Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Tháng 4 và tháng 5 thường là những tháng bắt đầu mùa nắng nóng trong năm ở Đông Nam Á. Nhưng năm nay, nắng nóng đã đạt đến mức chưa từng có ở hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Người dân vội vã băng qua đường giữa cái nóng hơn 40 độ C tại Bangkok,Thái Lan. Ảnh: Guardian
Thái Lan chứng kiến ngày nóng nhất trong lịch sử ở mức 45,4 độ C vào ngày 15/4 vừa qua, trong khi nước láng giềng Lào có nhiệt độ cao nhất là 43,5 độ C trong hai ngày liên tiếp hồi tháng 5. Và kỷ lục mọi thời đại của Việt Nam đã bị phá vỡ vào tháng 5, với 44,2 độ C, theo phân tích dữ liệu của nhà khí hậu học và nhà sử học thời tiết Maximiliano Herrera.
Herrera, người phụ trách thống kê thời tiết cho Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness Word Records, mô tả tình hình ở Đông Nam Á lúc này là “đợt nắng nóng không hồi kết dữ dội nhất” kéo dài sang tháng 6. Vào ngày 1/6, Việt Nam đã phá kỷ lục về ngày tháng 6 nóng nhất trong lịch sử với 43,8 độ C – khi vẫn còn tới… 29 ngày trong tháng.
Singapore, vốn được xem là mát mẻ hơn, cũng đã lập kỷ lục tháng 5 nóng nhất trong 40 năm qua. Nhiệt độ tại đảo quốc Sư tử đạt tới 37 độ C vào hôm 13/5, và theo Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore, đây là mức cao chưa từng có vào tháng 5 trong suốt 4 thập kỷ ghi nhận dữ liệu của cơ quan này.
Không chỉ riêng Đông Nam Á, nhiệt độ cao kỷ lục theo mùa cũng được ghi nhận ở Trung Quốc và những nước Nam Á như Ấn Độ hay Bangladesh. Tại Trung Quốc, Thượng Hải đã trải qua ngày tháng 5 nóng nhất (36,1 độ C) trong hơn một thế kỷ vào hôm 29/5. Một ngày sau, một trạm thời tiết ở trung tâm sản xuất công nghệ phía Đông Nam của Thâm Quyến cũng ghi nhận kỷ lục tháng 5 là 40,2 độ C.
Trong khi đó, Cục Khí tượng Ấn Độ đã ban hành cảnh báo sóng nhiệt cho 7 bang miền Nam và miền Trung nước này hồi giữa tháng 5, đồng thời mở rộng cảnh báo này đến Thủ đô New Delhi và một số bang miền Bắc khi nhiệt độ nóng bức vượt quá mức bình thường. Ở bang phía Bắc Uttar Pradesh, nhiệt độ vượt quá 45 độ C và Cục Khí tượng Ấn Độ cảnh báo rằng nắng nóng gay gắt sẽ còn kéo dài.
Tương tự, Bangladesh cũng ghi nhận tháng 4 nóng nhất trong 58 năm qua, khi nhiệt độ đo được tại tỉnh Chuadanga, phía Tây của quốc gia Nam Á này, hôm 15/4 đạt kỷ lục 42,2 độ C.
Trong một báo cáo gần đây từ World Weather Attribution (WWA), một liên minh các nhà khoa học khí tượng quốc tế, cho biết đợt nắng nóng tháng 4 ở Đông Nam Á là sự kiện 200 năm mới có một lần và “hầu như không thể xảy ra” nếu không có biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Làn sóng nhiệt độ cực cao làm tăng nguy cơ biến đổi khí hậu do con người gây ra. Nghiên cứu của World Weather Attribution Group cho thấy đợt nắng nóng tháng 4 ảnh hưởng đến các khu vực ở Nam và Đông Nam Á năm nay có khả năng cao gấp 30 lần do biến đổi khí hậu.
Nước đá là mặt hàng bán chạy nhất trong những ngày “nhiệt độ cảm nhận được” đã đạt tới mức nguy hiểm tại Đông Nam Á. Ảnh: CNN
Để hiểu những rủi ro sức khỏe của nhiệt độ ẩm, các nhà khoa học thường tính toán “nhiệt độ cảm nhận được” - một phép đo được cho là chính xác nhất về mức độ nóng của cơ thể con người khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cùng được tính đến, đôi khi cùng với các yếu tố khác như gió hay sự ớn lạnh.
“Nhiệt độ cảm nhận được” thường cao hơn vài độ so với nhiệt độ quan sát được và cho kết quả chính xác hơn về mức độ ảnh hưởng của nhiệt đối với con người.
Phân tích của CNN, thông qua dữ liệu của Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus, cho thấy từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5, tất cả 6 quốc gia ở phần lục địa của Đông Nam Á đã đạt đến “nhiệt độ cảm nhận được” gần 40 độ C trở lên mỗi ngày. Con số này đã vượt ngưỡng được coi là nguy hiểm, đặc biệt đối với những người có vấn đề về sức khỏe hoặc những người không quen với nhiệt độ quá cao.
Ở Thái Lan, 20 ngày trong tháng 4 và ít nhất 10 ngày trong tháng 5 đạt “nhiệt độ cảm nhận được” trên 46 độ C. Ở mức này, căng thẳng nhiệt trở nên “cực độ” và được coi là đe dọa tính mạng đối với bất kỳ ai, kể cả những người khỏe mạnh đã quen với nhiệt độ cực ẩm.
Trong suốt tháng 4 và tháng 5, Việt Nam, Campuchia, Lào và Malaysia cũng có vài ngày có khả năng gây ra tình trạng nắng nóng “cực độ”. Myanmar có 12 ngày như vậy cho đến khi Bão Mocha đổ bộ vào quốc gia này ngày 14/5 làm giảm nhiệt cho không khí nhưng lại tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng và nhà cửa.
Theo báo cáo của tổ chức World Weather Attribution (WW), đợt nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 5 ở Đông Nam Á đã gây ra tình trạng nhập viện trên diện rộng, làm hư hỏng đường xá, gây ra hỏa hoạn và khiến trường học phải đóng cửa.
Theo các chuyên gia của WWA, do biến đổi khí hậu, nhiệt độ cảm nhận được nóng hơn hai độ so với nhiệt độ có thể xảy ra nếu không có hiện tượng nóng lên toàn cầu do ô nhiễm gây ra.
Zachariah, một trong những tác giả của báo cáo, nói với CNN: “Khi bầu khí quyển trở nên ấm hơn, khả năng giữ ẩm của nó trở nên cao hơn và do đó khả năng xảy ra các đợt nóng ẩm cũng tăng lên. Chuyên gia này cũng cho biết, nếu sự nóng lên toàn cầu tiếp tục tăng lên 2 độ C, những đợt nóng ẩm như vậy có thể xảy ra thường xuyên hơn gấp 10 lần.
Bên cạnh những nguy cơ trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, một mối đe dọa quan trọng khác của sóng nhiệt nằm ở tác động của chúng đối với an ninh lương thực. Các đợt nắng nóng gây thiệt hại cho mùa màng và ảnh hưởng lớn đến nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp.
Vì thế, theo Tiến sĩ Vinod Thomas của Viện ISEAS-Yusof Ishak, trung tâm nghiên cứu xã hội, chính sách và môi trường tại Singapore, thì khử cacbon toàn diện cho nền kinh tế là câu trả lời lâu dài và duy nhất cho sự nóng lên toàn cầu.
Người dân Đông Nam Á đang phải vật lộn để thích ứng với nắng nóng và các điều kiện thời tiết cực đoan khác của biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: GI
Bên cạnh đó, các nước ASEAN phải đầu tư vào việc xây dựng khả năng phục hồi và chống chịu khí hậu. Các biện pháp nông nghiệp mới không sử dụng nhiều nước, như tưới nhỏ giọt, phải được khuyến khích, trong khi nông dân cần được hỗ trợ chuyển đổi sang các giống cây trồng chịu được nắng nóng. Luật chống đốt nương làm rẫy phải được thực thi hiệu quả, để cắt giảm không chỉ ô nhiễm không khí mà còn cả lượng khí thải carbon.
An ninh lương thực cũng có thể được hỗ trợ bằng cách hạn chế lãng phí. 1/3 tổng số lương thực được sản xuất trên toàn thế giới - tương đương 1,3 tỷ tấn - bị thất thoát hoặc lãng phí hàng năm, đóng góp tới 1/10 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.
Có tới 50% tổn thất sắn ở Thái Lan xảy ra trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch. Chỉ 10% thực phẩm dễ hỏng ở Ấn Độ có kho lạnh, khiến 30% trái cây và rau quả bị thất thoát. Nghiên cứu của Tiến sĩ Vinod Thomas đã cho biết như vậy.
Kế hoạch thực hiện các giải pháp làm mát xanh cũng cần được đẩy mạnh trên khắp Đông Nam Á. Ở những khu vực bị đô thị hóa, nhiệt bị giữ lại bởi bê tông và nhựa đường trong các tòa nhà và đường xá vào ban ngày, sau đó được giải phóng vào ban đêm, dẫn đến hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.
Là một phần của “Kế hoạch Xanh Singapore 2030”, quốc gia này đang triển khai các giải pháp làm mát bền vững, chẳng hạn như làm mát khu vực phân tán ở Tampines. Trong hệ thống tiết kiệm năng lượng này, nước lạnh được tạo ra trong một nhà máy làm mát trung tâm, sau đó được dẫn đến các tòa nhà khác nhau thông qua một mạng lưới ngầm để cung cấp điều hòa không khí.
Bên cạnh công nghệ như vậy, cây xanh trên đường phố, rừng đô thị và mái nhà xanh có thể giúp làm mát các khu vực đô thị. Những giải pháp này vừa không tốn kém, vừa bền vững, và hoàn toàn có thể được thực hiện bởi bất cứ quốc gia nào.
Nguyễn Khánh
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.