Đội ngũ công chức Kiểm toán Nhà nước không nên quá 2.700 người

Thứ tư, 12/08/2020 19:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kiểm toán Nhà nước nên xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức đến năm 2030 không quá 2.700 người.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030, chiều 12/8

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030, chiều 12/8

Chiều 12/8, tại Phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030.

Một trong những nội dung các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm tại Chiến lược là nguồn nhân lực của Kiểm toán Nhà nước.

Theo đó, tại Tờ trình, Kiểm toán Nhà nước xác định "Nguồn nhân lực của Kiểm toán Nhà nước ổn định từ 2.600-2.700 người, trong đó mỗi Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực khoảng 100-110 người".

Nêu quan điểm về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, hiện nay việc tăng biên chế chưa phù hợp với Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức  và Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Vì vậy, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, trong Chiến lược chỉ nên đưa ra định hướng chung là "về biên chế của KTNN do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và xu hướng phát triển trong từng thời kỳ".

Một số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, với biên chế như hiện nay (khoảng 2.000 người), Kiểm toán Nhà nước đã và đang thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ.

Giai đoạn tới, Kiểm toán Nhà nước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán, tăng cường kiểm toán tại trụ sở Kiểm toán Nhà nước nên không cần tăng biên chế so với hiện nay.

Nhất trí với quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đề nghị, Kiểm toán Nhà nước không nên xác định số lượng biên chế quá cụ thể, mà nên chia mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức Kiểm toán Nhà nước thành hai giai đoạn: 2021 - 2025 và 2026 - 2030, trong từng giai đoạn lại xin ý kiến cụ thể.

Nhất trí sự cần thiết phải tăng nhân lực cho Kiểm toán Nhà nước, song Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý, phải cân nhắc kỹ trên cơ sở Đề án vị trí việc làm, nhu cầu công việc. Hơn nữa, ở giai đoạn trước, Chiến lược Kiểm toán Nhà nước xác định biên chế 3.500 người, thực tế chỉ sử dụng hơn 2.000 người.

Vì vậy, nên xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030 không quá 2.700 người, tùy từng thời điểm sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cấp có thẩm quyền quyết định cụ thể; vừa thực tế, vừa có mục tiêu giới hạn cụ thể.

Về chiến lược phát triển hệ thống tổ chức bộ máy, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí nâng cấp Ban Tài chính thành Vụ Tài chính.

Riêng việc nâng cấp Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thành Học Viện Kiểm toán, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý thành lập, nhưng phải có định hướng, có đủ điều kiện theo đúng quy định của Luật Giáo dục.

Thế Vũ

Tin khác

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức
Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức
Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, báo cáo Thủ tướng giải pháp với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Tin tức
Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

(CLO) Về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý cần phải xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền của các Bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức