Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn xóa 4,6 tỷ USD nợ của Ukraine
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
Theo dõi báo trên:
Kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay mặc dù mang nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều ý kiến băn khoăn về hiệu quả của việc phân loại học sinh của việc tổ chức thi trắc nghiệm. Việc đánh giá phổ điểm tốt nghiệp, so sánh kết quả học bạ của học sinh để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành dựa trên kết quả thi tốt nghiệp chưa được như mong muốn. Việc tổ chức một kỳ thi với 2 mục tiêu vừa xét tốt nghiệp THPT vừa làm căn cứ để tuyển sinh đại học cao đẳng cũng gây nên nhiều tranh cãi. Chính vì vậy, dư luận trông chờ vào những thay đổi mạnh mẽ trong việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025. Năm học của lứa học sinh đầu tiên theo học chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thông tin mới nhất liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, mới đây Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có báo cáo. Theo đó, phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 về cơ bản kế thừa được phương thức và cách thức tổ chức thi như hiện nay, bảo đảm tính đồng bộ về độ tin cậy của kết quả đánh giá để các bên liên quan có thể khai thác sử dụng cho các mục đích khác nhau, trong đó có các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp thực hiện xét tuyển sinh theo tinh thần tự chủ được Luật Giáo dục đại học quy định.
“Phương thức tổ chức thi chung đề, chung đợt đối với cả môn học bắt buộc và môn học lựa chọn trên phạm vi rộng và cho học sinh tự quyết chọn môn học để dự thi tốt nghiệp trong các môn học lựa chọn ở trường phổ thông cơ bản đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, phù hợp với cách thức chọn môn học lựa chọn của học sinh” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.
Như vậy có thể thấy, cách thi tốt nghiệp THPT 2025 vẫn không có nhiều đổi mới. Học sinh vẫn phải thi tốt nghiệp như hiện nay mặc dù chương trình và mục tiêu dạy học đã được thay đổi. Trước thông tin trên, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay chưa thi tốt nghiệp nhiều học sinh đã đậu đại học. Vậy tại sao đại học xét tuyển được mà tốt nghiệp thì không? Anh Nguyễn Duy Đông ở Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng, năm nào cũng tổ chức thi tốt nghiệp nhưng kết quả trên 98% thí sinh dự thi đậu. Tỉ lệ đậu cao như vậy không cần thiết phải có một kỳ thi tốt nghiệp với quy mô hơn 1 triệu thí sinh. Trong khi đó, để tuyển sinh đại học nhiều trường phải tổ chức kỳ thi riêng vì thiếu niềm tin vào kết quả thi tốt nghiệp. Việc có quá nhiều kỳ thi và mỗi em phải thi nhiều lần đang là vấn đề bất cập của thi cử hiện nay.
Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thúy Hòa ở Nam Từ Liêm cho rằng, cần xét tốt nghiệp đối với những em tham gia thi chỉ vì hình thức cần đậu tốt nghiệp để vào đại học hoặc là những em không cần lấy điểm xét tuyển đại học mà cần chứng nhận tốt nghiệp. Nếu giảm được các đối tượng như vậy kỳ thi sẽ gọn nhẹ hơn nhiều.
Xung quanh vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Giáo sư Phạm Tất Dong cố vấn Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, từ trước đến nay cũng đã có nhiều cách thi. Từ thi tập trung giao cho các trường đại học chấm hay như hiện nay thi ở địa phương và các giáo viên trường phổ thông chấm. Cách thi để lấy điểm xét tốt nghiệp THPT nhiều người cho rằng tốn tiền.
“Chưa thi đã biết đỗ thì không nên tổ chức thi. Biết chắc trên 90% đỗ thì có cần thiết phải tổ chức thi” – Giáo sư Phạm Tất Dong băn khoăn. Ông Phạm Tất Dong cũng cho biết, nhiều lần ông có trao đổi về vấn đề này nhưng có ý kiến phản hồi là Luật Giáo dục quy định phải có một kỳ thi quốc gia để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. “Tôi thì cho rằng có thể sửa luật. Cái gì không phù hợp thì mình chỉnh sửa. Cần linh động để thay đổi cho phù hợp” – ông Phạm Tất Dong nhấn mạnh.
Vị này cũng băn khoăn, nếu như giữ nguyên cách thi cũ trong khi mục tiêu của chương trình mới là đào tạo nên kỹ năng, phẩm chất của người học liệu còn phù hợp. Thi trắc nghiệm mà đánh giá được kỹ năng, phẩm chất thì rất khó thực hiện và dễ dẫn đến việc, học một đường, đánh giá một nẻo.
“Muốn biết năng lực thì họa sĩ phải thi vẽ, chứ không thể thi lý thuyết về vẽ. Cứ nói thi năng lực nhưng thực tế là lý thuyết. Đâm ra, học sinh không thuộc bài là chết. Thi năng lực phải thi thực hành hoặc có bài tập xuất phát từ thực tế, phải có những bài nào không phải là lý thuyết suông, những kỹ năng để giải quyết trong một bài tập. Học Lịch sử, học Địa lý thế nào là năng lực không ai giải thích được. Các môn khoa học xã hội và nhân văn rất khó để đánh giá năng lực” – Giáo sư Phạm Tất Dong băn khoăn.
Trong khi đó, ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT khi trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận cho rằng, thi tốt nghiệp nhiều nước khác cũng làm như nước ta hiện nay. Việc sử dụng kết quả tuyển sinh đại học hay không là do từng trường đại học tự quyết. Việc giữ một kỳ thi cũng cần thiết để có số liệu chung trong đánh giá chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, ông Lê Trường Tùng cho rằng, không nên bắt tất cả học sinh phổ thông phải thi tốt nghiệp. Vì không thi thì 90% học sinh đã tốt nghiệp. Do đó nên xét 50% thí sinh đặc cách, còn lại 50% là thi. Việc xét này giao cho các thầy cô và nhà trường. Học sinh học tốt không cần phải thi. “Tôi cho rằng cần mở rộng đối tượng xét tốt nghiệp, trao quyền cho thầy cô xét tốt nghiệp. Dựa vào điểm tổng kết học bạ để xét tốt nghiệp” – ông Lê Trường Tùng nêu.
Như vậy qua trao đổi với chuyên gia cho thấy việc thi cử với quy mô 1 triệu thí sinh là không cần thiết. Cần áp dụng việc xét tốt nghiệp ở quy mô lớn. Việc xét tốt nghiệp sẽ tạo động lực cho học sinh học tập, cũng là cách giảm chi phí cho xã hội.
Học sinh thi 4 môn bắt buộc, 2 môn tự chọnBộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhằm lấy ý kiến rộng rãi người dân với nhiều điểm mới. Trong đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 6 môn gồm: 4 môn học bắt buộc và 2 môn học lựa chọn. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi theo môn, trong đó các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử đối với giáo dục phổ thông (GDPT); Ngữ văn, Toán, Lịch sử đối với giáo dục thường xuyên (GDTX) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Thí sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học. Thí sinh học chương trình chương trình GDTX cấp THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học. |
Trinh Phúc
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.