(CLO) Ở hầu hết các nước trên thế giới, hay cụ thể là ở các nước đồng minh của Mỹ, chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 đã mang lại sự giải tỏa.
Đồng minh và thế giới kỳ vọng nhiều vào chính phủ của ông Joe Biden
Ông Biden đã bắt đầu quá trình tiếp nhận quyền lực từ ông Trump. Ảnh: Getty
Dưới sự lãnh đạo của ông Biden, sẽ không còn sự bắt nạt và mối đe dọa nước Mỹ rút khỏi NATO.
Nước Mỹ sẽ ngừng coi Liên Minh Châu Âu như “kẻ thù” về thương mại, hoặc coi lực lượng đóng tại Hàn Quốc như một hình thức "bảo kê" nước này.
Khác với ông Donald Trump, ông Biden sẽ giang tay ra hợp tác giải quyết những khủng hoảng toàn cầu, từ virus Corona đến biến đổi khí hậu.
Dưới thời ông Trump, chỉ số yêu thích nước Mỹ ở nhiều nước đồng minh đã giảm xuống mức thấp kỉ lục.
Ông Biden hứa sẽ biến nước Mỹ một lần nữa trở thành con chim đại bàng vươn tới những giá trị cao cả và bảo vệ quyền con người, dẫn đầu “không chỉ bởi ví dụ về quyền lực của chúng ta mà còn bởi sự quyền lực của những hành động”, như ông miêu tả trong bài diễn văn đắc cử Tổng thống.
Các nước đồng minh chiếm vị trí trung tâm trong tầm nhìn của ông Biden. Tổng thống đắc cử nhìn họ với tư cách là nguồn lực nhân lên của sức ảnh hưởng của nước Mỹ, khiến một đất nước chiếm một phần tư GDP toàn cầu trở thành một thế lực có sức mạnh gấp đôi như thế.
Ông Biden cũng là một người theo chủ nghĩa đa phương từ trong bản năng. Trong ngày nhậm chức đầu tiên, ông sẽ đưa nước Mỹ quay trở lại đàm phán Paris về biến đổi khí hậu, mà nước Mỹ đã chính thức ra khỏi vào ngày 4/11.
Không như ông Trump, ông Biden tin tưởng rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn khi nước Mỹ dẫn dắt Tổ chức Y tế Thế giới hơn là bỏ mặc nó.
Tổng thống đắc cử sẽ tiếp sức cho việc kiểm soát vũ khí, đó là một ưu tiên để đảm bảo rằng “sự khởi đầu mới”, hiệp ước hạt nhân cuối cùng còn hiệu lực với nước Nga, sẽ tiếp tục được gia hạn sau ngày 5/2.
Ông Biden muốn quay trở lại hiệp ước hạt nhân với Iran điều mà ông Trump đã từ chối thực hiện, nếu như có thể thuyết phục người Iran quay trở lại việc tuân thủ hiệp định.
Điều không thể tránh khỏi là, những người bạn của nước Mỹ có một danh sách dài những thứ họ mong nước Mỹ sẽ làm để quay trở lại vị trí lãnh đạo thế giới.
Những yêu cầu này bao gồm từ những địa điểm và tổ chức mà ông Trump đã 'không thiết tha', như Liên Hợp Quốc hay các đồng minh như nước Đức, đến những khu vực trên thế giới mà ông Trump đã 'quên', chẳng hạn như hầu hết châu Phi.
Các đồng minh có chia sẻ gánh nặng với ông Biden?
Thế nhưng mọi thứ sẽ không hề thay đổi một cách êm dịu.
Không phải tất cả các nước hoài niệm về sự trở lại của hoạt động chính trị dưới thời ông Obama, khi nước Mỹ “dẫn dắt từ phía sau” và đã vượt qua lằn ranh đỏ.
Một vài nước ở biên giới của NATO với Nga thích những hoạt động phòng thủ được tăng cường dưới thời ông Trump.
Và những đồng minh châu Á thích cách ông Trump đối đầu với Trung Quốc, nói về một vùng “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” rộng mở và làm việc với “Bộ Tứ” bao gồm Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Ông Biden cần chứng tỏ rằng ông sẽ không trở nên mềm mỏng.
Sự ưu tiên của Tổng thống đắc cử sẽ dành cho việc kiểm soát dịch bệnh và cải thiện nền kinh tế. Ở cả hai phương diện ấy, ông sẽ có ít sự giúp đỡ, và thậm chí còn bị chống đối khi Thượng viện được Đảng Cộng Hòa kiểm soát.
Những rối loạn nội bộ có thể cũng làm trầm trọng thêm sự ngần ngại của nước Mỹ để gánh vác thêm trách nhiệm quốc tế.
Ai có thể chắc rằng những người quan ngại về vấn đề quốc tế chủ nghĩa Jacksonian không quay trở lại vào năm 2024, thậm chí có thể với ông Trump là lãnh đạo của xu thế đó?
Thay vì chồng chất những yêu cầu lên nhau, những đồng minh của nước Mỹ nên tự có lộ trình riêng để cho thấy rằng họ đã học cách tự gánh vác trách nhiệm bản thân.
Chẳng hạn, những đồng minh NATO không nên thả lỏng việc chi tiêu quốc phòng chỉ bởi vì ông Trump không còn "bắt nạt" họ được nữa.
Nước Đức nên quan tâm tới nỗ lực của Pháp để xây dựng năng lực phòng thủ chung châu Âu – có những dư địa để làm việc đó mà không làm lu mờ NATO.
Các nước châu Âu có thể hỗ trợ Pháp nhiều hơn ở vùng Sahel (ở châu Phi). Ở châu Á, bộ tứ có thể tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác hải quân và các lĩnh vực khác.
Nhật Bản và Hàn Quốc nên hạn chế sự tranh chấp. Đài Loan nên có những đóng góp quan trọng hơn cho hoạt động phòng thủ của họ.
Các nước đồng minh cũng nên cùng Mỹ tái thiết trật tự quốc tế.
Nhiều nước sẽ muốn hợp tác cùng những nỗ lực của ông Biden về việc cắt giảm carbon một cách có hệ thống. Và với các đồng minh, ông Biden cố gắng thay đổi sự căng thẳng bằng việc làm mới lại các cam kết của Mỹ giúp khối liên minh quốc tế chia sẻ gánh nặng ngày càng chặt chẽ hơn.
Các đồng minh của ông cũng nên khôn ngoan mà đối đáp lại lời đề nghị ấy với thái độ nhiệt tình.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Các nhân viên hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế quan tối thiểu 10% của Tổng thống Donald Trump đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào thứ Bảy.
(CLO) Trong nhiều thập kỷ, một bộ hóa thạch được tìm thấy tại một mỏ đá ở Nhật Bản từng được xem là bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của con người trên quần đảo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã lật ngược giả thuyết đó — tiết lộ rằng những bộ xương cổ xưa thực chất không thuộc về con người, mà là của một con gấu nâu thời tiền sử.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".