Động đất và nội chiến: Thảm kịch kép với người dân Syria

Chủ nhật, 12/02/2023 16:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong lúc thế giới đang dồn rất nhiều nguồn lực để khẩn trương cứu trợ Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất kinh hoàng hôm 6/2 thì bên kia biên giới, cũng tại khu vực hứng chịu địa chấn, những người Syria tội nghiệp dường như bị bỏ lại phía sau. Tại sao lại thế?

Sự tương phản trong công tác cứu trợ

Trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền bắc Syria vào ngày thứ 6/2, sau đó là hơn 100 dư chấn và một trận động đất thứ hai, mạnh 7,5 độ richter đã gây ra thiệt hại khủng khiếp. Đến cuối ngày Chủ nhật (12/2), số nạn nhân thiệt mạng được xác nhận tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã lên tới hơn 28.000 người và có thể còn hàng nghìn người khác vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát.

dong dat va noi chien tham kich kep voi nguoi dan syria hinh 1

Ảnh chụp từ trên không cho thấy thành phố Besnia của Syria tan hoang sau trận động đất hôm 6/2. Ảnh: EL Pais

Ngay sau thảm họa, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và viện trợ từ hàng chục nước và các tổ chức quốc tế. Rất nhiều quốc gia đã gửi các lực lượng tìm kiếm cứu nạn và những phương tiện hiện đại tới nhằm giúp Thổ Nhĩ Kỳ đẩy nhanh công tác tìm kiếm nạn nhân. Nhưng với Syria, mọi việc diễn ra chậm chạp hơn nhiều trong bối cảnh cuộc nội chiến đã "chia năm xẻ bảy" đất nước này, đồng thời tạo ra những rào cản lớn đối với công tác cứu trợ.

Hiện tại, theo đánh giá của Ủy ban Cứu trợ Quốc tế (IRC) cũng như Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) thì có khoản 4,6 triệu người ở tây bắc Syria, nơi phe đối lập kiểm soát, đang phải sống trong những điều kiện kinh khủng. Còn theo kênh Channel News Asia ghi nhận từ chính phủ và lực lượng cứu hộ ở phía tây bắc Syria do quân nổi dậy kiểm soát, đã có hơn 3.300 người chết trong thảm họa địa chấn này. Thậm chí, ở tận phía nam Hama, cách tâm chấn 250 km, cũng có thiệt hại về nhân mạng do động đất.

Dù vậy, nỗ lực cứu hộ đang gặp khó khăn về nhiều mặt. Đầu tiên là việc chính phủ Syria yêu cầu tất cả viện trợ nước ngoài cần được họ đứng ra điều phối. Chính quyền tại Damascus coi việc cung cấp hàng viện trợ cho phiến quân ở vùng tây bắc nước này là vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Trong khi đó, phương Tây lại không tin tưởng vào chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. “Mỹ và các nước đồng minh không tin rằng viện trợ dưới chế độ Assad sẽ đến được với những là nạn nhân Syria, đặc biệt là ở các khu vực do phe đối lập kiểm soát”, Phó giáo sư Amin Saikal đến từ Đại học Tây Úc, nhận định.

Bên cạnh tranh chấp về kiểm soát viện trợ, điều kiện khắc nghiệt ở thực địa cũng khiến nỗ lực cứu trợ thêm khó khăn. “Sự tàn phá to lớn về hạ tầng cùng với những cơn bão mùa đông dữ dội đang cản trở việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho khu vực tây bắc Syria”, bà bà Aya Majzoub, Phó Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Trung Đông và Bắc Phi cho biết.

Syria đang bị phân chia như thế nào?

Cuộc nội chiến tại Syria đã bước sang năm thứ 12, với dấu mốc bắt đầu là ngày 15/3/2011, khi các cuộc biểu tình phản đối chính phủ, như một phần của làn sóng “Mùa Xuân Arab”, đồng loạt diễn ra trên toàn quốc. Tình hình sau đó leo thang thành xung đột vũ trang khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad dùng vũ lực trấn áp mạnh tay những người biểu tình.

dong dat va noi chien tham kich kep voi nguoi dan syria hinh 2

Bản đồ cho thấy cuộc nội chiến đã chia cắt Syria thành nhiều khu vực (tính đến cuối năm 2022), với mỗi màu lại thuộc về một lực lượng khác nhau. Ảnh: Vividmaps

Nguồn cơn trực tiếp là như vậy. Nhưng cuộc nội chiến tại Syria còn đến từ hệ quả của sự chia rẽ về tôn giáo, sắc tộc dai dẳng trong lòng đất nước này cũng như bối cảnh địa chính trị liên quan tới Syria. Chỉ cần một cái cớ, một thời điểm phù hợp và một sự hà hơi tiếp sức đủ mạnh là những mâu thuẫn ấy sẽ bùng lên.

Chiến sự ở Syria, bởi những lý do ấy, hiện diễn ra giữa rất nhiều thực thể, với các mối quan hệ hỗn độn khi bên nào cũng có một vài một vài lực lượng bên ngoài chống lưng, có một vài kẻ thù để chống lại và đôi khi, hai kẻ thù lại có chung một… đồng minh.

Lúc này, tình hình tại Syria đã phần nào bớt căng thẳng sau khi một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết vào tháng 3/2020, với sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, nhằm ngăn chặn động thái giành lại quyền kiểm soát Idlib của chính phủ.

Tuy vậy thỏa thuận này có thể sụp đổ bất cứ lúc nào và các bên chỉ đơn giản là đang “nghỉ tay” nhằm củng cố lực lượng trước khi có bất kỳ bước tiến nào xa hơn. Hiện tại, phe mạnh nhất là lực lượng Chính phủ Syria. Với sự hậu thuẫn của Nga và Iran, quân đội của của Tổng thống Bashar al-Assad đã giành lại quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ.

Nhưng các lực lượng chống chính phủ, với sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây cũng như các nước Arab muốn chống lại ảnh hưởng của Iran, chưa dễ bị đánh bại.

Chính phủ lâm thời Syria, một liên minh của phe đối lập dân tộc chủ nghĩa có lực lượng phòng thủ bao gồm Quân đội Quốc gia Syria và Quân đội Syria Tự do vẫn kiểm soát 2 khu vực ở phía bắc nước này với khoảng 1 triệu dân.

Một bên khác là Chính phủ Cứu quốc Syria - liên minh của các nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Sunni do Tahrir al-Sham đứng đầu, đang kiểm soát tỉnh Idlib với khoảng 3 triệu dân tại vùng tây bắc Syria.

Độc lập với tất cả những thực thể trên là lãnh thổ tự trị trên thực tế của Rojava, nơi có cánh vũ trang do Đảng Liên minh dân chủ (PYD) của người Kurd kiểm soát. Đảng này có cánh vũ trang mang tên Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) và đang cát cứ một diện tích khoảng 1/3 lãnh thổ Syria tại phía đông và đông bắc.

Các phe cạnh tranh khác bao gồm các tổ chức khủng bố thánh chiến Salafi như Mặt trận Al-Nusra liên kết với Al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự phong. Những nhóm này thì chống lại tất cả, và dĩ nhiên, cũng chẳng coi nhau là đồng minh, dù có chung niềm tin tôn giáo và phương thức tiến hành chiến tranh.

Chẳng hạn, trong khi Al-Qaeda chống cả chính quyền Bashar al-Assad lẫn Mỹ và NATO nhưng muốn xây dựng một mặt trận đoàn kết của các nhóm hồi giáo cực đoan và cả người Kurd thì IS lại muốn tiêu diệt các lực lượng người Kurd. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ lại xem YPG là mục tiêu cần phải ngăn chặn, tránh nguy cơ thành lập một nhà nước Kurdistan ở miền nam nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên không kích các lực lượng YPG nhưng lại không nhằm vào IS. Ngược lại, YPG cũng tổ chức những vụ đánh bom cảm tử tại Thổ Nhĩ Kỳ, như vụ việc ở Istanbul khiến 6 người thiệt mạng và 81 người bị thương hồi tháng 11 năm ngoái. Nhưng YPG thì lại hợp lực với Mỹ và NATO để chống IS. Do đó, họ cũng nhận được sự ủng hộ của phương Tây, đủ để ngăn Thổ Nhĩ Kỳ có bất cứ hành động nào xa hơn những cuộc không kích.

Ai sẽ lắng nghe tiếng kêu cứu của người Syria?

Giữa bức tranh hỗn loạn và giằng xé quyền lực ấy, thảm họa thiên nhiên chỉ làm sâu sắc thêm bi kịch đối với người dân Syria, những người đã chịu quá nhiều đau thương sau nhiều năm nội chiến. Ước tính, các cuộc giao tranh trong 12 năm qua tại Syria đã gây ra cái chết cho khoảng nửa triệu nhân mạng và tạo ra 6,6 triệu người tị nạn.

dong dat va noi chien tham kich kep voi nguoi dan syria hinh 3

Người biểu tình tại London giơ biểu ngữ phản đối việc các nạn nhân Syria trong trận động đất nhận được viện trợ ít hơn so với Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: BBC

Hiện tại, 90% trong số 4,6 triệu người sống ở tây bắc Syria đang cần viện trợ nhân đạo. Vậy nhưng các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế hiện chỉ có thể tiếp cận họ thông qua Bab Al Hawa, cửa khẩu duy nhất họ có thể thông quan mà không cần xin phép trước từ chính quyền ở Damascus. Nhưng bản thân hành lang nhân đạo này cũng đã bị hư hại bởi động đất, khiến việc triển khai cứu trợ qua đây gặp vô vàn khó khăn.

Tất nhiên, cộng đồng thế giới vẫn nỗ lực tìm cách khai thông các tuyến đường cứu trợ người dân Syria. Tổng thư ký Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres mới đây đích thân đến Syria và đã kêu gọi Hội đồng Bảo an (HĐBA) cho phép mở thêm các điểm nhận viện trợ nhân đạo qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ông hy vọng bất đồng giữa các thành viên HĐBA cần được gạt sang một bên, và tất cả các thực thể trong cuộc nội chiến Syria cũng cần đặt ưu tiên cứu người lên hàng đầu.

Các cuộc vận động, đàm phán đang diễn ra, nhưng thời gian thì không chờ những nạn nhân động đất tại Syria. Dưới những đống đổ nát, mạng sống của nhiều người chỉ còn tính bằng giờ và tiếng kêu của họ vẫn chưa được ai nghe thấy.

Nguyễn Khánh

Tin mới

TNHNN bơm ròng hơn 31.400 tỷ đồng trong tháng 3, lãi suất liên ngân hàng giảm sâu

TNHNN bơm ròng hơn 31.400 tỷ đồng trong tháng 3, lãi suất liên ngân hàng giảm sâu

(CLO) Thị trường tiền tệ tháng 3/2025 ghi nhận động thái nới lỏng thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước khi bơm ròng hơn 31.400 tỷ đồng, dừng phát hành tín phiếu và gia hạn kỳ vay OMO. Những điều chỉnh này giúp lãi suất liên ngân hàng giảm sâu, hỗ trợ ổn định hệ thống tài chính.

Kinh doanh - Tài chính
Vinaconex (VCG) đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, dự kiến chia cổ tức 16%

Vinaconex (VCG) đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, dự kiến chia cổ tức 16%

(CLO) Tổng công ty Vinaconex (VCG) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu đạt 15.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.200 tỷ đồng – tăng nhẹ 8% so với năm 2024. Đáng chú ý, Công ty dự kiến chia cổ tức tới 16%, trong đó có một nửa bằng cổ phiếu.

Kinh doanh - Tài chính
Tỉnh Kon Tum chỉ đạo khẩn trương làm rõ vụ việc mỏ đá hết hạn vẫn ngang nhiên hoạt động

Tỉnh Kon Tum chỉ đạo khẩn trương làm rõ vụ việc mỏ đá hết hạn vẫn ngang nhiên hoạt động

(CLO) UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, làm rõ nội dung mỏ đá ở huyện Kon Plông đã hết hạn nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.

Đời sống
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hơn 14.700 tỷ mùa du lịch hè năm 2025

Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hơn 14.700 tỷ mùa du lịch hè năm 2025

(CLO) Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 5,3 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 14.720 tỉ đồng trong mùa du lịch hè năm 2025.

Du lịch
Bộ GD-ĐT: Tăng cường giám sát bếp ăn bán trú trường học

Bộ GD-ĐT: Tăng cường giám sát bếp ăn bán trú trường học

(CLO) Bộ GD-ĐT vừa ban hành văn bản gửi các cơ sở giáo dục về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.

Công luận 24H
Khách mua xe côn tay Honda Winner X được ưu đãi khủng

Khách mua xe côn tay Honda Winner X được ưu đãi khủng

(CLO) Honda Việt Nam áp dụng đợt ưu đãi mạnh tay dành cho người tiêu dùng mua mẫu xe côn tay trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết 30/6/2025.

Xe
5 khoản nâng cấp xe hơi có lẽ sẽ lãng phí đối với bạn

5 khoản nâng cấp xe hơi có lẽ sẽ lãng phí đối với bạn

(CLO) Nâng cấp xe hơi đôi khi không phải là quyết định khôn ngoan khi có thể tốn hàng nghìn đô mà không đem lại hiệu quả lâu dài, từ mâm xe, hệ thống xả đến chip hiệu suất.

Xe
Mực nước sông Hồng, sông Đà giảm khiến 2 cây cầu nghìn tỷ trơ móng

Mực nước sông Hồng, sông Đà giảm khiến 2 cây cầu nghìn tỷ trơ móng

(CLO) Mực nước sông Hồng và sông Đà đang xuống thấp, tại cầu Văn Lang và Trung Hà (nối Phú Thọ với Hà Nội) đã lộ rõ móng trụ cầu trên những bãi cát ở giữa dòng sông.

Đời sống
Dự báo thời tiết 2/4: Bắc Bộ hửng nắng, Nam Bộ có mưa trái mùa

Dự báo thời tiết 2/4: Bắc Bộ hửng nắng, Nam Bộ có mưa trái mùa

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 2/4, Bắc Bộ trưa và chiều hửng nắng. Nam Bộ tiếp tục có mưa trái mùa, mưa dông chủ yếu xuất hiện vào chiều tối.

Công luận 24H
Điểm bùng phát kinh hoàng của AI và khoảnh khắc diệt vong của nghệ thuật đã đến?

Điểm bùng phát kinh hoàng của AI và khoảnh khắc diệt vong của nghệ thuật đã đến?

(CLO) Công nghệ AI của OpenAI đang tạo ra cơn sốt hình ảnh theo phong cách Ghibli, nhưng đồng thời cũng đe dọa ngành công nghiệp sáng tạo.

Báo chí - Công nghệ
Lý do nhiều người Mỹ nộp đơn xin hộ chiếu thứ hai

Lý do nhiều người Mỹ nộp đơn xin hộ chiếu thứ hai

(CLO) Trong bối cảnh tình hình chính trị và toàn cầu ngày càng bất ổn, nhiều công dân Mỹ đang chọn cách sở hữu hộ chiếu thứ hai như một biện pháp đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai.

Thế giới 24h
Bà Rịa - Vũng Tàu: Mời thầu hơn 2.031 tỷ cho dự án đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Mời thầu hơn 2.031 tỷ cho dự án đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn)".

Dự án - Đầu tư
TP HCM: Cháy nhà ở Xóm Củi, 3 người tử vong

TP HCM: Cháy nhà ở Xóm Củi, 3 người tử vong

(CLO) Hoả hoạn bùng lên ở căn nhà trên đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP HCM vào rạng sáng khiến 3 người tử vong.

Đời sống
Đảng Cộng hòa lại thắng bầu cử đặc biệt ở Florida, bất chấp Đảng Dân chủ vung tiền vận động

Đảng Cộng hòa lại thắng bầu cử đặc biệt ở Florida, bất chấp Đảng Dân chủ vung tiền vận động

(CLO) Các ứng cử viên Đảng Cộng hòa được khẳng định đã giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử đặc biệt tại Florida vào thứ Ba, giúp Đảng Cộng hòa nới rộng khoảng cách với Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ.

Thế giới 24h
Nhận định Man City vs Leicester, 01h45 ngày 3/4 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Man City vs Leicester, 01h45 ngày 3/4 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Man City vs Leicester, 01h45 ngày 3/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Man City vs Leicester cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Nhận định Liverpool vs Everton, 2h ngày 3/4 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Liverpool vs Everton, 2h ngày 3/4 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Liverpool vs Everton, 2h ngày 3/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Liverpool vs Everton cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Bình Luận

Tin khác

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế
Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.

Tiêu điểm Quốc tế