(CLO) Tết Nào Pê Chầu có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vạn vật hữu linh của đồng bào dân tộc Mông.
Tại không gian Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên vừa tổ chức các hoạt động tái hiện tết Nào Pê Chầu.
Người Mông sinh sống ở hầu khắp các địa phương của tỉnh Điện Biên, nhưng tập trung nhiều nhất ở các Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo, Mường Ảng, Nậm Pồ. Bất kể địa bàn cư trú nào, họ luôn chú trọng tổ chức tết Nào Pê Chầu - một nét đẹp cổ truyền.
Tết Nào Pê Chầu có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vạn vật hữu linh của đồng bào Mông. Trong một năm người Mông có rất nhiều lễ, ứng với tiết trời và mùa vụ khác nhau, nhưng trọng đại nhất vẫn là Tết cổ truyền Nào Pê Chầu. Tết bắt đầu cho năm mới, với hy vọng mọi sự may mắn, tốt lành và một tương lai tốt đẹp hơn.
Đối với người Mông, hàng năm sau khi thu hoạch mùa màng, cuối tháng 11 âm lịch, cơ bản mọi việc đã hoàn tất, hoa đào bắt đầu khoe sắc, hoa mơ nở trắng rừng cũng là lúc hết tháng 12 (theo cách tính âm lịch riêng của người Mông, thường sớm hơn tết Nguyên Đán một tháng) thì người Mông tổ chức ăn tết cổ truyền Nào Pê Chầu.
Nghi lễ của tết này thường diễn ra từ 10 đến 15 ngày với phần lễ và hội. Riêng phần lễ diễn ra từ chiều 30 cho đến hết chiều mùng 3 tết, các nghi lễ này chủ yếu diễn ra tại các gia đình, trưởng dòng họ. Còn phần hội diễn ra tại sân của bản cho đến hết Tết.
Để chuẩn bị các mâm cúng trong tết Nào Pê Chầu, các gia đình phải có đủ các đồ lễ là lợn, gà, bánh trái, hương hoa…
Lợn được các gia đình nuôi từ đầu năm đợi đến tết mới thịt, một phần thịt để dâng cúng và có thịt ăn tết. Người Mông thường chế biến món thịt sấy, thịt mỡ ngâm muối treo gác bếp dùng làm thực phẩm ăn lâu dài. Gà là vật dâng cúng chính trong các nghi thức cúng; ngoài ra có bánh dày được làm từ gạo nếp nương thơm dẻo được trồng ở mảnh đất tốt, để giã được bánh dày thơm ngon thì thóc nếp được chọn phải là nếp vùng cao không pha tạp.
Mâm lễ tết của đồng bào Mông cũng không thể thiếu trứng gà. Theo quan niệm của người Mông, trứng gà tượng trưng cho sự sống, sinh sôi nảy nở. Dịp Tết, người Mông lấy trứng làm đồ lễ dâng gọi các hồn vía con cháu trong nhà, cùng với hồn vía của các loại nông sản và vật nuôi về với thân chủ và gia đình để cùng ăn tết.
Cũng không thể thiếu là hương dùng để thắp lên khi làm các nghi lễ thờ cúng. Hương được đồng bào làm từ một loại cây rừng có tên gọi là lộng xeng. Cây lộng xeng sau khi lấy từ rừng về đem phơi khô, dùng cối giã thành bột mịn và trộn thêm tro bếp theo tỷ lệ một chậu bột cây lộng xeng trộn với 1 bát tro bếp. Hỗn hợp bột sẽ được se vào tăm hương.
Ngoài ra, trong các nghi thức cúng lễ, người Mông thường lấy giấy dó cắt thành các mảnh to bằng bàn tay, sao cho đều nhau để làm tiền âm phủ, sau đó sẽ đốt khi các nghi thức cúng bái kết thúc.
Vào dịp gần tết, không khí tết vui tươi nhộn nhịp đã tràn ngập trong khắp bản làng, các gia đình bắt đầu mổ lợn, một phần thịt treo gác bếp, một phần mời anh em họ hàng đến ăn mừng và chúc mừng cùng gia đình.
Đến tối ngày 29, các gia đình bắt đầu ngâm gạo nếp để đến sáng sớm ngày 30 sẽ đồ chín, giã bánh dày. Việc giã bánh dày thường do những nam thanh niên khỏe mạnh đảm nhiệm.
Khi bánh dày vừa được giã nhuyễn, người ta nặn một cái to nhất vừa đầy cái mẹt và mang cất đi để đến ngày mồng ba tết cúng mời tổ tiên trong lễ hạ mâm. Số còn lại lấy lá chuối hay lá dong gói thành từng bánh tròn có kích thước bằng hai bàn tay để ăn trong những ngày tết.
Đồng bào Mông đón mừng Tết Nào Pê Chầu với niềm tin hiêng liêng của thời khắc đất trời chuyển giao sang một năm mới. Tết không chỉ là dịp đoàn tụ của mọi gia đình, mà còn là ngày con cháu cúng mời tổ tiên ông bà những người đã khuất về cùng vui tết với gia đình. Đồng thời, các gia đình, dòng họ cầu xin tổ tiên, các vị thần linh, thổ địa sẽ phù hộ cho con cháu sang năm mới sức khỏe dồi dào, nhiều tiền tài, nhiều may mắn và hạnh phúc.
Chiều ngày 30 tết, chủ nhà bắt đầu vào làm các nghi lễ quan trọng của năm. Trước hết là nghi lễ quét dọn nhà cửa (quét bồ hóng) với quan niệm quét đi những điều xấu xa, rủi ro, bệnh tật đi theo năm cũ, đồng thời cầu mong năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, nhiều tiền lộc, của cải, gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc.
Trong nghi lễ quét bồ hóng, chủ nhà tay cầm cái cuốc cào lần lượt hai phía bên ngoài nhà, vừa làm vừa khấn. Sau đó chủ nhà vào quét bồ hóng trong nhà, lúc này một tay cầm cái hót rác, tay kia cầm chổi được làm bằng ba ngọn cây tre nhỏ vừa quét vừa khấn quanh một vòng phía trong nhà và mang ra ngoài đổ ở phía cửa dưới.
Sau đó, nghi lễ được tiếp tục bằng việc dâng cúng tại bàn thờ “Xử Ca”. Đồng bào Mông quan niệm đây là vị thần quan trọng nhất mà bất kỳ gia đình nào cũng phải thờ, dù họ sinh sống ở đâu hay là ngành Mông gì nếu không thờ cúng “Xử Ca” thì không phải là người Mông.
Vì vậy, mỗi dịp tết đến các gia đình thường dán lại giấy tại bàn thờ “Xử Ca” sao cho mới hơn, gọn gàng và cầu mong năm mới gia đình sẽ được các vị thần che chở, phù hộ. Khi việc dán lại bàn thờ xong, chủ nhà sẽ thắp hương và tay cầm một con gà trống còn sống, rồi khấn… Khấn xong, gà được đem đi mổ, luộc chín và bày lên mâm cùng với một bát cơm, một bát canh, hai chén rượu.
Tối ngày 30 tết Nào Pê Chầu, đồng bào Mông tiến hành nhiều nghi lễ để dâng các đồ cúng mời ma nhà, các vị thần, trong đó mâm cúng mời tổ tiên là nghi lễ mang nhiều ý nghĩa với đồng bào Mông nhất, đây là lúc để nhớ về cội nguồn, những người đã khuất.
Nghi lễ cúng mời thần linh cai quản bản làng, sau đó chủ nhà lấy một ít thịt, một ít cơm vào thìa rồi mang ra ngoài khấn mời các thần thổ địa, thần núi, thần sông suối... để tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ cho gia đình và dân bản được khỏe mạnh, mùa màng được bội thu.
Sau phần nghi lễ là phần hội với các tiết mục dân ca dân vũ và trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mông vui Tết. Du khách đến đây dù là khách phương xa hay bà con dân tộc xóm giềng cũng đều được chủ nhà mời nâng chén rượu nồng cùng cạn kèm theo những lời chúc tốt đẹp cho năm mới, khi khách ra về họ tỏ lòng cảm mến, thân thiện bằng cách biếu những cặp bánh dày thơm ngon để cùng chia sẻ hương vị ngày tết của đồng bào.
Có thể thấy Tết Nào Pê Chầu là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, phản ánh tình đoàn kết dân tộc, thể hiện lòng hiếu khách của người Mông.
(CLO) Mặc dù doanh số bán ô tô trên toàn quốc tăng 4,7 phần trăm, khoảng 4.000 đại lý đã đóng cửa do khó khăn về tài chính. Trong khi đó, có hơn 30.000 đại lý bán lẻ tại Trung Quốc đang phải đối mặt với năm 2025 ảm đạm.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt quyết định lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu số 21: “Toàn bộ phần xây dựng một số công việc khác phục vụ thi công xây dựng ĐT.295C bao gồm cả hạng mục cầu”.
(CLO) Hai tuần đầu vận hành thương mại, lượng hành khách đi tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tăng 300% so với kế hoạch đề ra. Riêng ngày 1/1/2025 có 246 chuyến tàu, tăng cường thời gian hoạt động đến 2h sáng.
(CLO) Dù tháng 12 sụt giảm mạnh song tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của Việt Nam năm 2024 vẫn vượt 3,6 tỷ USD, tăng gần gấp rưỡi so với năm 2023.
(CLO) Du lịch thám hiểm hang Sơn Đoòng hiện được đánh giá là tour du lịch hấp dẫn, thu hút khách ưa mạo hiểm nhất Việt Nam đã kín chỗ cho cả năm 2025, với giá vé khoảng 72 triệu đồng/người với hành trình 6 ngày, 5 đêm.
(CLO) Nhà sản xuất YeaH1 vừa cho biết sẽ mời tất cả thành viên ban huấn luyện và đội tuyển Việt Nam đến tham dự concert 'Anh trai vượt ngàn chông gai' vào tháng 3/2025 tại TP.HCM.
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, thực hiện tốt chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Trung ương và tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ Ngoại giao sau khi tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội sẽ bảo đảm triển khai thông suốt, thống nhất công tác đối ngoại, phát huy sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, tạo bước tiến đột phá về xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại.
(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi tại cuộc họp liên quan dự thảo thí điểm Đề án di dời, bố trí nhà tái định cư, nhà ở xã hội cho các hộ dân trên và ven sông, kênh, rạch kết hợp chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 8.
(CLO) Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an quận Tân Phú, TP. HCM vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Ung A Nam (37 tuổi) để lập hồ sơ, xử lý về hành vi "hủy hoại tài sản".
(CLO) Theo các bác sĩ chẩn đoán, Xuân Son bị gãy hai xương ở ống chân phải và cần điều trị đặc biệt cũng như thời gian dài để hồi phục. Trong lễ trao giải, đồng đội đã cầm áo đấu của Xuân Son để tri ân anh.
(CLO) Trong ngày đầu tuần mới, Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc sẽ duy trì trạng thái nắng ấm. Thời tiết vẫn se lạnh về đêm và sáng sớm. Sau đó, gió mùa sẽ tràn về làm thay đổi hình thái hiện tại.
(CLO) Tuyết rơi dày đã gây ra nhiều gián đoạn tại châu Âu vào Chủ nhật vừa qua, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông hàng không ở Vương quốc Anh và Đức.
(CLO) Sẽ giảm tối thiểu khoảng 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước để phục vụ tinh giảm biên chế là yêu cầu từ Ban Chỉ đạo của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương
(CLO) Cục Hàng không Việt Nam ghi nhận giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, vé phổ thông chặng TP.HCM - Hà Nội khoảng 2,9 triệu đồng.
(CLO) Năm 2024, võ cổ truyền Bình Định đã chính thức làm hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Làng hoa Ninh Phúc (Thành phố Hoa Lư), được xem là "thủ phủ" trồng hoa lớn nhất tỉnh Ninh Bình luôn nhộn nhịp vào dịp cận Tết để đưa ra thị trường những chậu hoa đẹp nhất phục vụ nhu cầu của người dân chơi hoa Tết.
(CLO) Triển lãm “Chiêm bao” của hoạ sĩ Tô Ngọc Trang (Trang Trọc) đang diễn ra tại Area 75 - Art & Auction 75 Hàng Bồ (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm trên nền sơn mài… phần lớn là chân dung những gương mặt nổi tiếng từ tôn giáo, chính trị, khoa học, nghệ thuật đến các biểu tượng văn chương.
(CLO) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 4013/QĐ-BVHTTDL, chính thức đưa nghệ thuật trình diễn dân gian "Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa ở TP.HCM" vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
(NB&CL) Việc Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là bước ngoặt mang tính lịch sử, là thời cơ và động lực phát triển mới cho địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị thông minh, hiện đại, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản để Huế thực sự trở thành trung tâm của vùng và cả nước về văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.