(CLO) Trong môi trường thông tin cạnh tranh, nội dung hay chưa đủ, các cơ quan báo chí cần không ngừng đổi mới phương thức chuyển tải, mang đến những trải nghiệm mới cho bạn đọc thông qua các ứng dụng công nghệ số. Để có được các tác phẩm báo chí số, rất cần đội ngũ phóng viên, nhà báo tinh thông nghiệp vụ, sử dụng thành thạo kỹ thuật, ứng dụng tốt công nghệ - điều này rất cần một đội ngũ “nhà báo số”.
Công tác đào tạo báo chí cần phải cải tiến một cách mạnh mẽ
Môi trường truyền thông mới, đặc biệt là việc chuyển đổi số báo chí đòi hỏi phải có cơ chế mới trong việc bồi dưỡng và đào tạo nhà báo. Các phương tiện truyền thông mới có nhiều tính năng, vừa có chữ viết, âm thanh, vừa có hình ảnh, là sự tổng hợp của tất cả các phương tiện truyền thông truyền thống. Đối với nhà báo số hiện nay phải biết ứng dụng các kỹ thuật truyền thông mới, biết quay phim, viết, xử lý âm thanh, hình ảnh, đồng thời phải nắm bắt các kỹ thuật thông tin hiện đại như Skype, MSN, blog, Podcasting...
Bàn về vấn đề này, PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi - Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị trong một Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề " Đào tạo báo chí - truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay" đã đánh giá, mô hình đào tạo nhà báo truyền thống đã trở nên lạc hậu, khó đáp ứng được nhu cầu trong môi trường truyền thông mới.
Chính vì vậy, yêu cầu công tác đào tạo báo chí cần phải cải tiến một cách mạnh mẽ, vừa khoa học, nhưng phải mang tính hệ thống, để thích ứng với nhu cầu của các phương tiện truyền thông đang trong quá trình đổi mới, từ đó đào tạo ra đội ngũ nhà báo số chuyên nghiệp, phù hợp với nhu cầu phát triển và chuyển đổi số báo chí hiện nay.
Theo PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi, nhà báo số với vốn kiến thức toàn diện; kỹ năng nghiệp vụ đa dạng; tư duy sáng tạo kết hợp với năng lực nhạy bén: “học đi đôi với hành”; thích nghi với hoạt động quản lý kinh doanh và truyền thông đa phương tiện. Với những yêu cầu đó đòi hỏi công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cần thay đổi quan niệm và mô hình tổ chức mới có thể giúp nhà báo nâng cao năng lực trong tác nghiệp, thích nghi với xu thế phát triển mới.
Qua khảo sát các cơ sở đào tạo báo chí cũng như các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ có thể thấy, hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ở nước ta chủ yếu chia thành một số các mảng chính như: kỹ năng tác nghiệp cho các loại hình báo chí (viết, biên tập, tổ chức nội dung, ảnh báo chí); quản lý, kinh doanh báo chí truyền thông; mô hình tổ chức tòa soạn; kỹ năng báo chí đa phương tiện; sử dụng truyền thông xã hội cho tác nghiệp báo chí, làm báo bằng các thiết bị di động, xây dựng chiến lược chuyển đổi số báo chí, tòa soạn hội tụ, ứng dụng AI trong tác nghiệp...
Những khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đó phần nào giúp các nhà báo nắm bắt xu thế phát triển của báo chí, đồng thời áp dụng kiến thức mới vào trong quá trình tác nghiệp, tạo môi trường làm báo chuyên nghiệp hơn, đào tạo ra các phóng viên số, nhà báo số.
PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi cho rằng, trong bất cứ môi trường nào, đào tạo đội ngũ người làm báo năng động, giỏi tác nghiệp trong thực tiễn là mục tiêu cao cả của ngành báo chí truyền thông chuyên nghiệp.
Đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí hiện nay, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho nhà báo số đã trở thành con đường phát triển tất yếu, cần chiến lược đào tạo bài bản và lâu dài. Mục đích cuối cùng là đào tạo ra những người làm báo gắn thực tiễn với đời sống báo chí và họ không phải chỉ là “đánh trận trên giấy”, mà cần có vốn kiến thức sâu rộng, kỹ năng tác nghiệp “đa năng”.
Hơn lúc nào hết, hiện nay rất cần đội ngũ giảng viên có kiến thức và kỹ năng tốt, nền tảng tri thức phong phú, nắm bắt các kỹ năng làm báo mới, truyền thông đa phương tiện, sử dụng thành thạo truyền thông xã hội...
"Do đó, ngoài việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo, các cơ sở đào tạo cũng cần dành thời gian nhất định để nâng cao kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên trong trường đại học, định vị hướng phát triển cho ngành báo chí, khuyến khích các giảng viên tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn tại các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí", PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.
Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị cho biết, trong thời đại truyền thông hội tụ và chuyển đổi số báo chí, các cơ quan báo chí phải sử dụng mạng xã hội để thiết lập và vận hành các trang blog, sử dụng Twitter để update thông tin ở thời điểm thực tế, sử dụng Facebook để post các bài viết và video, sử dụng Delicious để lưu trữ bài viết, sử dụng Flickr để chia sẻ hình ảnh và sử dụng YouTube để chia sẻ video đã trở thành những kiến thức cơ bản mà các phóng viên, nhà báo số cần nắm bắt, trong khi các hình thức và phương pháp này lại không được giảng dạy trong các chương trình đào tạo báo chí truyền thống.
Chương trình đào tạo là yếu tố then chốt dẫn đến thành công
PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi đánh giá, đào tạo nhà báo số có kỹ năng “đa phương tiện” là lựa chọn tất yếu của các cơ quan báo chí hiện nay. Lâu nay, khung chương trình đào tạo báo chí của nước ta vẫn lấy nhu cầu của các cơ quan báo chí truyền thông làm nền tảng, ví dụ chuyên ngành báo chí truyền thống chủ yếu đào tạo phóng viên chuyên tác nghiệp cho báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử...
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội, các phương tiện truyền thông truyền thống từng bước chuyển sang mô hình số hóa, sự khác biệt các “phương tiện truyền thông” đã bị phá vỡ, do đó, xây dựng một chương trình bồi dưỡng mới phù hợp với sự phát triển của truyền thông hội tụ đã trở thành bài toán quan trọng của các cơ sở đào tạo báo chí hiện nay trên thế giới.
"Đứng trước những thay đổi khách quan của sự phát triển hội tụ giữa các phương tiện truyền thông mới và các phương tiện truyền thông truyền thống, việc hợp nhất nguồn tài nguyên đào tạo, quy hoạch, xây dựng lại module chương trình, từ đó bồi dưỡng một đội ngũ nhà báo số “đa kỹ năng” là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh chuyển đổi từ kỷ nguyên in ấn sang kỷ nguyên số", Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị nhận định.
Trong kỷ nguyên số, các cơ sở đào tạo báo chí cần trang bị các studio chuyên dành cho truyền hình, biên tập báo in, studio phim tài liệu hay studio cho MC... Mỗi studio có nét đặc sắc riêng, song chúng có thể hỗ trợ lẫn nhau, hình thành thế mạnh tương tác, đáp ứng nhu cầu giảng dạy báo chí truyền thông số. Được đào tạo trong các studio có thể tạo ra môi trường học tập tốt nhất vì có sự tương tác, tiếp cận với thực tiễn cho học viên, họ được làm mẫu và mô phỏng ở các khâu, từ đơn giản đến phức tạp.
Ngoài ra, để xây dựng mô hình đào tạo nhà báo số “đa kỹ năng” phù hợp với nhu cầu phát triển của truyền thông số hiện nay, không những chúng ta phải hiểu được những thay đổi của ngành báo chí truyền thông hiện đại, nắm bắt xu thế phát triển của nó, trên cơ sở đó cần mạnh dạn cải cách vấn đề xây dựng chương trình, mô hình đào tạo và phương pháp giảng dạy.
"Hiện nay, chúng ta đã đổi mới công tác giảng dạy, để thích ứng với những thách thức mà truyền thông số đặt ra. Chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp hay không, hiệu quả của mô hình đào tạo như thế nào... luôn là vấn đề mà chúng ta phải quan sát, kiểm nghiệm, thảo luận và cải tiến, chính vì thế nhiệm vụ đổi mới chương trình đào tạo luôn là yếu tố then chốt để dẫn đến thành công", PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.
(CLO) Trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Sultan Al-Marshad, Giám đốc Điều hành Quỹ Phát triển Saudi Arabia (SFD) cam kết sẽ dành nguồn lực nhiều hơn nữa cho các dự án tại Việt Nam và khẳng định vinh dự được trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam; cho biết tháng 12 sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để tiếp tục tìm hiểu, triển khai các dự án hợp tác cụ thể.
(CLO) Công trình cầu bê tông sông Yun (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng 32 năm, cơ quan chức năng đã đặt biển hạn chế tải trọng 20 tấn. Tuy nhiên, mỗi ngày cây cầu này liên tục “gồng gánh” hàng trăm lượt xe có tải trọng lớn qua lại.
(CLO) Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã bỏ phiếu cho bà Kamala Harris của Đảng Dân chủ, người theo các cuộc thăm dò cho thấy đang đua tranh sít sao với ông Donald Trump từ Đảng Cộng hòa để vào Nhà Trắng vào ngày 5/11 tới.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Chính phủ đề xuất đưa trở lại hợp đồng BT; Nhiều căn cứ cho thấy tác hại khủng khiếp của thuốc lá điện tử; Để trở thành ngôn ngữ thứ hai, tiếng Anh cần là môn thi của kỳ tuyển sinh lớp 10...
(CLO) Ngày 30/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
(CLO) Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã nghe báo cáo và thảo luận của các sở, ban, ngành về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại 5 dự án đầu tư chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng.
(CLO) Tổng thống Syria Bashar Assad vẫn im lặng về cuộc xung đột của Israel với nhiều quốc gia Trung Đông, nhưng các cuộc tấn công của Israel vào Iran có thể buộc ông phải mở một mặt trận mới để tìm "lối thoát".
(CLO) Công an tỉnh Trà Vinh xác định, 5 cán bộ nguyên là lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ được giao nhiệm vụ đăng ký xe tại Phòng CSGT thực hiện hành vi vi phạm bằng cách sử dụng tài khoản đăng ký xe cá nhân hoán đổi biển số theo nhu cầu của người dân đăng ký xe.
(CLO) Nhờ sự thành công vượt bậc của TikTok trên toàn cầu, ông Trương Nhất Minh, đồng sáng lập công ty ByteDance - công ty mẹ của TikTok, đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc.
(CLO) Chiều 30/10/2024, tại Hà Nội, Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tổ chức Họp báo giới thiệu thông tin về nội dung các hoạt động diễn ra tại Lễ hội.
(CLO) Tháng 11 chỉ còn cách vài ngày nữa, nhưng ngọn núi Phú Sĩ biểu tượng của Nhật Bản vẫn chưa có tuyết, đánh dấu ngày muộn nhất chưa có tuyết rơi kể từ khi bắt đầu ghi chép cách đây 130 năm.
(CLO) Nhấn mạnh nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Công ty SALIC sớm đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, hợp tác về giống, công nghệ, phân bón, thức ăn, thị trường, nhất là trong ngành thực phẩm Halal.
(CLO) Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã phát hiện chính xác nơi ở của Võ Đức Bảy tại một khu vực hẻo lánh thuộc tỉnh Bình Phước, gần biên giới với Campuchia nên đã phối hợp bắt giữ.
(CLO) Sáng 30/10, ông Nguyễn Khắc Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp Ban tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024.
(CLO) Mối quan hệ báo chí và doanh nghiệp từ lâu đã được nhận định là không thể tách rời vì sự phát triển bền vững. Báo chí luôn phát huy sự tiên phong đồng hành cùng doanh nghiệp, lan toả đa dạng những giá trị kinh tế, tinh thần khởi nghiệp và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
(CLO) Với 75% số phiếu đồng ý, Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) đã tái đắc cử ủy viên Hội đồng điều hành Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU) nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(CLO) Chiều 29/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024.
(CLO) Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) vừa có thông báo về việc ban hành văn bản yêu cầu Công ty iQIYI (Trung Quốc) tuân thủ nghiêm quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên nền tảng xuyên biên giới iQIYI.
(CLO) Ngày 29/10, hơn 30 nhà báo, người làm truyền thông đến từ 20 cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông trung ương và địa phương đã tham dự tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái và bạo lực trên không gian mạng.
(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông.
(CLO) Chiều 27/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ban Liên lạc cựu học viên Việt Nam của Viện FOJO tổ chức buổi gặp mặt, trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông cho các nhà báo Thụy Điển và tri ân các cán bộ tham dự Dự án “Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam” giai đoạn 1997 - 2014.
(CLO) Ngày 27/10, tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp với Đài Tiếng nói Indonesia (VOI) tổ chức buổi tọa đàm “Kết nối Việt Nam với thế giới”.
(CLO) Ngày 27/10, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai, Kon Tum tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho 90 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 5 tỉnh này.