Đông Hưng - Thái Bình: Nhiều bất cập ở dự án Tây Quốc lộ 10

Thứ năm, 15/03/2018 15:17 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Được kỳ vọng làm thay đổi bộ mặt của huyện Đông Hưng nhưng dự án Tây Quốc lộ 10 sau nhiều năm triển khai, đến nay vẫn chưa thể đi vào hoạt động một cách đồng bộ.

Rất nhiều vấn đề bất cập như chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng, chưa bàn giao đất cho các nhà đầu tư, tự ý xây nhà khi chưa đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật… chính là những bất cập còn tồn tại của khu vực này. 

Theo tìm hiểu của PV, dự án Tây Quốc lộ 10 nằm trên địa bàn Thị trấn Đông Hưng và xã Đông Hợp, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình với tổng diện tích 376.292m2, trong đó chiếm phần lớn là diện tích đất ở với 172.015,0m2 và đất hạ tầng kỹ thuật 155.065m2; còn lại là đất đất trung tâm hành chính hiện trạng 3.005,0m2 và đất trung tâm công cộng: 15.805,0m2. Dự án với quy mô đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: San nền, lấp trũng; đường giao thông; kè sông Thống Nhất; cấp nước, thoát nước; cấp điện, chiếu sáng, cây xanh tuân thủ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND tỉnh phê duyệt.

Được biết, trước đây trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, dự án cũng đã vấp phải sự phản ứng của nhiều hộ dân trong diện giải tỏa. Mặc dù đã được điều chỉnh nhiều lần nhưng ban GPMB vẫn chưa quy hoạch diện tích 5% đất tái định cư cho người dân; giá đền bù thấp hơn nhiều so với giá thực tế, và sau một thời gian lại được điều chỉnh; chính quyền địa phương luôn ép người dân bàn giao mặt bằng mà không trả lời, giải thích rõ chính sách... Thậm chí, trong khi người dân chưa bàn giao mặt bằng, các đơn vị thi công đã được UBND huyện chỉ định vào san lấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và cuộc sống của người dân. 

Báo Công luận
 Ông Nguyễn Tiến Hưng - Chủ tịch UBND Huyện Đông Hưng trao đổi thông tin với PV

Còn ở thời điểm hiện tại, người dân và nhà đầu tư cũng rất bức xúc với thực trạng của dự án. Trong số liên danh các nhà đầu tư tại đây gồm Công ty Thịnh Phát, Công ty Đông Á, Công ty Phú Hưng và Công ty Lam Sơn Thái Bình thì hầu hết phần đất của Công ty Đông Á đã được bàn giao, còn lại các đơn vị kia vẫn đang trong trạng thái chờ phương án. Tuy chưa đồng bộ như vậy, nhưng rất nhiều nhà đầu tư mua đất của Công ty Đông Á đã và đang xây dựng thậm chí hoàn thiện xong nhà trên phần đất dự án. 

Báo Công luận
 Một ngôi nhà xây dựng kiên cố ở dự án Tây Quốc lộ 10 khi trình tự pháp lý chưa được thực hiện đầy đủ.

PV đã có cuộc làm việc với đại diện UBND Huyện Đông Hưng. Ông Nguyễn Tiến Hưng - Chủ tịch UBND huyện thừa nhận dự án Tây Quốc lộ 10 đang tồn tại rất nhiều bất cập. “Đây là dự án kéo dài từ năm 2007 đến nay, do huyện không có nguồn kinh phí nên gặp rất nhiều khó khăn. Việc góp vốn của các Nhà đầu tư đều thông qua cấp trên, chứ cấp huyện không hề hay biết. Năm 2014, tôi được phân công Chủ tịch UBND huyện và lúc đó mới nắm bắt được dự án. Khi mà tỉnh cho phép các doanh nghiệp liên danh Phú Hưng – Lam Sơn tham gia, Huyện vẫn phải có trách nhiệm giải phóng mặt bằng nhưng do chưa đồng thuận nên chúng tôi gặp phải sự phản ứng dữ dội từ phía người dân”.

Liên quan đến việc bàn giao đất của các đơn vị, tháng 6 năm 2016, Chủ tịch UBND Tỉnh đã ký quyết định số 1072, nêu rõ: “Sau khi hoàn thành xong hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao cho UBND huyện Đông Hưng quản lý theo quy định gồm 9.750m2 (tương đương 110 lô) đất 5% dịch vụ để giao lại cho các hộ gia đình cá nhân và 36.510,8m2 đất ở (tương đương 322 lô) để giao lại cho các nhà đầu tư góp vốn”. Tuy nhiên, khi thực hiện quyết định này, các đơn vị liên danh đã bàn giao đất khi chưa hoàn thành xong hạ tầng. Theo tìm hiểu thực tế của PV thì phần đất đang xây dựng gồm các căn nhà kiên cố ở dự án Tây Quốc lộ 10 có liên quan đến một số cá nhân là nguyên lãnh đạo và lãnh đạo đương nhiệm của huyện Đông Hưng. 

Báo Công luận
 

Xét một cách toàn diện, đây là dự án có vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Hưng. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Thái Bình kiểm tra, rà soát, thực hiện đầy đủ các chính sách, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cũng như các nhà đầu tư. 

Hoàng Dương

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra