lưới và quy mô trường phổ thông DTNT phát triển không đồng đều theo phân bố của người DTTS trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh được giao hàng năm mà chưa tính đến yếu tố như quy hoạch, nhân lực, nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương. Việc thành lập các trường phổ thông DTNT liên cấp ở một số địa phương chưa có sự chuẩn bị tốt về điều kiện phục vụ, nuôi dạy...
Số học sinh tốt nghiệp từ cấp THCS lên cấp THPT trong trường phổ thông DTNT còn thấp, từ đó gây lãng phí trong đào tạo cả về nguồn lực kinh tế, cũng như tạo nguồn cán bộ DTTS.
Thực tế đó đặt ra cần khắc phục và đổi mới để phù hợp với yêu cầu mới, cụ thể là giai đoạn 2021-2030, để từng bước xây dựng hệ thống trường PTDTBT là nòng cốt trong hệ thống giáo dục dân tộc, nhằm tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực người DTTS chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, MN.
Trong đó, cấp thiết nhất là việc cần phải củng cố và hoàn thiện hệ thống trường PTDTNT theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tránh lãng phí, quy hoạch hoàn thiện trường PTDTNT phù hợp với đặc điểm của vùng, địa phương, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự lý tự nhiên và dân tộc, quản lý chặt chẽ đầu vào, đầu ra theo đúng mục tiêu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo. Bên cạnh đó là yêu cầu cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho trường PTDTBT theo hướng chuẩn hóa. Thực hiện tốt chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh.
Tất cả những yêu cầu bức thiết đó cũng là mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Trong dự án 5 của chương trình, Bộ GDĐT được giao chủ trì Tiểu Dự án 1 về đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDTNT, trường PTDTBT và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS.
Theo đó, Tiểu Dự án 1 của dự án 5 có 4 mục tiêu chính là đổi mới hoạt động của cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho con em đồng bào DTTS, miền núi, bảo đảm thực hiện công bằng trong giáo dục giữa các vùng, miền và dân tộc; củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường PTDTNT, trường PTDTBT để bảo đảm tốt việc tổ chức dạy học và nuôi dưỡng học sinh DTTS; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường PTDTNT, trường PTDTBT. Và đặc biệt là nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi người về công tác xóa mù chữ.
Đối tượng là hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đang trực tiếp quản lý, giảng dạy và học tập tại các nhà trường. Ưu tiên đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số trong giảng dạy và học tập cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng khó khăn, biên giới; các trường chưa có cơ sở vật chất hoặc có nhưng còn phải thuê, mượn hoặc xuống cấp.
Cán bộ quản lý, giáo viên, người tham gia thực hiện công tác xóa mù chữ (già làng, trưởng bản, bộ đội biên phòng, trụ trì, sư, tăng, ni tại các chùa, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm và các đối tượng khác) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ưu tiên đầu tư cho cho các địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới.
Có 3 nội dung đầu tư gồm: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, có học sinh bán trú; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú; xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Thời gian qua, triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã, đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trường học cho hệ thống các trường chuyên biệt này. Trong đó, chú trọng rà soát ưu tiên đầu tư cho những cơ sở giáo dục thực sự khó khăn.
Theo đó, đã có 38/42 địa phương đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025 (đạt 90,47%); còn 4/42 địa phương chưa xây dựng chiếm 9,53%.
Theo Quyết định Chương trình MTQG 1719, tổng số nguồn vốn được phân bổ để triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5, là 8.074.638 triệu đồng; trong đó, vốn đầu tư là 6.293.046 triệu đồng; vốn sự nghiệp 1.781.592 triệu đồng.
Đến nay, các địa phương đã thực hiện phân bổ 1.485.511 triệu đồng. Trong năm 2022, giải ngân được 646.412 triệu đồng đạt 43,11%, trong đó ngân sách Trung ương là 602.792 triệu đồng, đạt 43,15%. Năm 2023, Bộ GD&ĐT đã đề xuất giao: 2.117,116 triệu đồng, vốn đầu tư là 1.584,486 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 532.630 triệu đồng.
Từ nguồn vốn, các địa phương đã triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trường DTNT, DTBT, các dự án phục vụ dạy và học.
Theo ông Lê Như Xuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc ( Bộ GD&ĐT) cho biết, đối với Chương trình MTQG 1719, kể từ khi triển khai thực hiện, Bộ đã luôn sát sao thực tiễn; tổ chức kiểm tra, khảo sát tại cơ sở để chỉ đạo, nắm bắt khó khăn, vướng mắc từ cơ sở phản ánh, kịp thời phối hợp với các địa phương, bộ ngành liên quan rà soát, tham mưu đến Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định đã ban hành nhằm phù hợp với thực tiễn thực hiện, qua đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình.
Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư, Bộ GD&ĐT chú trọng hướng dẫn các địa phương rà soát những điểm nóng, những cơ sở giáo dục thực sự khó khăn để ưu tiên đầu tư trong giai đoạn này. Mục tiêu của Bộ, là đầu tư trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; lựa chọn đúng đối tượng cần phải đầu tư và nhanh chóng khẩn trương hoàn thành các hạng mục đầu tư để đưa vào sử dụng và phát huy công năng.
Từ những nỗ lực ấy, hệ thống các trường PTDT nội trú, trường PTDT bán trú sẽ được đổi mới, củng cố hoạt động và phát triển hợp lý hơn nữa, từng bước xây dựng hệ thống trường PTDTBT là nòng cốt trong hệ thống giáo dục dân tộc, nhằm tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực người DTTS chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi.
(CLO) Chào đón năm mới 2025, Bộ TT&TT phát hành bộ tem bưu chính “Tết Ất Tỵ”. Bộ tem gồm 2 mẫu thể hiện cặp rắn mặc áo hoa mùa xuân chúc Tết nhau, và 1 blốc tem khắc họa gia đình rắn đoàn viên và hạnh phúc.
(CLO) Tân Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa và người đứng đầu chính sách đối ngoại mới của Liên minh châu Âu (EU) Kaja Kallas đã đến thủ đô Kiev của Ukraine để gửi thông điệp ủng hộ và trấn an Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
(CLO) Hội An sẽ tổ chức diễu hành và nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi động nhằm chào mừng 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới
(CLO) Tại một nhà kho ở thủ đô Wellington của New Zealand, một công ty mới thành lập đang cố gắng tái tạo năng lượng của một ngôi sao trên Trái đất, bằng cách sử dụng lò phản ứng hợp hạch kiểu mới.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 2/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng, đêm và sáng trời rét. Tây Nguyên có mưa rào vài nơi. Trung và Nam Trung Bộ, Nam Bộ có mưa rào vài nơi; từ đêm ngày 2/12 có mưa, mưa rào rải rác; riêng Nam Bộ từ chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Với chiến lược cắt giảm giá mạnh mẽ và dự báo giao 520.000 xe trong tháng 11, BYD đang vươn lên mạnh mẽ, đe dọa ngôi vương xe điện toàn cầu của Tesla.
(CLO) Các cuộc đụng độ giáo phái chết người vẫn tiếp diễn ở quận Kurram, phía tây bắc Pakistan bất chấp lệnh ngừng bắn tạm thời. Số người thiệt mạng hiện đã lên tới hơn 130 khi chính quyền cố gắng làm trung gian tìm kiếm giải pháp.
(CLO) Bão Fengal đã khiến ít nhất 19 người thiệt mạng ở Ấn Độ và Sri Lanka, cũng như gây ra lũ lụt ở bang Tamil Nadu và Puducherry sau khi tràn qua bờ biển phía nam Ấn Độ từ Vịnh Bengal vào ngày 30/11.
(CLO) Hội bắt cá đồng làng Phú Hậu, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc là nét chấm phá độc đáo giữa vùng đất giàu truyền thống. Không chỉ tái hiện đời sống dân dã mà lễ hội này còn thể hiện tinh thần đoàn kết, bảo vệ môi trường và gìn giữ những giá trị văn hóa đặc trưng của một vùng quê ven sông Lô.
(CLO) Ngay sau lễ khai mạc Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 được diễn ra sáng nay (1/12) tại Hà Nội, gần 200 vận động viên, đến từ 40 đoàn trong cả nước đã bước vào thi đấu.
(CLO) Tuần giao dịch cuối cùng của tháng 11 khép lại với chỉ số VN-Index tăng tổng hơn 22 điểm. Giới chuyên gia duy trì sự thận trọng và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để xác nhận xung lực tăng điểm trước khi dùng vị thế mua lớn trong tháng 12 này.
(CLO) Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) đánh giá rất cao Nghị Quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
(CLO) Cuộc họp lần thứ năm của Ủy ban Đàm phán Liên Chính phủ (INC) thuộc Liên hợp quốc, nhằm xây dựng một hiệp ước toàn cầu ràng buộc pháp lý để kiểm soát ô nhiễm nhựa, dự kiến sẽ kết thúc vào hôm nay (1/12) tại Busan, Hàn Quốc.
(CLO) UBND TP.Hà Nội vừa chấp thuận đề xuất của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) về kế hoạch sửa chữa, chỉnh trang và tổ chức lại giao thông trên nhiều tuyến đường, phố trên địa bàn.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề “Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025”.
(CLO) Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng 21%, đạt khoảng 521 USD mỗi 1.000 m3 vào tháng 11, theo dữ liệu hợp đồng tương lai từ sàn giao dịch ICE London và tính toán của TASS.
(NB&CL) Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 25/11, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
(NB&CL) “Vùng phát thải thấp” có lẽ là một trong những cụm từ được chính quyền, người dân Thủ đô cũng như giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất thời gian qua. Đây đang được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho thực trạng ô nhiễm không khí gây ra bởi phương tiện giao thông tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, những thách thức từ việc triển khai giải pháp này cũng không hề nhỏ.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.