(NB&CL) Hướng tới thế kỷ 21, Trường đại học Lâm nghiệp phát triển theo mô hình các trường đại học hiện đại trên thế giới với hệ thống tổ chức quản lý hiệu quả cao trên cơ sở chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực của nhà trường và xã hội...
Bức tranh giáo dục Đại học trên thế giới
Bức tranh giáo dục đại học trên thế giới đang đứng trước vô số thách thức trong việc biến đổi chính mình nhằm đáp ứng với những thay đổi to lớn của môi trường xã hội và kinh tế.
Một số xu hướng đang hiện rõ trên thế giới và sẽ ngày càng mạnh trong tương lai là: Giáo dục đại học (GDĐH) sẽ nhằm vào trọng tâm là tạo ra năng lực. Công nghệ truyền thông làm thay đổi GDĐH một cách sâu sắc. Tuy học trực tuyến không thể thay thế lối học truyền thống, nó sẽ có vai trò ngày càng quan trọng đặc biệt là trong việc mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục.
Vai trò của người giảng viên cũng sẽ thay đổi, không còn là người truyền đạt tri thức, mà chủ yếu là tổ chức quá trình học tập của sinh viên, khơi gợi tinh thần học hỏi và hướng dẫn về mặt phương pháp; Xếp hạng đại học toàn cầu sẽ vẫn tiếp tục nhưng chuyển hướng sang đo lường toàn diện hơn và nhằm vào mục tiêu đối sánh đối với các trường, đồng thời thực hiện xếp hạng hệ thống; Các trường đại học ngày càng tiến sâu về phía thị trường, do nguồn tài chính công suy giảm và do áp lực của đại chúng hóa GDĐH.
Ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Lâm nghiệp và Công ty Cổ phần Đầu tư Archi – Tập đoàn Archi.
Bức tranh giáo dục trong nước
Các trường đại học trong nước sau hơn một thập kỷ tăng nhanh về số lượng sinh viên thì hiện nay đang bị tụt giảm số lượng sinh viên một cách đáng kể. Lý do là vì chi phí học đại học ngày càng tăng trong lúc triển vọng việc làm không sáng sủa, một phần là do chất lượng đào tạo, một phần là do lạm phát bằng cấp.
Lợi thế cạnh tranh ngày nay không còn thuộc về những người chỉ có tấm bằng mà thuộc về những người có những kỹ năng; Các trường đại học tư sau một thời gian phát triển mạnh mẽ về số lượng, hiện nay đang đứng trước cạnh tranh khốc liệt. Một số trường có thể phải đóng cửa hoặc sáp nhập để tồn tại. Điều này xét về tổng thể có thể có lợi cho hệ thống, vì những trường còn tồn tại sẽ phải tập trung nâng cao chất lượng. Trong tương lai sẽ có trường tư không vì lợi nhuận; Các trường đại học công lập vẫn tiếp tục chiếm ưu thế, áp lực về nghiên cứu khoa học sẽ tăng lên.
Đại học Lâm nghiệp hướng tới thế kỷ 21
Được cảnh quan thiên nhiên ban tặng với hệ thống giảng đường hiện đại với hệ thống sinh thái, cảnh quan thực vật tuyệt đẹp với khu rừng thực nghiệm có diện tích hơn 100ha và rừng môi sinh gần 400ha là môi trường lý tưởng cho nghiên cứu, thực hành, thực tập.
Với đội ngũ giảng viên chất lượng cao: 09 Giáo sư, 48 Phó giáo sư, 123 Tiến sĩ, 447 Thạc sĩ làm việc tại Trường với 4 Khoa chuyên môn: Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Khoa Cơ điện và Công trình, Khoa Lâm học, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh; 5 viện vừa làm nhiệm vụ đào tạo và vừa nghiên cứu: Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, Viện Công nghiệp Gỗ, Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn và 01 Viện nghiên cứu: Viện Sinh thái Rừng và Môi trường.
Nhà trường xác định, xây dựng và phát triển trường thành một trung tâm khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp, tài nguyên và môi trường, chế biến lâm sản phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, góp phần vào sự bền vững kinh tế - xã hội của đất nước góp phân nâng cao giá trị gia tăng của ngành Lâm nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành.
Phát triển theo mô hình trường đại học hiện đại
Hướng tới thế kỷ 21, Trường đại học Lâm nghiệp phát triển theo mô hình các trường đại học hiện đại trên thế giới với hệ thống tổ chức quản lý hiệu quả cao trên cơ sở chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực của nhà trường và xã hội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Nhà trường chú trọng kiểm soát đầu ra chặt chẽ hơn, nhất là đào tạo đại học và sau đại học.
Để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, việc đầu tiên và cấp bách là phải có các giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trình độ cao; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trên cơ sở thực hiện xã hội hóa giáo dục; đào tạo gắn với việc làm và theo nhu cầu xã hội.
Trong thời gian tới, Nhà trường tăng cường phối hợp chặt chẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, lắng nghe, tiếp nhận sự đánh giá, góp ý từ các nhà sử dụng lao động về sản phẩm đào tạo của mình. Qua đó đổi mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng ngành nghề đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có kỹ năng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội đang thiếu và đang cần.
Đoàn công tác Đại sứ quán Phần Lan do ngài Keijo Norvanto – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam làm việc với trường Đại học Lâm nghiệp.
Giáo dục 4.0 là mô hình tất yếu của nền giáo dục
Từ bức tranh giáo dục đại học thế giới và trong nước như thế kèm theo sự xuất hiện các công nghệ mới đã làm thay đổi nền tảng sản xuất, dịch vụ, đặt ra những yêu cầu mới về năng lực nhân sự, từ đó đòi hỏi các trường đại học (ĐH) phải đổi mới cho phù hợp.
Giáo dục 4.0 đang được xem là mô hình tất yếu của nền giáo dục trong tương lai để đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Theo xu thế của thời đại, tiến bộ công nghệ thông tin làm xuất hiện những loại hình đào tạo mới như đào tạo trực tuyến đại chúng MOOC, đào tạo online. Như vậy, những thách thức trên đòi hỏi Trường Đại học Lâm nghiệp phải đẩy mạnh nghiên cứu các công nghệ mới, mặt khác đổi mới mô hình đào tạo của mình cho phù hợp với yêu cầu mới của thời đại.
Theo GS.Gottfried Vossen - Đại học Munster - Cộng hòa liên bang Đức: “Tác động của CMCN 4.0 đến xã hội và nền giáo dục đại học, cuộc CMCN 4.0 đang lan tỏa, gắn kết các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển vượt trội các thành tựu khoa học công nghệ. Nó tác động rất lớn đến nền kinh tế, có thể thay đổi, làm triệt tiêu nhiều ngành nghề trong tương lai”. Như vậy, nền giáo dục, trong đó giáo dục đại học nói chung và Đại học Lâm nghiệp nói riêng phải nhanh chóng có những thay đổi, đổi mới mô hình giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực mới của xã hội.
Còn theo GS. Leon Shyue-Liang Wang, ĐH Quốc gia Kaohsiung - Đài Loan, Trung Quốc: “Giáo dục 4.0 là mô hình ứng dụng các tiến bộ CNTT để nâng cao hiệu quả cho việc đào tạo, giúp hoạt động dạy và học diễn ra mọi nơi. Đặc biệt hơn là nó còn góp phần thay đổi tư duy và cách tiếp cận về mô hình ĐH. Trong nền giáo dục 4.0, trường ĐH không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu, mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị cho xã hội”.
Lãnh đạo nhà trường với chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng Trường Đại học Lâm nghiệp phát triển theo Giáo dục 4.0 là hướng đi đúng đắn phù hợp với xu thế thời đại và cuộc cách mạng 4.0 từ đó sẽ làm thay đổi phương thức quản lý, tổ chức sản xuất, nghiên cứu, ứng dụng và thị trường sản phẩm. Từ sản xuất, quản lý giám sát, chế biến, tiêu thụ đến tiêu dùng đều có thể ứng dụng kỹ thuật số như ứng dụng phần mềm, theo dõi, giám sát quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Các quá trình sản xuất lâm nghiệp có thể tự động hóa ở nhiều khâu, qua đó giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí.
Hiện nay công nghệ cao, công nghệ 4.0 sẽ hỗ trợ quản lý vĩ mô mà còn lưu trữ dữ liệu vi mô trên mạng internet và chia sẽ nguồn dữ liệu cho nhiều người cùng sử dụng, thông qua các thiết bị kết nối với internet. Công nghệ cao hỗ trợ công khai, minh bạch hóa quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc, công khai quy trình công nghệ áp dụng, tiêu chuẩn chất lượng đạt được đến mức độ nào, thông qua điện thoại thông minh kết nối với các thiết bị trợ giúp dự tính, dự báo các rủi ro thiên tai, sạt lở đất, nạn chặt phá rừng, bảo tồn động vật quý hiếm, truy xuất nguồn gốc gỗ, theo dõi tăng trưởng của cây lâm nông nghiệp.
Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản xuất lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ góp phần tăng hiệu quả của chuỗi sản xuất và thương mại hóa sản phẩm.
Nhìn bức tranh toàn cảnh về giáo dục đại học chúng ta biết những khó khăn, thách thức và đầy chông gai đang chờ đợi phía trước, nhưng với ý chí, nhiệt huyết, đồng thuận và sự quyết tâm cao độ của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và toàn thể cán bộ Trường Đại học Lâm nghiệp chúng tôi hoàn toàn có thể tin tưởng sẽ xây dựng và phát triển Trường Đại học Lâm nghiệp theo mô hình trường đại học hiện đại, phát triển giáo dục theo hướng cuộc cách mạng 4.0, Đại học Lâm nghiệp sẽ vững bước, tràn đầy sức sống mới, với xu thế từng bước tự chủ, hội nhập, hợp tác quốc tế và phát triển.
GS.TS Trần Văn Chứ -
Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp
(CLO) Xe tự hành Curiosity của NASA đã phát hiện các phân tử hữu cơ lớn nhất từng thấy trên Sao Hỏa, cho thấy hóa học hữu cơ phức tạp có thể đã xảy ra trong quá khứ hành tinh này - một yếu tố quan trọng cho sự sống.
(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự đã điều tra, làm rõ, bắt giữ Nguyễn Văn Hà, sinh năm 1983, trú tại thôn Thanh Trung, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh là đối tượng đã trộm cắp 2 con trâu của người dân.
(CLO) Nghệ sĩ Hoài Linh sẽ tái xuất trong năm 2025 với "Làm giàu với ma 2" . Anh tiếp tục đồng hành cùng Tuấn Trần, Diệp Bảo Ngọc sau doanh thu 128 tỷ đồng của phần đầu.
(CLO) Mới đây, tờ Travel Off Path (Mỹ) đã dành nhiều lời tán dương cho Cát Bà, mô tả hòn đảo là "thiên đường chưa được khai phá" và "viên ngọc độc nhất và chưa bị đô thị hóa của Việt Nam".
(CLO) Sau Đại học Columbia và Đại học Pennsylvania, đến lượt Đại học Harvard là mục tiêu mới nhất trong chiến dịch rà soát các trường đại học danh tiếng của Mỹ.
(CLO) Sau khi hoàn tất việc thanh toán ba tháng lương cho cựu HLV Svetislav Tanasijevic, CLB Đông Á Thanh Hóa đang chờ FIFA xác nhận để được gỡ bỏ án cấm chuyển nhượng kéo dài ba kỳ.
(CLO) Tại cao nguyên hoàng thổ ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, mỏ than Dahaize đang thay đổi ngành khai thác than truyền thống nhờ vào cuộc cách mạng tự động hóa mạnh mẽ.
(CLO) Các nhà khoa học vừa phát triển một thiết bị có khả năng chuyển đổi suy nghĩ thành lời nói theo thời gian thực, bước tiến quan trọng trong nghiên cứu giao diện não - máy tính.
(CLO) Ngày 31/3, SpaceX đã thực hiện sứ mệnh Fram2, đưa một tỷ phú tiền điện tử cùng ba nhà thám hiểm vào quỹ đạo quanh Bắc Cực và Nam Cực – một hành trình chưa từng có trong lịch sử du hành vũ trụ.
(CLO) Hiện các đơn vị liên quan đang phối hợp thực hiện 21 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông để đưa vào khai thác đồng bộ, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
(CLO) Số liệu từ Vụ Kế hoạch - Tài chính, tới ngày 31/3, Bộ Xây dựng ước giải ngân hơn 8.300 tỷ đồng (đạt gần 10% kế hoạch) cơ bản đạt mức tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước.
(CLO) Rạng sáng 2/4 (giờ Việt Nam), Bukayo Saka thi đấu xuất sắc với bàn thắng quan trọng góp phần giúp Arsenal giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trước Fulham. Thắng lợi này giúp Arsenal có được 61 điểm, rút ngắn khoảng cách với đội đầu bảng Liverpool xuống còn 9 điểm, nhưng đã thi đấu nhiều hơn một trận.
(CLO) Tối 01/04/2025, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ khai hội chùa Thầy - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Tuần văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại năm 2025 thu hút số đông người dân cùng du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.