(NB&CL) Năm 2022 đã qua đi, khép lại một năm với nhiều sự kiện văn hóa lớn, nhỏ được tổ chức trên khắp cả nước. Ðộng lực từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 2 đã thúc đẩy những hoạt động VH-NT sôi nổi, phản ánh bức tranh văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Những chuyển động tích cực từ Hội nghị văn hóa toàn quốc
Năm 2022 là năm đầu tiên ngành văn hóa triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XIII về văn hóa và Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 2 (tháng 11/2021). Có thể nói, Hội nghị đã đề cập đến mọi ngóc ngách của đời sống văn hóa, chỉ ra những vấn đề cấp thiết, nóng hổi nhất về văn hóa, vừa định hướng cho cả công tác quản lý, hoạch định chính sách, vừa tạo động lực, niềm tin để chính những người làm nghệ thuật cảm thấy vững tâm, tiếp tục cống hiến, gắn bó với nghề.
Trên tinh thần đẩy mạnh định hướng và tuyên truyền, xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa, con người văn hóa; bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, di sản, di tích lịch sử văn hóa; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân; xây dựng ngành công nghiệp văn hóa; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa… một năm qua, ngành văn hóa đã có những thay đổi tích cực, mang hơi thở và diện mạo mới từ động lực của Hội nghị Văn hóa toàn quốc.
Nhiều sự kiện văn hóa được tổ chức, việc kết nối giao lưu nhân dân được đẩy mạnh… mang lại bầu không khí vui tươi, phấn khởi sau một thời gian dài các hoạt động văn hóa - nghệ thuật gần như bị “đóng băng” để ưu tiên cho việc chống dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Không khí văn hóa không chỉ dừng ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, mà các địa phương khác nhau cũng tổ chức nhiều lễ hội, liên hoan, sự kiện tôn vinh văn hóa của mình. Sự kiện đón nhận bằng UNESCO ghi danh nghệ thuật Xòe Thái và thực hành Then tại Yên Bái và Tuyên Quang mang đến niềm tự hào về nền văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số Tây Bắc, góp phần vào bức tranh văn hóa đa màu sắc, tạo nên tình đoàn kết từ những giá trị di sản dân tộc. Các lễ hội du lịch ở nhiều địa phương trên cả nước cho thấy những nét quyến rũ riêng, để người dân thêm tự hào về văn hóa dân tộc, và từ đó thêm yêu đất nước tươi đẹp.
Màn biểu diễn nghệ thuật hoành tráng tại buổi lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại . Nguồn: baodantoc.vn
Bên cạnh đó, hàng chục diễn đàn, hội thảo và tọa đàm lớn về văn hóa - nghệ thuật được tổ chức, rồi hàng trăm triển lãm, liên hoan phim và nhiều lễ kỷ niệm lớn diễn ra không chỉ làm sôi động đời sống văn hóa mà còn thúc đẩy sự quan tâm của người dân, công chúng tới văn hóa, thôi thúc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, hướng tới chấn hưng văn hóa dân tộc như mục tiêu đề ra trong nhiệm vụ trọng tâm của công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngoài ra, năm 2022 ghi nhận nhiều điểm sáng trong hoạt động sáng tác nghệ thuật mang hơi thở của thời cuộc, phản ánh đời sống văn hóa tinh thần phong phú của nhân dân ở mọi miền của Tổ quốc. Nhiều tác phẩm nghệ thuật mới, có giá trị ra mắt công chúng ở các lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật, văn học…
Sân khấu nghệ thuật truyền thống trở lại nhưng còn lắm nỗi lo
Hòa cùng bầu không khí lễ hội tưng bừng trên cả nước, các sân khấu nghệ thuật đánh dấu sự trở lại sau một thời gian chìm lắng bởi đại dịch COVID-19 với nhiều hoạt động tích cực. Tuy nhiên, đằng sau các sự kiện liên hoan nghệ thuật toàn quốc, các loại hình sân khấu truyền thống còn đó không ít lo lắng và trăn trở từ chính những hoạt động bề nổi ấy.
Giữa tháng 5/2022, Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc năm 2022 được tổ chức, khép lại quãng thời gian hơn 2 năm vô cùng khó khăn khi sân khấu bị đóng cửa, tắt ánh đèn, các nghệ sĩ không được tham gia tập luyện và biểu diễn. Liên hoan với sự góp mặt của gần 600 nghệ sĩ, diễn viên từ 11 đơn vị nghệ thuật Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp trên cả nước, đã đem đến 16 vở diễn chất lượng phục vụ công chúng.
Được đánh giá là thành công nhưng Liên hoan sân khấu Tuồng và Dân ca kịch năm nay bộc lộ nhiều hạn chế. Điều trăn trở lớn nhất của nghệ thuật Tuồng hiện nay là thiếu diễn viên trẻ, vắng bóng nguồn kế cận. Nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên là chế độ, chính sách cho nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống còn quá thấp so với những ngành, nghề khác.
Chia sẻ về điều này, NSND Bạch Hạc trải lòng: “Nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống chịu nhiều thiệt thòi, dù là những người giữ nét tinh hoa văn hóa của dân tộc nhưng khán giả không mấy quan tâm. Hai năm nay, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến các nhà hát không có lịch diễn, lương thấp, nghệ thuật truyền thống kén người xem nên không bán được vé, nay lại phải tự chủ tài chính khiến càng khó khăn”. Thậm chí, ngay cả trong thời gian diễn ra Liên hoan, các đoàn đều không thể ở lại lâu để xem các đội bạn biểu diễn, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm... bởi không đủ kinh phí.
Chèo cũng đánh dấu sự trở lại với công chúng và người hâm mộ bằng Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022 được tổ chức tại Hà Nam vào giữa tháng 10/2022. Với sự góp mặt của gần 1.500 diễn viên của 16 đoàn nghệ thuật, 27 vở diễn được biểu diễn trong suốt 16 ngày thực sự là ngày hội của những người yêu Chèo.
May mắn hơn Tuồng, điều đọng lại sau Liên hoan lần này là sự xuất hiện của những cây bút mới. Tuy trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, nhưng các tác giả tỏ ra khá vững vàng trong việc viết kịch bản thuần chèo. Chẳng hạn như tác giả Mai Văn Sinh lần đầu trình làng liên hoan chèo với 3 vở diễn, trong đó có hai vở chuyển thể, một vở viết kịch bản chèo và cả 3 vở của cây bút trẻ này đều được đánh giá rất cao. Hay tác giả Nguyễn Đức Minh, giảng viên Trường Đại học Thủy lợi rẽ ngang sang học viết lời mới, học viết kịch bản chèo, đã cho ra mắt kịch bản, kịch bản chuyển thể cũng rất thuần chèo.
Cảnh trong vở “Cánh cò trong bão” tại Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc năm 2022 - Ảnh: NTBD
Ngoài ra, Liên hoan Chèo năm 2022 cũng ghi nhận sự trẻ hóa lực lượng diễn viên. Theo đánh giá, nhiều diễn viên trẻ lần đầu được đóng vai chính tại Liên hoan toàn quốc tỏ ra khá vững vàng, tự tin thể hiện vai nhân vật trên sân khấu. Hát ngọt, hát hay, hát say lòng người. Có thể điểm tên những nghệ sĩ trẻ tài năng như Nhật Hóa (Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa), Quang Dương, Hồng Thắm, Trúc Mai, Đào Dũng (Nhà hát Chèo Hà Nội), Thanh Huấn, Quỳnh Sen (Nhà hát Chèo Quân đội), Vũ Thanh Tuấn, Lê Kiên (Đoàn Chèo Hải Phòng), Thục Hiền (Nhà hát Chèo Việt Nam), Chí Linh, Thanh Phúc (Nhà hát Chèo Hải Dương)...
Nhiều điểm sáng đáng mừng là thế nhưng Chèo cũng rơi vào hoàn cảnh chung với Tuồng và Dân ca kịch ở vấn đề tài chính. Trong một chia sẻ, nhà soạn giả Mai Văn Lạng thổ lộ: vé giờ khó bán, tài trợ cũng chỉ một vài nơi… sân khấu chèo vốn dĩ khó khăn, giờ lại càng khó khăn. Lương các nghệ sĩ quá thấp, họ phải bươn chải nhiều công việc. Đây là tình trạng chung nhiều năm nay. Một năm hai lần xin kinh phí của tỉnh, của Trung ương dựng vở theo kế hoạch rồi chỉ diễn vài hôm.
Câu chuyện của Tuồng và Chèo cũng chính là trăn trở của Cải lương. Là một trong những trụ cột của sân khấu nghệ thuật truyền thống Việt Nam, nhưng cũng phải hơn 3 năm Cải lương mới lại tổ chức Liên hoan toàn quốc tại Long An vào tháng 11/2022. Quy tụ gần 1.000 diễn viên, nhạc công, nhân viên hậu đài của 22 đoàn nghệ thuật trong và ngoài công lập cùng 27 vở diễn, Liên hoan năm nay được ví như cú hích đối với các nghệ sĩ, diễn viên hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp sau một thời gian nhiều người lo lắng “cải lương đang ngắc ngoải”. Song, những vấn đề phía sau sân khấu như bán vé, nguồn diễn viên kế cận, sự quan tâm của công chúng… để lại nhiều suy tư, trăn trở của các nhà quản lý cũng như chính những nghệ sĩ.
Điện ảnh Việt báo động đỏ
Sau thành công vang dội trong năm 2019 với 41 tác phẩm ra rạp và đạt doanh thu 4.100 tỷ đồng, không ít người kỳ vọng điện ảnh Việt Nam sẽ trở thành “Hàn Quốc mới” trong bức tranh ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu. Thế nhưng sự lạc quan của giới mộ điệu nhanh chóng rơi vào thất vọng, hụt hẫng bởi hàng chục tác phẩm ra đời có chất lượng thảm họa, doanh thu bết bát thời gian gần đây.
Với số lượng phim dồi dào và đa dạng thể loại, phim Việt tưởng như sẽ bước vào năm 2022 với hy vọng chuyển mình sau hơn một năm “chết lâm sàng” vì đại dịch. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng phim nội địa ngày càng khiến khán giả ngán ngẩm. Doanh thu phòng vé vì thế cũng tỷ lệ thuận với thất bại của phim Việt.
Một cảnh trong “578: Phát đạn của kẻ điên” – bộ phim hoa hậu H’Hen Niê tham gia đóng. Ảnh: NSX
“Tính đến cuối tháng 10/2022, có 27 phim Việt được phát hành, nhưng chỉ có 7 phim trong đó đạt doanh thu khả quan, gồm những cái tên: Nghề siêu dễ, Nhà không bán, Chuyện ma gần nhà, Chìa khóa trăm tỷ, Dân chơi không sợ con rơi, Đêm tối rực rỡ, Em và Trịnh. Còn lại, tất cả đều rơi vào cảnh thua lỗ đến lỗ nặng”, ông Thái Dương - Trưởng phòng Marketing của Lotte Cinema chia sẻ về phim Việt 2022.
Điều đáng nói, rất nhiều bộ phim được tiết lộ đầu tư “khủng”, rồi có sự góp mặt của nhiều diễn viên đình đám hay cả hoa hậu, nhưng kết quả thu lại vô cùng khiêm tốn, lỗ nặng như: “578: Phát đạn của kẻ điên” (60 tỷ đồng), “Kẻ thứ ba” (33 tỷ đồng) và “Maika - cô bé đến từ hành tinh khác” (30 tỷ đồng)… Thậm chí, nhiều bộ phim phải ngừng công chiếu chỉ sau ít ngày phát hành.
Có nhiều nguyên nhân khiến phim Việt thất bại trong năm qua, trong đó điều đầu tiên phải kể đến chất lượng kém của các sản phẩm ra rạp. Lâu nay, phim Việt vẫn bị đánh giá thấp ở nội dung. Điều này xuất phát từ thực tế điện ảnh nước nhà thiếu đội ngũ biên kịch đủ giỏi để cho ra đời những kịch bản hấp dẫn. Thế nên phần lớn tác phẩm ra rạp không mang lại nhiều sự mới mẻ cho người xem. Nhiều bộ phim có ý tưởng cũ kỹ, mắc nhiều lỗi về lời thoại, tình tiết lẫn cách xây dựng nhân vật không hợp lý. Có những dự án điện ảnh còn gây sốc bởi phần hình thức quá tệ.
Bộ phim "Virus cuồng loạn" là ví dụ điển hình. Thất bại của bộ phim này xuất hiện ngay từ giai đoạn quảng bá khi những hình ảnh như poster phim, trailer đến tạo hình nhân vật đều được thực hiện sơ sài, không đạt chuẩn để chiếu rạp. Nhưng so với Virus cuồng loạn, bộ phim "Huyền sử vua Đinh" còn mang tới đỉnh điểm của sự thất vọng. Có quá nhiều chi tiết khiến khán giả khó chấp nhận như: các diễn viên hóa thân thành người già bằng cách đeo râu giả, chất lượng đạo cụ hóa trang không đạt yêu cầu, tạo hình nhân vật chính - vua Đinh Bộ Lĩnh (diễn viên Anh Tài) - không toát lên vẻ oai hùng, trang nghiêm…
Vì những lẽ đó mà “Huyền sử vua Đinh" (đạo diễn Anthony Võ) ghi nhận mức doanh thu thấp kỷ lục, với chỉ 42 triệu đồng (theo thống kê từ Box Office Vietnam) sau một tuần công chiếu. Trước đó, “Virus cuồng loạn" (đạo diễn Nguyễn Ngọc Nhất Duy) cũng ế ẩm tại phòng vé khi chỉ đạt tổng doanh thu hơn 157 triệu đồng so với kinh phí công bố gần 8 tỷ đồng.
Ngoài hai bộ phim nêu trên, có thể điểm mặt nhiều dự án “thảm họa” khác như “Cù lao xác sống”, “Mười 2”, “Duyên ma”… Chất lượng thảm họa, khán giả quay lưng, điện ảnh Việt Nam đã phải trải qua năm 2022 thất bại và thất vọng.
Muôn màu giải trí Việt
Năm 2022 chứng kiến nhiều hoạt động giải trí sôi nổi trên khắp cả nước. Trạng thái bình thường mới tạo điều kiện cho nhiều ca sĩ trở lại thực hiện những show ca nhạc hoàng tráng như: Mỹ Tâm, Bằng Kiều, Thanh Lam, Mỹ Linh…
Mỹ Tâm bùng nổ với hàng chục ngàn khán giả trong liveshow cá nhân có quy mô lớn. Nguồn: thanhnien.vn
Cũng trong thời gian qua, khán giả yêu nhạc Việt Nam được đón nhận nhiều album ra đời, với những sản phẩm âm nhạc có chất lượng cùng tư duy âm nhạc mới mẻ, đa dạng phong cách của các nghệ sĩ trẻ. Những ca khúc, album hay Ep-album (album nhỏ) mới của Vũ, Hoàng Dũng, Hoàng Thuỳ Linh, Phúc Du, Min, Bùi Lan Hương, Đen Vâu… tạo nên sự sôi động của thị trường âm nhạc Việt. Điểm nổi bật là nhiều album, MV ca nhạc được đầu tư bài bản, thể hiện sự chuyên nghiệp trong sáng tác cũng như biểu diễn. Điều này cho thấy sự thay đổi trong tư duy sản xuất âm nhạc và ra mắt sản phẩm. Khán giả yêu nhạc Việt Nam có thể hy vọng vào một thị trường âm nhạc sôi động và chuyên nghiệp hơn từ các nghệ sĩ trong thời gian tới.
Năm 2022, trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, người ta cũng không thể không nhắc tới các cuộc thi hoa hậu, khi sân chơi nhan sắc nở rộ như “nấm mọc sau mưa”. Thống kê cho thấy, có tới 22 cuộc thi hoa hậu lớn được cấp phép, chưa kể các cuộc thi người đẹp, hoa khôi ở nhiều khu vực dẫn đến nhiều cuộc thi có chất lượng thấp, làm giảm giá trị của chính tên gọi các cuộc thi.
Ngoài những tín hiệu tích cực thì làng giải Việt cũng chứng kiến không ít scandal gây chấn động và những ồn ào này làm ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Có thể điểm tên những lùm xùm đáng chú ý trong năm 2022 như: Ca sĩ Hiền Hồ bị phanh phui cặp kè đại gia U60 đã có gia đình; Phương Thanh và Doãn Chí Kiên công khai hẹn hò và chiêu trò PR sản phẩm mới; bê bối của Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh; diễn viên Phương Oanh và Shark Bình công khai hẹn hò…
Năm 2022 khép lại, cả nước chuẩn bị bước vào năm mới 2023 với nhiều kỳ vọng. Đội ngũ những người làm văn hóa cũng đang háo hức đổi mới với nhiều ấp ủ, dự định, để văn hóa đồng hành với sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới, ở đó, văn hóa được đặt ở vị trí trung tâm, tạo nên sự tự tin cho dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Theo thống kê của Công an TP HCM, trên địa bàn TP HCM hiện còn 1.046 cơ sở, với 9.570 phòng trọ còn tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, có 209 cơ sở đã tự dừng hoạt động.
(CLO) Trong hai ngày 3-4/4, quận Đống Đa tổ chức hội nghị công khai lấy ý kiến về đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam và vùng phụ cận.
(CLO) Ngày 3/4, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã công bố bảng xếp hạng bóng đá nam thế giới mới nhất. Đội tuyển Việt Nam có bước tiến mới khi nhảy vọt để tiệm cận top 100 thế giới.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
(CLO) Viện nghiên cứu Garo Sero (Hoverlab) vừa công bố thêm bằng chứng liên quan đến cáo buộc nam diễn viên Kim Soo Hyun hẹn hò với Kim Sae Ron từ khi cô mới 15 tuổi.
(CLO) Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được các địa phương tích cực triển khai. Tính đến hết ngày 2/4, toàn tỉnh đã có 82,36% số hộ đã khởi công xây mới, sửa chữa nhà ở.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 02/04, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.