Động cơ hạt nhân và mối lo về cuộc chạy đua vũ khí vệ tinh

Thứ năm, 10/02/2022 19:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mỹ đang tìm cách triển khai động cơ phân hạch hạt nhân cho các vệ tinh quân sự của mình. Công nghệ này có thể tạo ra một cuộc chạy đua vũ khí không gian giữa các cường quốc, qua đó sẽ tạo ra những mối lo hơn cho thế giới.

Động cơ đẩy hạt nhân

Động cơ đẩy hạt nhân sẽ cung cấp cho vệ tinh khả năng cơ động trong chiến tranh trong không gian, tăng tính linh hoạt cho các hoạt động tấn công và phòng thủ, đồng thời tăng khả năng thoát khỏi các loại vũ khí chống vệ tinh của đối thủ.

dong co hat nhan va moi lo ve cuoc chay dua vu khi ve tinh hinh 1

Hình ảnh mô phỏng một vệ tinh quân sự động cơ hạt nhân mà Chương trình DARPA Draco đang phát triển cho quân đội Mỹ.

Hiện, phần lớn các vệ tinh quân sự của Mỹ được sử dụng cho mục đích tình báo, giám sát, trinh sát, xác định mục tiêu, phòng thủ tên lửa và dẫn đường, do đó rất quan trọng đối với các hoạt động quân sự. Chúng hiện đang được triển khai theo mô hình chòm sao vệ tinh có thể dễ dàng theo dõi hoặc tấn công các đối thủ tiềm năng, như vệ tinh của Trung Quốc hoặc Nga.

Để phục vụ cho kế hoạch này, Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng Mỹ (DARPA) đã trao nhiều hợp đồng cho các tập đoàn công nghệ không gian như General Atomics, Lockheed Martin và Blue Origin để phát triển một hệ thống đẩy hạt nhân vệ tinh và sẽ được thử nghiệm trên quỹ đạo trái đất thấp vào năm 2025.

Động cơ đẩy nhiệt hạt nhân hoạt động bằng cách khai thác nhiệt sinh ra từ quá trình phân hạch hạt nhân để đạt tốc độ cực lớn. Công nghệ này có những lợi thế đáng kể so với động cơ đẩy hóa học truyền thống, bao gồm sức bền lâu hơn, khả năng mang trọng tải nặng hơn và tăng gấp đôi hiệu suất nhiên liệu.

Động cơ đẩy hóa học truyền thống sử dụng nhiên liệu lỏng đòi hỏi hệ thống rất phức tạp, với bồn chứa, đường ống, van và cơ chế điều khiển rất tinh vi. Ngoài ra, nhiên liệu hydrazine rất độc, dễ bay hơi và dễ nổ, do đó cần phải có các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để xử lý.

Tất nhiên, động cơ đẩy hạt nhân cũng có nhược điểm của nó. Chúng gây ra các hiệu ứng bức xạ, có trọng lượng khổng lồ của cụm động cơ. Các bất lợi khác bao gồm chi phí cao của các lò phản ứng hạt nhân vệ tinh, trình độ công nghệ, yêu cầu che chắn bức xạ và các vấn đề xã hội liên quan đến việc sử dụng năng lượng hạt nhân.

Liệu có cần thiết và tại sao phải nâng cấp?

Các nhà phê bình cũng cho rằng có một biện pháp phòng thủ vệ tinh tốt hơn đơn giản là tăng thật nhiều số lượng vệ tinh quân sự, đến mức việc bắn hạ tất cả chúng sẽ không khả thi.

Mỹ đã phát triển động cơ đẩy hạt nhân vệ tinh từ những năm 1960 đến những năm 1980 nhưng chưa bao giờ vận hành công nghệ này, vì khi đó vệ tinh không có yêu cầu về khả năng vượt trội hơn vũ khí chống vệ tinh. Tuy nhiên, sự phát triển vũ khí chống vệ tinh của các đối thủ gần ngang hàng như Trung Quốc và Nga sau đó đã thúc đẩy Mỹ khởi động lại việc phát triển động cơ đẩy hạt nhân này.

Chẳng hạn, Trung Quốc đã nghiên cứu vũ khí chống vệ tinh từ những năm 1960. Trong khuôn khổ Chương trình 640, Trung Quốc đã phát minh ra nhiều công nghệ chống vệ tinh như tên lửa, phương tiện tiêu diệt động năng, laser, cảnh báo sớm trong không gian... Tuy nhiên, chương trình đã bị bỏ rơi vào những năm 1980.

Năm 1986, Trung Quốc khởi xướng chương trình Dự án 863, nhằm khắc phục những hạn chế về công nghệ trong các lĩnh vực quan trọng đối với an ninh quốc gia. Theo dự án, Trung Quốc có thể đã phát triển tia laser có thể làm mù thiết bị quang học của vệ tinh do thám và đặt nền tảng cho vũ khí chống vệ tinh dựa trên tia laser có thể phá hủy vệ tinh quân sự đối phương.

Năm 2006, Trung Quốc đã chiếu sáng một vệ tinh của Mỹ bằng tia laser trên mặt đất trong một cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh. Theo báo cáo, tia laser trên mặt đất có thể làm hư hại hoặc làm mù các vệ tinh trinh sát, cũng như có thể được sử dụng để dẫn đường cho vũ khí động năng chống lại vệ tinh đối thủ. Trung Quốc tiếp tục vụ thử vào năm 2007 khi phá hủy một trong các vệ tinh thời tiết không hoạt động của mình bằng tên lửa đạn đạo.

Kể từ đó, Trung Quốc đã phát triển nhiều công nghệ chống vệ tinh như tên lửa diệt động năng, laser trên mặt đất, rô bốt không gian, thiết bị gây nhiễu vệ tinh, khả năng mạng và vũ khí năng lượng chỉ đạo.

dong co hat nhan va moi lo ve cuoc chay dua vu khi ve tinh hinh 2

Mối lo về một cuộc chạy đua vũ khí ngoài không gian đang thực sự hiện hữu.

Chương trình vũ khí chống vệ tinh của Nga bắt đầu từ những năm 1950, với đề xuất sử dụng tên lửa đánh chặn đầu đạn hạt nhân của Moscow chống lại các vệ tinh. Tuy nhiên, đây được coi là một phương án không khả thi vì vụ nổ hạt nhân cũng sẽ phá hủy tất cả các vệ tinh thân thiện gần đó.

Vào những năm 1960, Nga đã thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh đồng quỹ đạo, theo đó vũ khí này được phóng lên quỹ đạo giống với vệ tinh mục tiêu và di chuyển đủ gần để dễ dàng phá hủy nó thành từng mảnh. Đến nay, hệ thống này vẫn là vũ khí chống vệ tinh chuyên dụng duy nhất của Nga.

Nga cũng khám phá các khái niệm vũ khí chống vệ tinh khác trong những năm 1970 và 1980, chẳng hạn như các trạm vũ trụ trang bị pháo tự động và laser gắn trên máy bay.

Năm 2021, Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa chống đạn đạo Nudol PL-19 của mình để bắn phá thử một vệ tinh không hoạt động của mình. Vụ thử đã tạo ra một đám mây khổng lồ gồm các mảnh vỡ không gian, khiến các nhân viên trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) phải tìm cách trú ẩn. Sự việc này đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua quân sự ngoài không gian giữa các cường quốc, tiềm ẩn những mối nguy hiểm lớn cho con người và trái đất.

Rõ ràng, công nghệ hiện đại và tiên tiến là tốt, nhưng sẽ rất đáng ngại nếu chúng được áp dụng cho các lĩnh vực quân sự để đe dọa hoặc thậm chí tấn công nhau, thay vì phục vụ cho khoa học và đời sống của con người.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

(CLO) Trong vòng 6 năm, Slovakia đã chứng kiến 2 vụ ám sát gây chấn động. Năm 2018, nhà báo điều tra Ján Kuciak phải trả giá bằng mạng sống vì công việc. Đến hôm qua, Thủ tướng Robert Fico cũng đã bị ám sát khi đang làm công việc của mình. Hai vụ việc nhưng làm nổi bật một vấn đề: Sự phân cực sâu sắc ở Slovakia.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế