(CLO) Dòng chảy dầu thô của Nga vào thị trường quốc tế tiếp tục không suy giảm, điểm đến chính được cho là châu Á, duy nhất một quốc gia châu Âu.
Trong giai đoạn tính đến ngày 4/6, các lô hàng dầu thô vận chuyển bằng đường biển trung bình trong 4 tuần tăng cao đáng kể. Cụ thể, tăng lên 3,73 triệu thùng/ngày từ mức 3,68 triệu đã điều chỉnh trong giai đoạn tính đến ngày 28/5.
Bên cạnh đó, dòng chảy đến các thị trường quốc tế cao hơn 1,4 triệu thùng mỗi ngày so với cuối năm 2022. Kể từ tháng 2, các lô hàng cũng đã tăng mạnh, tháng cơ sở cho việc cắt giảm sản lượng đã cam kết.
Dòng dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga hướng tới mức cao kỷ lục. Nhiếp ảnh gia: Marcelo del Pozo/Bloomberg.
Các đối tác OPEC+ của Moscow đã tìm kiếm sự rõ ràng và minh bạch từ Nga về sản lượng dầu thô của nước này. Họ lưu ý rằng xứ bạch dương đã cam kết chấp nhận đánh giá lại mức sản xuất của tháng Hai bởi các nguồn thứ cấp của OPEC. Đánh giá hiện ở mức 9,83 triệu thùng/ngày.
Theo Bloomberg, có rất ít bằng chứng cho thấy động thái cắt giảm 500.000 thùng dầu/ngày được Nga thực hiện.
Lưu lượng dầu thô của Nga qua đường ống, hiện chỉ giới hạn trong việc giao hàng tới Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc đã ổn định ở mức khoảng 240.000 thùng/ngày kể từ tháng Hai.
Dù trong tháng 5, các nhà máy lọc dầu của Nga cắt giảm hoạt động xử lý dầu thô, hoạt động phục hồi vào tuần cuối cùng của tháng giúp làm tăng khoảng 180.000 thùng/ngày so với 7 ngày trước đó. Nhìn chung năng suất lọc dầu của các nhà máy giảm nhưng không có dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm tương ứng trong các chuyến hàng xuất khẩu các sản phẩm tinh chế ra nước ngoài.
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề, bất chấp dòng chảy mạnh mẽ từ nước ngoài. Theo tính toán của Bloomberg, ngân sách tháng 5 thu được từ thuế dầu mỏ đã giảm 31% so với một năm trước xuống còn 426 tỷ rúp (5,2 tỷ USD).
Đích đến của dòng chảy năng lượng Nga
Nhìn chung, tổng khối lượng dầu thô Nga trên các tàu đến Trung Quốc và Ấn Độ cộng với các dòng chảy nhỏ hơn đến Thổ Nhĩ Kỳ và số lượng trên các tàu chưa rõ điểm đến hầu như không thay đổi ở mức 3,62 triệu thùng/ngày.
Tháng 3, dòng chảy dầu thô từ Nga đến Trung Quốc đã giảm so với mức cao được ghi nhận trong tháng 1 và tháng 2. Với mức trung bình trong bốn tuần gần nhất cho thấy tương đương hơn 650.000 thùng dầu thô/ngày.
Nhiều công ty dầu mỏ Trung Quốc đã tích cực nhập khẩu dầu giá rẻ từ Nga. Ảnh: Reuters.
Trên cơ sở trung bình 4 tuần, xuất khẩu tổng thể bằng đường biển trong giai đoạn tính đến ngày 4/6 đã tăng 50.000 thùng/ngày lên 3,73 triệu thùng/ngày. Dòng chảy hàng tuần biến động hơn cũng tăng, tăng khoảng 90.000 thùng/ngày lên 3,69 triệu thùng/ngày từ mức 3,6 triệu thùng/ngày đã điều chỉnh của tuần trước.
Châu Á
Các chuyến hàng trung bình trong bốn tuần tới các khách hàng châu Á của Nga, cộng với những chuyến hàng trên các tàu không có điểm đến cuối cùng, đã tăng lên 3,42 triệu thùng mỗi ngày trong giai đoạn tính đến ngày 4/6. Khối lượng nhích lên đôi chút, từ 3,38 triệu thùng/ngày trong 4 tuần tính đến ngày 28/5.
Mặc dù khối lượng hàng hóa đến Ấn Độ dường như đã giảm so với mức cao gần đây, lịch sử cho thấy rằng hầu hết hàng hóa trên các con tàu không có điểm đến ban đầu cuối cùng lại kết thúc quốc gia đông dân nhất thế giới hoặc Trung Quốc.
Khối lượng dầu “không xác định khác” được bán ở mức 267.000 thùng mỗi ngày trong bốn tuần tính đến ngày 4/6. Hầu hết những hàng hóa đó có nguồn gốc từ các cảng phía Tây của Nga và tiếp tục quá cảnh qua Kênh đào Suez, nhưng một số có thể kết thúc ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi những hàng hóa khác được chuyển từ tàu này sang tàu khác, ở Địa Trung Hải hoặc gần đây hơn là ở Đại Tây Dương.
Châu Âu
Xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga sang các nước châu Âu tăng cao hơn. Cụ thể, tăng 83.000 thùng/ngày trong 28 ngày tính đến ngày 4/6, với Bulgaria là điểm đến duy nhất. Những con số này không bao gồm các chuyến hàng đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Các chuyến hàng đã đạt trung bình 77.000 thùng/ngày kể từ tháng 3, giảm so với hơn 150.000 thùng/ngày trong tháng 1.
Sau khi EU ban lệnh cấm vận, thị trường tiêu thụ khoảng 1,5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày của Nga - thường là cảng xuất khẩu ở Baltic, Biển Đen và Bắc Cực đã bị mất gần như hoàn toàn. Thay vào đó, được thay thế bằng châu Á, các điểm đến đường dài tốn chi phí hậu cần và thời gian giao hàng.
Không có dòng chảy dầu thô nào của Nga được chuyển đến các nước Bắc Âu trong bốn tuần tính đến ngày 4/6.
Ảnh minh họa: Reuters.
Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ, khách hàng Địa Trung Hải duy nhất còn lại của Nga, giảm xuống 230.000 thùng/ngày trong 4 tuần tính đến ngày 4/6; dòng chảy đến nước này đã lên tới 425.000 thùng mỗi ngày trong tháng 10/2022.
Doanh thu xuất khẩu
Trong 1 tuần tính đến ngày 4/6, dòng tiền đổ vào ngân sách Điện Kremlin tăng 3 triệu đôla, lên 52 triệu đôla. Thu nhập trung bình trong bốn tuần tăng 2 triệu đôla, lên 52 triệu đô la.
Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cho Chính phủ tinh chỉnh các chỉ số hiện có và thiết lập các chỉ số bổ sung để tính giá dầu cho các mục đích tính thuế nhằm giảm mức chiết khấu so với giá dầu thô toàn cầu.
Chính phủ Nga tính thuế dầu bằng cách giảm giá dầu Brent, đặt giá sàn cho dầu thô của quốc gia cho các mục đích ngân sách.
Ảnh minh họa: Internet.
Nếu dầu của Nga giao dịch trên ngưỡng đó, Bộ Tài chính sẽ sử dụng giá thị trường để tính thuế, như đã xảy ra trong những tháng gần đây. Từ tháng 7, mức chiết khấu hiện được đặt ở mức 25 đô la/thùng, mặc dù hiện tại mức chiết khấu này có thể bị thu hẹp.
Theo Reuters, kết thúc phiên giao dịch ngày 5-6, giá dầu tăng nhẹ. Giá dầu tiếp đà leo dốc của hai phiên giao dịch cuối tuần trước sau khi nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia cam kết cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7 để đối phó với những cơn gió ngược kinh tế vĩ mô khiến thị trường rơi vào suy thoái.
Giá đầu Brent kỳ hạn tăng 58 cent, tương đương 0,76%, lên mức 76,71 USD/thùng. Mức giá cao nhất của dầu Brent trong phiên là 78,73 USD/thùng.
Giá dầu WTI của Mỹ tăng 41 cent, lên mức 72,15 USD/thùng sau khi đạt mức cao nhất trong phiên là 75,06 USD/thùng.
Bộ Năng lượng của Saudi Arabia cho biết sản lượng của vương quốc này sẽ giảm xuống 9 triệu thùng/ngày trong tháng 7 từ khoảng 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5. Việc cắt giảm tự nguyện lớn nhất của nước này trong nhiều năm nằm trong thỏa thuận lớn hơn của OPEC+ nhằm hạn chế nguồn cung vào năm 2024 khi OPEC+ tìm cách khôi phục lại giá dầu, Reuters đưa tin.
OPEC+ cung ứng khoảng 40% lượng dầu thô của thế giới. Nhóm này đã cắt giảm mục tiêu sản lượng tổng cộng 3,6 triệu thùng/ngày, chiếm 3,6% nhu cầu toàn cầu. Với việc cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày của Saudi Arabia, tổng sản lượng cắt giảm của OPEC+ lên tới 4,6 triệu thùng/ngày.
Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, nhận định: “Thị trường vẫn đang cố gắng đánh giá tác động của việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia”. Flynn nhận xét, dường như dầu đang coi tin tức này là rất lạc quan, và đúng là như vậy.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội, Petrovietnam cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited đã ký Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 15-2, bể Cửu Long.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) cho biết hai sản phẩm chủ lực là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Đây là năm thứ 22 liên tiếp, Phú Mỹ có được vinh dự này.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hãng.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức công bố báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán và triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.
Trước thực trạng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng và áp lực công việc ngày một gia tăng, giới trẻ Việt đang tích cực chuyển hướng sang các giải pháp công nghệ số và dịch vụ bảo hiểm hiện đại. Đây được xem là cách thức chủ động, khoa học để đảm bảo chăm sóc sức khỏe, an sinh cho cha mẹ, thực hiện trách nhiệm hiếu đạo dù không thể thường xuyên kề cận.
Trong hai ngày 27 - 28/3/2025, Vietnam Airlines đã tổ chức chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố vị thế tiên phong trong ngành hàng không khu vực và toàn cầu.
Chuyến bay đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh đến thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) mang số hiệu VN516 đã chính thức khởi hành lúc 00h45 ngày 30/3 và hạ cánh tại sân bay quốc tế Đại Hưng lúc 06h30 cùng ngày (giờ địa phương). Nhân dịp khai trương, Vietnam Airlines tổ chức tặng hoa chào đón phi hành đoàn và tặng quà lưu niệm cho toàn bộ hành khách trên chuyến bay đặc biệt.