Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Với tinh thần nghiêm túc, tích cực, khẩn trương và sôi nổi, đợt 1 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với hơn 20 ngày làm việc đã thành công tốt đẹp, hoàn thành các nội dung theo chương trình đề ra. Tôi cho rằng, đợt 1 có nhiều điểm nhấn quan trọng về công tác lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Với khối lượng công tác lập pháp rất lớn tại đợt 1, nhiều dự án luật, dự thảo nghị quyết đã được trình Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, quyết định sự hiệu quả của các giải pháp điều hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thích ứng với thực tiễn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay và trong thời gian tới. Chính phủ và các bộ, ngành đã tập trung chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, rõ ràng về sự cần thiết, các cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn để trình ra Quốc hội, các báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội rất chất lượng, trí tuệ.
Đáng chú ý, tại đợt 1 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với tỉ lệ tán thành cao. Việc Quốc hội nhất trí cao thông qua các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi năm 2025 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, để đưa nền kinh tế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Theo đó, chỉ tiêu đặt ra của năm 2025 là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0 - 7,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%... Tôi hy vọng, với những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, quyết liệt đã đề ra, kết quả đạt được của năm 2024 sẽ là nền tảng quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế bứt phá trong năm 2025.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước còn nhiều biến động, điều này thể hiện quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, thích ứng linh hoạt để hỗ trợ phục hồi và phát triển, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và 5 năm 2021 - 2025.
Cùng với đó, qua các phát biểu thảo luận của Đại biểu Quốc hội ở hội trường tại đợt 1 của Kỳ họp thứ 8, tôi nhận thấy, các ý kiến này không lặp lại nội dung đã nêu tại thảo luận tổ, và sau thảo luận tổ, Cơ quan soạn thảo có ngay báo cáo giải trình bước đầu ý kiến của Đại biểu Quốc hội. Tôi cho rằng, với cách thức như vậy, các phiên thảo luận có nhiều đại biểu phát biểu hơn, cung cấp thêm thông tin đa dạng và chọn lọc nội dung đóng góp sâu sắc, xác đáng hơn. Các ý kiến đóng góp của Đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận ở hội trường cũng như ở tổ đã thể hiện sự đầu tư, nghiên cứu, nắm bắt thực tiễn, rà soát kỹ lưỡng với hệ thống pháp luật hiện hành. Các quy định, chính sách mới được đề xuất, kiến nghị của Đại biểu Quốc hội rất hay, trách nhiệm, có tầm nhìn... Điều này cho thấy Đại biểu Quốc hội ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình, xứng đáng với niềm tin tưởng của cử tri và Nhân dân.
Đại biểu Quốc hội Phan Thị Mỹ Dung.
Trong đợt 1 của Kỳ họp thứ 8 này, tôi cho rằng, nội dung đáng chú ý khác là Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong 2 ngày (11 - 12/11/2024). Các Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn ngắn gọn, rõ ràng, trọng tâm, thẳng thắn. Điều này thể hiện Đại biểu đã rất tích cực nghiên cứu các báo cáo, nắm chắc tình hình và hết sức trách nhiệm với tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của cử tri, các phát biểu tranh luận của Đại biểu đã làm cho phiên chất vấn thêm sinh động, dân chủ, sâu sát đến cùng vấn đề mình quan tâm.
Tôi mong rằng, các Bộ trưởng, Trưởng ngành sẽ giữ lời hứa, thực hiện theo đúng tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay” như Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị, nhằm thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Từ những nội dung các dự án luật, dự thảo nghị quyết mà Quốc hội xem xét tại đợt 1, dự kiến Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 16 dự án luật và các nghị quyết tại đợt 2. Tôi tin tưởng rằng, với những chính sách, quy định pháp luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (một luật sửa nhiều luật) có hiệu lực thi hành sẽ đáp ứng được mục tiêu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” về thể chế trong quá trình thực thi pháp luật thời gian qua. Tôi cho rằng, việc Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua các Luật, Nghị quyết này là giải pháp căn cơ nhất, hiệu lực, hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm nay và những năm tiếp theo, cũng như tạo ra cơ chế thuận lợi, thông thoáng để đẩy nhanh hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Kỳ họp này có khối lượng nội dung về công tác lập pháp rất lớn; các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực mà thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết, nhiều doanh nghiệp và cử tri, nhân dân cả nước rất quan tâm.
Trong đó, một nội dung đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân là về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Đây là dự án mà Đảng đã có chủ trương, Quốc hội đang thảo luận kỹ càng, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt và cũng là mong muốn của nhiều người dân, đúng là ý Đảng, lòng dân, dự án được thực hiện thành công sẽ là “chiếc chìa” khóa khơi dậy nhiều tiềm lực của đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu để dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Cầm.
Tôi nghĩ rằng, cần đưa ra bức tranh tổng thể cả những mặt tích cực, thuận lợi và cả khó khăn, thách thức; để từ đó có giải pháp và phương án phù hợp nhất đối với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Để đảm bảo hiệu quả, khả thi và tránh thất thoát trong triển khai, đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đánh giá kỹ tác động chính sách thể hiện trong chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời, trong suốt quá trình thực hiện cần lưu ý giải pháp liên quan đến khoa học - công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin sẽ phải là giải pháp xuyên suốt, quan trọng nhất trong tất cả các khâu, đáp ứng phát triển kinh tế số của ngành đường sắt.
Tại đợt 1 của Kỳ họp thứ 8, việc tập trung vào công tác lập pháp thể hiện sự quyết tâm của Quốc hội trong hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước.
Trong đó, tôi đặc biệt quan tâm đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Những dự án luật này không chỉ mang tính thời sự mà còn đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, bởi chúng liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đại biểu Quốc hội Trần Khánh Thu.
Thành công của đợt 1 Kỳ họp thứ 8 có dấu ấn lớn của công tác điều hành linh hoạt, hiệu quả. Với sự nhạy bén và quyết đoán, Đoàn Chủ tịch đã không ngần ngại điều chỉnh chương trình làm việc để dành thời gian hợp lý cho các phiên thảo luận tại tổ, tại hội trường. Đó cũng là thể hiện sự đổi mới trong tư duy về xây dựng pháp luật.
Bên cạnh đó, các phiên chất vấn đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và dư luận. 3 nhóm vấn đề được chọn để chất vấn là những vấn đề rất sát, “nóng” như quản lý thị trường vàng, thị trường ngoại hối, điều hành chính sách tiền tệ hiện nay. Trong đó, có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người dân bị thiệt hại, ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ vừa qua; tình hình về thông tin xấu độc, quảng cáo sai sự thật chưa được kiểm soát tốt, vấn đề về thuốc, thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe người dân… đang được nhiều người dân quan tâm.
Thiên An (Ghi)
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh hai nước cần phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á –Âu, tập trung triển khai các dự án trọng điểm và phát triển các dự án mới để sớm đưa hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư trở thành trụ cột trong hợp tác Việt Nam – Nga.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
(CLO) Ngày 2/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Nhà vua Bỉ Philippe cùng Hoàng hậu Mathilde dự lễ khánh thành Tổ hợp Văn phòng dịch vụ hiện đại tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong do Tập đoàn Hateco và DEEP C đầu tư. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde.