Đông Nam Bộ đối mặt với thực trạng báo động khi hạ tầng giao thông đang quá tải

Thứ hai, 23/11/2020 08:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đông Nam Bộ phải đối mặt với thực trạng báo động khi hạ tầng giao thông đang quá tải, tắc nghẽn, thiếu đầu tư đúng mức, thiếu sự kết nối mang tính đồng bộ và bền vững.

Hạ tầng giao thông của Đông Nam Bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của vùng. Ảnh minh họa

Hạ tầng giao thông của Đông Nam Bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của vùng. Ảnh minh họa

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực quan trọng của cả nước, “cửa ngõ” kinh tế và cầu nối của Việt Nam ra thế giới. Các tỉnh vùng Đông Nam Bộ có đóng góp lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và ngân sách. Nhưng hiện sự phát triển của vùng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

Theo ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đông Nam Bộ đã và đang khẳng định vai trò là vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước với mức đóng góp khoảng 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 40% ngân sách cả nước.

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 7 tỉnh/thành phố gồm: TP.Hồ Chí Minh; các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bình Thuận với diện tích toàn vùng khoảng 31.373 km2, bằng 9,4% diện tích cả nước với dân số khoảng 19,06 triệu người.

Vị trí địa lý phía Đông tiếp giáp với Biển Đông có thềm lục địa giàu tài nguyên thiên nhiên, địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất tốt, khí hậu ôn hòa, có nhiều sông sâu, bồi lấp ít, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, cảng biển, du lịch và công nghiệp.

Đây là một trong những vùng phát triển kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm, là vùng hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển kinh tế, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, du lịch,...

Ngoài ra vùng Đông Nam Bộ có lợi thế tự nhiên là một trong 20 địa điểm phát triển cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới. Đến năm 2025, khi sân bay Quốc tế Long Thành được đưa vào hoạt động không chỉ sẽ tạo ra sự kết nối trong vùng và liên vùng mà còn tạo ra sự kết nối đa phương thức giữa đường biển, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và đường sắt trong tương lai.

Tuy nhiên hiện Đông Nam Bộ phải đối mặt với thực trạng báo động khi hạ tầng giao thông đang quá tải, tắc nghẽn, thiếu đầu tư đúng mức, thiếu sự kết nối mang tính đồng bộ và bền vững. Đây là nguyên nhân tác động trực tiếp làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng. Đồng thời kìm hãm duy trì tăng trưởng trong nhiều năm tới đối với từng địa phương và của cả vùng Đông Nam Bộ, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cả nước, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết thêm.

Đánh giá về những tồn tại, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) Nguyễn Danh Huy cho rằng, hiện chỉ có hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển và đường thủy nội địa cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của khu vực này. Hạ tầng hàng không đáp ứng sau khi đưa vào khai thác sân bay Long Thành và nâng cấp sân bay Côn Đảo, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Còn hệ thống đường bộ, đường sắt đô thị vẫn đang là nút thắt của khu vực.

Khu vực đã có nhiều cảng cạn nhưng phần lớn là quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, chưa hình thành được các trung tâm Logistics, cảng cạn quy mô lớn có vai trò trung chuyển hàng hóa đa phương thức của vùng. Nhất là cho các trung tâm sản xuất, tiêu thụ, tiếp nhận hàng hóa lớn như TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, các cảng biển.

Các tuyến đường liên vùng, hướng tâm, vành đai, các tuyến nối cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu quốc tế chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt là tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh và các tuyến đường bộ cao tốc kết nối tới TP.Hồ Chí Minh.

Tình trạng quá tải diễn ra cả trên một số tuyến đường bộ, sân bay, cảng biển và đường thủy nội địa nên chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải chưa cao, tính cạnh tranh thấp, chi phí chưa hợp lý. Kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế, chưa phát huy hiệu quả liên kết vùng.

Các tuyến đường sắt nội đô chậm được đầu tư xây dựng tạo nên sức ép, ùn tắc giao thông đô thị tại TP.Hồ Chí Minh. Hạ tầng hiện vẫn là điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng nếu không sớm được cải thiện, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) khẳng định.

Nhiều ý kiến đề xuất, cần sớm hoàn thiện hạ tầng giao thông nhằm tháo gỡ nút thắt, thúc đẩy cả khu vực phía Nam phát triển mạnh mẽ, tương xứng tiềm năng và vị thế của cả vùng Đông Nam Bộ. Đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông cho cả vùng đòi hỏi chính sách "đột phá", nhiều giải pháp để tập hợp đủ nguồn lực.

Thế Anh

Tin khác

Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

(CLO) Việc thành lập các bến phà Ninh Mỹ và Kinh Lũng góp phần hoàn thiện dần mạng lưới giao thông đường bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của các địa phương, phục vụ việc đi lại, đảm bảo giao thông thông suốt.

Giao thông
Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

(CLO) Vừa qua trên mạng xã hội lan truyền clip người dân bức xúc việc đơn vị thi công đường liên huyện Mang Yang – Ia Pa (Gia Lai) thi công gian dối. Liên quan đến sự việc này, chủ đầu tư – Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh đã có kiểm tra và thông tin về vụ việc.

Giao thông
Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), việc triển khai các thủ tục giao mỏ cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công những dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn chậm, trữ lượng và công suất khai thác chưa đáp ứng kịp thời.

Giao thông
Xây dựng đường gom nhằm xoá bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

Xây dựng đường gom nhằm xoá bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

(CLO) Việc đầu tư xây dựng đường gom trong hành lang an toàn giao thông đường sắt phải xây dựng hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với đường gom để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đường bộ.

Giao thông
Hà Nội: Gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm không đóng tiền phạt

Hà Nội: Gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm không đóng tiền phạt

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các địa phương phối hợp quản lý, không cấp đổi giấy phép lái xe cho tài xế khi chưa chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Giao thông