Đối thoại hôm nay, xây khát vọng tương lai!

Thứ năm, 11/03/2021 09:18 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hơn bao giờ hết, vấn đề bản lĩnh chính trị quốc gia, định vị tập trung ở bản lĩnh chính trị, văn hóa chính trị của đội ngũ lãnh đạo quốc gia, giữ vai trò tiên phong và cực kỳ quan trọng.

Đối thoại, lắng nghe để cùng hành động, cùng chung tay xây dựng đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu” vào năm 2045 - nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hiện thực hóa di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, là mục tiêu của “Đối thoại 2045” - cuộc gặp mặt các doanh nhân, trí thức tiêu biểu do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì ngày 6/3 vừa qua. Trong 5 năm qua, khát vọng đó đã được khơi dậy mạnh mẽ, đi cùng một niềm tin mãnh liệt, như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định: “Chưa bao giờ đất nước ta có một cơ đồ, vị thế như ngày hôm nay”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp mặt các doanh nhân, trí thức tiêu biểu với chủ đề “Đối thoại 2045”. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp mặt các doanh nhân, trí thức tiêu biểu với chủ đề “Đối thoại 2045”. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

1. Bày tỏ về khát vọng xây dựng một Việt Nam hùng cường, doanh nhân Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng cho hay, để tạo ra sự tăng trưởng thần kỳ từ nay đến 2045, nhiều người đang nói đến việc phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển, khẳng định hơn lúc nào hết đất nước Việt Nam, từng người dân cần chung khát vọng lớn đưa đất nước trở nên hùng cường. Ông Trương Gia Bình nhấn mạnh, khát vọng không phải trên giấy mà phải chuyển sang doanh nghiệp, sang từng người dân, cùng mơ ước có những phát minh sáng chế cả thế giới cần và sử dụng… Và để có khát vọng đó, chúng ta cần một niềm tin lớn của người dân vào Chính phủ, niềm tin của Chính phủ với người dân. Chính phủ tin tưởng vào cộng đồng doanh nghiệp, là bà đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Đó là niềm tin Việt Nam trở thành quốc gia tận dụng tốt cơ hội, hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Vì vậy, tại “Đối thoại 2045”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chúng ta thống nhất doanh nghiệp là trụ cột của nền kinh tế quốc gia, trụ cột càng lớn thì dân càng giàu, nước càng mạnh và sự tự cường càng lớn”; đồng thời đặt ra yêu cầu, mục tiêu của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận mà phải sáng tạo giá trị cho xã hội, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của đất nước.

Để “trụ cột của nền kinh tế” lớn mạnh, cộng đồng doanh nghiệp cũng nêu 5 vấn đề lớn. Đó là chuyển đổi số quốc gia phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. Thể chế cũng cần đổi mới, trở thành “bà đỡ” cho doanh nghiệp và đất nước. Cơ hội phát triển được trao cho mọi loại hình doanh nghiệp, trong đó kinh tế tư nhân là một trong những thành phần quan trọng. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển cần được chú trọng, đi liền với khởi nghiệp sáng tạo, bảo vệ môi trường, “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Và cuối cùng là, phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa.

Đó cũng là những mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đang kiên trì, bền bỉ thực hiện. Từ các chủ trương, đường lối của Đảng đến chính sách của Nhà nước, cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh luôn là mục tiêu “không có điểm dừng”; không chỉ bảo đảm sự ổn định của kinh tế vĩ mô, minh bạch hóa chính sách, mà còn mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội tham gia của doanh nghiệp. Cùng với đó, phong trào khởi nghiệp tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ thông qua chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa, mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, tính tự chủ... Song có lẽ, tinh thần đồng lòng, quyết tâm, khát vọng cần nhân lên hơn nữa, không chỉ giữa Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương với doanh nghiệp mà phải của toàn xã hội và thấm vào từng người dân.

2. Khát vọng xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, giàu mạnh đã được hun đúc qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong mắt cộng đồng quốc tế, Việt Nam là câu chuyện thành công của thế giới về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Hơn 45 năm đất nước hòa bình, thống nhất và 35 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam từ một quốc gia nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ hơn 60% xuống còn dưới 3%. Nền kinh tế liên tục có mức tăng trưởng cao trong khu vực. Quy mô nền kinh tế hiện nay tăng hơn 40 lần so với năm 1990. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 100 USD trước năm 1990 lên gần 2.800 USD. Mới đây nhất, Việt Nam đã lần đầu tiên lọt nhóm nền kinh tế có “Chỉ số tự do kinh tế ở mức trung bình”, trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90/178 nền kinh tế trong bảng xếp hạng năm 2021, do Quỹ Di sản (Heritage Foundation) của Mỹ công bố. Nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn hình thành, sẵn sàng bước ra “sân chơi” khu vực và thế giới bằng khát vọng “sánh vai với các cường quốc năm châu”… Những thành tựu của công cuộc đổi mới cùng tinh thần đoàn kết, khát vọng và niềm tin đã giúp đất nước ta vượt qua nhiều thách thức.

Năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia tăng trưởng dương. Cộng đồng quốc tế cũng đánh giá cao chính sách chống dịch hiệu quả, “không để ai bị bỏ lại phía sau” của Việt Nam.

Tuy nhiên, chặng đường 25 năm hiện thực hóa mục tiêu “sánh vai với các cường quốc năm châu” sắp tới vẫn còn vô vàn khó khăn. Việt Nam phấn đấu đến năm 2045 “trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Theo các chuyên gia kinh tế, thu nhập cao có nghĩa là thu nhập bình quân đầu người tối thiểu đạt 20.000 USD/năm. Như vậy, Việt Nam phải tăng trưởng bình quân 7,5-8%/năm từ nay đến năm 2045. Phải có khát vọng cháy bỏng mới đạt được tốc độ tăng trưởng đó. Và cũng phải có sự nỗ lực, sáng tạo không ngừng để hiện thực hóa mục tiêu đó.

3. Năm 2020 thật kỳ diệu khi người Việt cùng nhau đi qua mọi sóng gió bằng sự lạc quan và sẻ chia. Thế giới đã nhìn thấy Việt Nam là vùng đất của những anh hùng. Nơi đây, những Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh v.v… và hàng ngàn ngôi đền của những vị thánh, những bậc hiền nhân, những vị tướng kiệt xuất, danh nhân văn hóa lớn của dân tộc. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử đã tôi luyện cho dân tộc Việt Nam bản lĩnh và ý chí sắt đá. Tổ tiên chúng ta từ thời các Vua Hùng dựng nước, trải qua bao triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê… cho đến thời đại Hồ Chí Minh, đã đương đầu với vô vàn thử thách. Ông cha ta từ việc chinh phục được những vùng dữ, rừng thiêng nước độc, chế ngự thiên nhiên, đến việc đẩy lùi ách xâm lăng của các thế lực phong kiến, rồi đến sự đô hộ của thực dân, đế quốc; không thử thách nào mà dân tộc ta không thể vượt qua.

Báo Công luận

Những thế hệ người Việt Nam hôm nay có trách nhiệm làm cho Việt Nam trở nên hùng cường, biến những ước mơ, khát vọng trở thành hiện thực. Chúng ta không còn những vùng đất hoang để khai phá như tổ tiên, nhưng vẫn còn những bầu trời lớn, những vùng biển sâu, những lĩnh vực mới đang chờ được khám phá, những câu chuyện thành công ly kỳ. Đất nước và dân tộc ta đang đứng trước những thời cơ và vận hội mới. Đó chính là tầm nhìn chiến lược, quyết sách kiên định kết tinh phẩm giá, cốt cách và cương lĩnh hành động đổi mới của dân tộc ta, một cách kiên định, sáng tạo và tràn đầy khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, trong nửa đầu thế kỷ XXI.

Hơn bao giờ hết, vấn đề bản lĩnh chính trị quốc gia, định vị tập trung ở bản lĩnh chính trị, văn hóa chính trị của đội ngũ lãnh đạo quốc gia, giữ vai trò tiên phong và cực kỳ quan trọng. Nó là sự kết tinh và hội tụ ở đó không chỉ trách nhiệm chính trị, trí tuệ, sự tinh tế, tinh thần dân tộc, mà thấm đẫm cả lương tri, sự khoan dung và chủ nghĩa nhân văn, mang hồn cốt, tinh hoa, khí phách của văn hóa truyền thống và hiện đại của Việt Nam trong tầm nhìn toàn cầu, mà hạt nhân trung tâm là lợi ích quốc gia - dân tộc là trên hết, dưới ngọn cờ của Đảng.

Khánh An

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn