Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời:

Đồng hành cùng Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế cho Violin và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam 2019

Thứ bảy, 13/07/2019 15:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời - Sun Symphony Orchestra (SSO) chính thức đồng hành cùng cuộc thi quốc tế đầu tiên của Việt Nam tổ chức về lĩnh vực Violin và Hòa tấu Thính phòng 2019.

Sự kiện: âm nhạc

Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế cho Violin và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam 2019 (VIMC) sẽ được Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (VNAM) tổ chức từ ngày 3/8 đến 11/8/2019 tại Hà Nội.

Sau Cuộc thi Piano Quốc tế Hà Nội đã được tổ chức 4 lần, đây là cuộc thi âm nhạc quốc tế chuyên nghiệp thứ hai của Việt  Nam. Cuộc thi do Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức với sự bảo trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. PGS.TS. Lê Anh Tuấn - Giám đốc Học viện là Trưởng Ban tổ chức, TS. NSƯT Bùi Công Duy, Phó Giám đốc Học viện là Phó Ban tổ chức, Chủ tịch Hội đồng giám khảo quốc tế.

Họp báo Cuộc thi âm nhạc quốc tế cho Violin và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam 2019.

Họp báo Cuộc thi âm nhạc quốc tế cho Violin và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam 2019.

Cuộc thi chia thành hai bảng. Bảng Violin được tăng lên đến 29 thí sinh và bảng Hòa tấu Thính phòng 11 nhóm. Cuộc thi có 4 vòng: vòng loại qua băng video để chọn ra 29 thí sinh (tăng 5 so với quy định do số lượng thí sinh đăng ký quá đông và chất lượng chuyên môn cao) lọt vào vòng thi chính thức (vòng 1), tiếp đến là 12 thí sinh vào bán kết (vòng 2) và 6 thí sinh vào vòng chung kết cho mỗi bảng thi.

Các thí sinh tham dự cuộc thi đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ của 4 châu lục. Đặc biệt, Ban giám khảo của VIMC là những nghệ sĩ rất nổi tiếng và uy tín trên thế giới và Việt Nam. Có thể nói tới NSND Viktor Tretyakov, huyền thoại Violin người Nga, nghệ sĩ piano người Mỹ Max Levinson, nghệ sĩ piano Nhật Bản Chika Murata…

Tổng giá trị của giải thưởng lên đến 50.000 USD (hơn 1 tỷ đồng). Với quy mô và cách thức tổ chức bài bản, cuộc thi hứa hẹn là thông điệp mang tính đột phá, tham vọng hướng ra thế giới của văn hóa và đào tạo nghệ thuật của Việt Nam.

Để đảm bảo những tiêu chuẩn chuyên nghiệp và chuẩn mực của những cuộc thi âm nhạc quốc tế lớn, Ban tổ chức cuộc thi đã mời Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) đồng hành cùng các thí sinh và Ban giám khảo. Cụ thể, dàn nhạc sẽ đệm cho phần thi của các thí sinh thuộc bảng Violin trong vòng Chung kết. Đặc biệt, SSO sẽ trình diễn cùng các thành viên của Ban giám khảo cuộc thi trong 2 sự kiện thuộc cuộc thi là buổi diễn Khai mạc và buổi Gala vào ngày 6/8.

Phát biểu trong buổi họp báo công bố cuộc thi ngày 4/7 vừa qua, Nhạc trưởng Olivier Ochanine chia sẻ: “Từ khi dàn nhạc bắt đầu hoạt động vào tháng 3/2018, chúng tôi đã có mối quan hệ khăng khít với Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi tự hào về chuỗi Chương trình Hòa nhạc Giáo dục hợp tác với Học viện như một minh chứng về một phần sứ mệnh của dàn nhạc đó là mang đến cơ hội biểu diễn, cọ sát cho các em học sinh, sinh viên.”

Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời SSO.

Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời SSO.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về vai trò của SSO trong cuộc thi, dàn nhạc sẽ hỗ trợ các thí sinh đến từ nhiều nước trên thế giới như thế nào, nhạc trưởng Olivier cho biết: “SSO đang có những nhạc công đến từ Việt Nam và hơn 20 quốc gia trên thế giới. Họ đều là những nghệ sĩ chuyên nghiệp và tài năng. Chúng tôi đã cùng thăng hoa với các nghệ sĩ độc tấu quốc tế trong các buổi diễn của dàn nhạc thời gian qua. Chính vì thế, SSO chắc chắn sẽ đem đến không khí làm việc cũng như sự hỗ trợ tốt nhất cho các thí sinh và nghệ sĩ thành viên BGK.”

Nhạc trưởng dàn nhạc SSO - Olivier.

Nhạc trưởng dàn nhạc SSO - Olivier.

Người đứng đầu SSO cũng đánh giá cao uy tín của các thành viên BGK cũng như năng lực tổ chức chuyên nghiệp của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và tin tưởng đây là những cơ sở chắc chắn khẳng định thành công của cuộc thi. 

PV

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa