(CLO) Trong số 20 nguyên thủ quốc gia đến và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Kazan, cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, một thành viên NATO. Vậy yếu tố nào thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xích lại gần BRICS và nước này sẽ phải chịu những sức ép nào từ phương Tây?
Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với sức ép lớn từ phương Tây
Không thể phủ nhận những áp lực của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay khi Ankara vẫn phụ thuộc đáng kể về kinh tế, chủ yếu vào thị trường châu Âu. Liên minh châu Âu (EU) đã và vẫn là đối tác thương mại chính của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Eurostat, vào năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối tác lớn thứ năm của EU. 41% kim ngạch xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ là sang EU. Theo giới phân tích chính trị, một trong những yếu tố chính thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước EU là nhờ vị trí địa lý thuận lợi.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải đối mặt với sức ép rất lớn từ Mỹ. Thực tế, Washington không ngần ngại sử dụng các “con bài” kinh tế để gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ một cách công khai. Không phải ngẫu nhiên mà các cơ quan xếp hạng của Mỹ đã không khuyến nghị các nhà đầu tư nước này hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ ít nhất trong 7 năm. Ngoài ra, mọi tuyên bố chống Thổ Nhĩ Kỳ của người đứng đầu Nhà Trắng hay các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ đều đi kèm với sự sụt giảm tỷ giá hối đoái của đồng Lira.
Thực tế, thời gian qua, quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ luôn trong tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng”. Mới đây nhất, đầu tháng 8/2024, Mỹ cảnh báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải chịu “hậu quả” nếu tiếp tục cho phép xuất khẩu sang Nga các sản phẩm dân sự của Mỹ mà có thể ứng dụng cho quân sự.
Washington ngày càng lo ngại rằng quốc gia thành viên NATO này đã trở thành một trung tâm quan trọng mà qua đó các thiết bị điện tử do phương Tây sản xuất, bao gồm bộ xử lý, thẻ nhớ và bộ khuếch đại, được chuyển đến Nga, nơi mà theo cáo buộc, chúng được sử dụng để sản xuất tên lửa và thiết bị bay không người lái.
Động lực thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần BRICS
Sự quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với BRICS không phải là mới, xuất hiện từ năm 2018 khi tại hội nghị thượng đỉnh của tổ chức, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bày tỏ mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên của cấu trúc này.
Theo giới phân tích chính trị, sự quan tâm ngày càng tăng của Ankara đối với BRIS được thúc đẩy bởi cả động cơ chính trị và kinh tế. Về chính trị, BRICS đại diện cho tiếng nói tập trung của các nước đang phát triển, cung cấp nền tảng cho trật tự thế giới đa phương mới, với vai trò lớn hơn của các nước Nam toàn cầu. Nói cách khác, BRICS tự coi mình là đối trọng với trật tự quốc tế vồn bị thống trị bởi tập thể phương Tây.
Do đó, lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ, với tư cách là một cường quốc khu vực trong việc gia nhập BRICS là nhất quán với chính sách đối ngoại cân bằng và đa chiều của nước này. Các chính trị gia và chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng việc gia nhập BRICS sẽ chỉ củng cố vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ như một cầu nối giữa Đông và Tây, nâng cao tầm quan trọng chiến lược của nước này đối với cả hai bên.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, các tổ chức hợp tác quốc tế như BRICS ngày nay có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine diễn biến khó lường, tình hình bất ổn ở Trung Đông, nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Trong những điều kiện nay, việc tăng cường hợp tác với BRICS có thể giúp Ankara đối phó với sự bất ổn trong hệ thống toàn cầu, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể theo đuổi lợi ích quốc gia của mình.
Một khía cạnh quan trọng khác là sự thiếu cân bằng của các thể chế quốc tế hiện có, đặc biệt là sự phân bổ quyền lực không đồng đều trong các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới. Các nền kinh tế đang phát triển trong BRICS từ lâu đã bày tỏ sự thất vọng do thiếu đại diện và tiếng nói hạn chế trong các tổ chức này. Sự tham gia đầy đủ của Thổ Nhĩ Kỳ vào BRICS có thể cho phép nước này hợp tác với các quốc gia khác nhằm thúc đẩy cải cách các tổ chức toàn cầu hiện nay.
BRICS mở ra nhiều cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ
Hơn nữa, mối quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với BRICS phù hợp với chính sách ngoại giao chủ động, kinh hoạt của nước này với mong muốn tham gia sâu rộng vào các cấu trúc khu vực và quốc tế. Ví dụ, kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) hay vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác đối thoại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ở góc độ kinh tế, các nước BRICS chiếm 40% dân số thế giới và 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Sau khi mở rộng vào năm 2024, BRICS hiện chiếm 46% dân số thế giới và 31% nền kinh tế toàn cầu. Mối quan hệ hợp tác và sâu hơn là tư cách thành viên BRICS sẽ tăng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang các nước thành viên.
Một mặt, điều này giúp Ankara đối phó với tình trạng bất ổn kinh tế toàn cầu, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và căng thẳng địa chính trị giữa các nước lớn. Mặt khác, điều này rất quan trọng do sự thống trị của các thị trường phương Tây trong danh mục đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng cách đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại, Ankara có thể giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương về kinh tế trong dài hạn.
Ngoài ra, việc tăng cường quan hệ với các thành viên BRICS có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ thu hút đầu tư mới, tạo cơ hội việc làm và cuối cùng, mở rộng sự hiện diện của các nước thành viên trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này đặc biệt quan trọng khi thế giới chuyển từ trật tự kinh tế định hướng phương Tây sang trật tự kinh tế định hướng phương Đông. Thổ Nhĩ Kỳ có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính của Ngân hàng Phát triển mới (NDB) cho các dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo...
Rõ ràng, bất chấp sức ép từ các nước phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang không ngừng xích lại gần BRICS bởi những lợi ích to lớn, xét cả ở góc độ chính trị và kinh tế. Chính sách đối ngoại tích cực của nước này, nhấn mạnh cách tiếp cận cân bằng giữa Đông và Tây, tạo thành một cơ sở chính trị vững chắc. Từ góc độ kinh tế, ảnh hưởng ngày càng tăng của các nước BRICS mở ra cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại, tiếp cận các thị trường xuất khẩu mới và thu hút các nguồn đầu tư đa dạng để tăng trưởng dài hạn.
(CLO) Ngày 31/3, thông tin từ UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trần Duy Hưng (trú tại xã Điền Mỹ) vì hành vi phá rừng trái pháp luật. Số tiền phạt được ấn định là 37,5 triệu đồng, kèm theo yêu cầu khắc phục hậu quả.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Trần Minh Có (SN:1995, trú tại khóm Vĩnh Phú, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, từ 31/3/2025, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 50% và mặt hàng ô tô mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%.
(CLO) Những phụ phẩm từ cây trồng tưởng chừng như bỏ đi, nhưng qua bàn tay của những người yêu thiên nhiên thì một lần nữa nguyên vật liệu ấy được "tái sinh" và mang lại giá trị kinh tế cao.
(CLO) Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), ngày 31/3, TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã ngày 14/6/1972, thuộc phường Nam Ngạn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 1/4, Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cảnh báo ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Khu vực Bắc Bộ trời tiếp tục rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ.
(CLO) Chiều 31/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định về hợp nhất Báo Hà Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và công tác cán bộ.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Ngày 31/3, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Mỹ sẽ phải hứng chịu một đòn đáp trả mạnh mẽ nếu thực hiện lời đe dọa ném bom Iran mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
(CLO) Chiều 31/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 sang Bộ Công an.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.
(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.