Đi học cắt tóc lại hành nghề buôn ma túy
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
Theo dõi báo trên:
(NB&CL) Đã 45 năm trôi qua, nhưng dường như mỗi tấc đất, mỗi đoạn đường, mỗi ngọn đồi vẫn còn đó. Vùng đất này từng vang dội chiến công nhưng cảnh sắc lại dịu dàng, bình dị. Mỗi dòng suối xanh vẫn như thấp thoáng bóng hình người chiến sĩ thuở nào. Các anh đang vượt sông, đang vượt qua bom đạn nhằm hướng về phía kẻ thù xốc tới.
Chiến trường xưa, hôm nay lặng lẽ mà như muốn nói lên tất cả những gì thuộc về quá khứ của một thời oanh liệt.
Ôi, đồng đội của chúng tôi! Nắng, mưa càng hiện rõ chứng tích lịch sử oanh liệt này. Quảng Trị là nơi thử thách lòng kiên trinh cách mạng của tất cả chúng ta. Mỗi trận đánh như “lửa thử vàng”, có bao con người đã ngã xuống trước bom đạn kẻ thù nhưng vẫn không ngăn nổi hàng nghìn chiến sĩ tuổi mười chín, đôi mươi xông lên để giữ Thành cổ yêu dấu bằng bất kỳ giá nào. Chúng ta đánh kẻ thù không chỉ bằng xe tăng, pháo lớn mà bằng cả tấm lòng kiêu hãnh của người chiến sĩ Việt. Chiến công nào mà không có máu đổ. Sự hy sinh to lớn của những đồng đội chúng ta đúng như một nhà thơ đã viết: “Nếu các anh trở về đông đủ, sư đoàn ta sẽ thành mấy sư đoàn”.
Năm ấy, mặt trận Quảng Trị và nơi Thành cổ này đã xuất hiện bao anh hùng, dũng sĩ. Có một con người mà tên tuổi của anh đã gắn liền với lịch sử, với chiến công lừng lẫy. Người chiến sĩ đó có cái tên bình dị: Lê Bá Dương.
[caption id="attachment_160870" align="aligncenter" width="640"] Dũng sỹ diệt Mỹ Lê Bá Dương với một đồng đội ở sư đoàn bạn.[/caption]Mới tròn tuổi 15, Lê Bá Dương tự tay cắt máu, viết đơn tình nguyện vào Nam chiến đấu. Không ai nỡ làm nguội lạnh dòng máu cách mạng và lẽ sống cao đẹp trong anh, như hiện thân của một tinh thần của cả một thế hệ “vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà”. Người xã đội trưởng lúc đó đã tặng anh thêm ba tuổi để Dương được lên đường. Trung đoàn 27, đơn vị của Lê Bá Dương thuở ấy nổi danh với truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng. Lê Bá Dương trở thành dũng sĩ diệt Mỹ vào độ tuổi thanh xuân. Suốt cuộc đời chiến đấu bảo vệ thành cổ, anh đã hơn 10 lần được phong tặng danh hiệu vẻ vang đó. Anh tâm sự: “Những giây phút thiêng liêng, yên tĩnh này chợt dậy lên trong tôi hình ảnh những đồng đội, đồng chí đã chiến đấu trong suốt 81 ngày đêm ở Thành cổ. Hầu hết các anh đều ở lứa tuổi 19, 20, từ các trường Đại học vừa được bổ sung cho lực lượng chiến đấu của chúng ta. Những con người dường như chưa một lần nắm tay bạn gái, thế mà bất chấp cả triệu tấn bom đạn Mỹ, từ B52 rải thảm, pháo bầy từ hạm đội 7, các hỏa lực, pháo mặt đất, xe tăng đã ném vào đây bằng 7 quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hirosima (Nhật Bản). Bất chấp tất cả, thành cổ không một viên gạch nguyên vẹn mà vẫn rạng lên gương mặt chiến sĩ, đồng đội của tôi và hơn 10 nghìn chiến sĩ yên nghỉ nơi này”.
Những ngày cuộc chiến ác liệt nhất nơi Thành cổ, tôi đã từng có mặt với tư cách là một phóng viên chiến trường. Có không ít cán bộ, chiến sĩ tôi vừa viết bài, chụp ảnh gửi ra Hà Nội thì mấy ngày sau họ không còn nữa, đã anh dũng hy sinh. Họ không được đọc những trang viết về mình. Trong muôn vàn câu chuyện chiến đấu năm xưa có một câu chuyện thật cảm động. Đó là chuyện về căn hầm dưới chân Thành cổ, căn hầm chỉ huy của Chính trị viên tiểu đoàn Lê Binh Chủng. Anh và đồng đội đã không trở về sau chiến thắng. Căn hầm ấy, hơn 27 năm sau, đồng đội anh mới tìm thấy. Cùng với hài cốt của anh là rất nhiều tài liệu Chỉ huy tác chiến, địch vận có giá trị, cuốn Điều lệ Đảng, Nhật ký ghi chép những diễn biến cuối cùng của trận chiến đấu. Các anh biết cái chết đang đến từng ngày, từng giây, từng phút nhưng sẵn sàng đón nhận. Tất cả vì Tổ quốc thân yêu. Đặc biệt, trong đó có thư của chị Phan Thị Biển Khơi - người vợ của anh từ hậu phương gửi đến giữa những ngày cuộc chiến đấu giữ thành đang bước vào giai đoạn quyết liệt. Lá thư gửi đúng vào ngày sinh nhật Bác Hồ 33 năm về trước, có đoạn viết: “Anh Chủng thân yêu của mẹ con em! Cầm bút biên thư cho anh trong khi chiến trường Trị - Thiên thắng to. Tin vui bay về đến hậu phương làm cho mọi người dân lòng đầy sung sướng. Tự hào thay trong hàng ngũ những người chiến thắng đó có anh, người mà em gửi đến bao niềm thương, nỗi nhớ...”. Trước đó, thư gửi ngày 20/4/1972, chị cũng thể hiện ý chí của mình: “Còn em phải tình nguyện bám đất, giữ làng chứ không đi, quyết ra sức thi đua với anh ở tiền tuyến, khi nước nhà thống nhất, ta gặp nhau, sẽ là những người cộng sản đỏ”. Những lá thư hậu phương đã làm nên sức mạnh kỳ diệu cho những người chiến sĩ ở tiền tuyến. Trong những phút giây kỳ diệu đó, anh cùng đồng đội đã lao vào cuộc chiến đấu đó bằng cả sức mạnh phi thường.
[caption id="attachment_160871" align="aligncenter" width="640"]Trở về dòng sông Thạch Hãn, tôi vẫn thấy lòng mình thổn thức, tràn ngập kỷ niệm xưa. Nơi này, bên này, chúng tôi đã vượt sông và có bao con người đã ngã xuống, máu nhuộm đỏ dòng nước. Trên dòng sông này tôi đã gặp lại những người du kích Triệu Phong, Triệu Hải. Tôi như nghe trăm ngàn lần sóng vỗ, khúc hát anh hùng mà đầy đau thương, máu và nước mắt. Những đồng đội không trở về hôm nay vẫn muốn lòng tri ân những bà mẹ, những người chị, người em vừa đánh giặc, vừa hết lòng dành tình thương yêu chăm sóc người lính. Sự hy sinh ấy không sao tính được. Lê Bá Dương xúc động: “Thay mặt đồng đội hôm nay, hằng năm chúng con lại về thăm các má - những người đã dành sự hy sinh cho Tổ quốc của mình mà không hề tính toán hạnh phúc riêng tư. Bàn tay các mẹ lúc nào cũng làm ấm lòng chúng con. Bàn tay một thời đã chăm chút cho chúng con như con đẻ của mình. Các mẹ, các chị là hiện thân của bà mẹ Việt Nam trong hành khúc cuộc đời chiến đấu của chúng con, của thế kỷ 20 đầy máu và nước mắt”.
Quảng Trị là chiến trường đúc nên biết bao vị tướng. Họ thấm đẫm máu và nước mắt, dày mưu, sáng tạo trong chiến đấu. Trong số đó có Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVT nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong cuộc đời quân ngũ, anh có đến gần 10 năm bám trụ, chiến đấu trên mảnh đất này, với bao chiến tích hằn sâu trong trí nhớ. Trong mỗi lần gặp mặt, vị tướng can trường lại sôi nổi kể về đồng đội, về những người lính của mình thời dòng sông hoa lửa. Sau chiến tranh, năm nào Tướng Nguyễn Huy Hiệu cũng một đôi lần có mặt ở Quảng Trị, thăm hỏi, tặng quà đồng bào, đồng chí, đồng đội đã từng gắn bó, cưu mang, chở che trong từng trận đánh. Cây đa ở Gia Bình anh trồng ngày nào, nay đã mọc cao, tỏa lá xanh vời vợi như ước nguyện tâm linh sẽ là nơi hương hồn đồng đội về đây hội tụ linh thiêng. Giờ đây bên cạnh cây đã mọc lên ngôi đình làng mới. Quảng Trị là đất thiêng hiện hữu trên mỗi ngọn đồi, dòng sông, con suối. Vào dịp này lại thêm một cây bồ đề mới được Tướng Hiệu và đồng đội trồng lên trên đất Tân Kim - Sáp Đá Mài, nơi bao chiến sĩ, đồng bào ngã xuống để giành lấy từng tấc đất, mái nhà trong những năm tháng chiến tranh.
Trở về Thạch Hãn, tôi bắt gặp hình ảnh đoàn học sinh có những cặp mắt trong veo như giọt nước, những cô gái với tà áo dài thướt tha, các bà mẹ lưng còng đi chợ qua, thành kính nghiêng mình thả một nhành hoa xuống dòng sông một thời nhuộm lửa. Thành cổ Quảng Trị thiêng liêng trước hết nhờ sự tích của mỗi người, của chiến sĩ vô danh đã hằn sâu trong lòng đất mà dòng sông Thạch Hãn là nơi nhạy cảm nhất: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/Có tuổi đôi mươi thành sóng nước/Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”.
Dòng sông, lòng sông thấm đẫm xương máu của các liệt sĩ vô danh và tận trong sâu thẳm đó là tình dân, nghĩa dân Quảng Trị đối với các anh. Xin thắp một nén hương cầu nguyện cho hương hồn các anh siêu thoát, mãi bất tử trong cuộc sống hôm nay.
Đúng 45 năm trước, có đến 10 nghìn chiến sĩ đã yên nghỉ vĩnh hằng nơi đây. Hãy để cho dĩ vãng lùi xa theo hương khói và để cuộc đời các anh mãi sáng trong cuộc sống của người Quảng Trị bây giờ.
Lễ thả hoa hằng năm bây giờ đã thành Hội truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” như ước vọng của Lê Bá Dương và của bao người con Quảng Trị. Những đóa hoa này thay cho tình cảm và những dòng nước mắt đối với các anh của người Quảng Trị. Máu và hoa đã tôn vinh tầm cao lịch sử: “Chúng ta bay ngàn độ lửa ta bay, đất đánh giặc đất vươn dài bén gót”. Nơi này, đất này đã hội tụ những phẩm chất, những người lính tuyệt vời không phải bao giờ cũng có được. Sự vĩnh hằng của các anh tạo nên những ngọn lửa sáng trên dòng sông mà ngày đêm chúng tôi hướng tới tri ân. Các anh là những bông hoa luân hồi từ bến sông này, trở thành dòng sông hoa lửa bất tận, mãi tỏa sáng trong quá khứ và cả tương lai.
Tượng đài Quảng Trị quanh năm nghi ngút khói hương. Từ 45 năm trước, chính các anh đã tạo nên một kỳ quan trong lịch sử, kỳ tích ở trên đời, một minh chứng oai hùng của dân tộc trong cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập, tự do mãi không bao giờ phai nhạt bên dòng sông Thạch Hãn.
Ngọc Đản
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Theo đó, ngày 18/7/2020, bệnh nhân đi du lịch Đà Nẵng cùng gia đình. Ngày 20-21/7/2020, bệnh nhân đi tham quan tại Hội An.
(CLO) Chị H. cùng con trai và cháu (con của em trai) xuống bến sông Lam cạnh cầu Yên Xuân mới để tắm, nhưng không may cả 3 người bị đuối nước thương tâm.
Một tờ báo địa phương đã gây phẫn nộ trong dư luận khi sử dụng một bức tranh biếm họa không màu mô tả hình ảnh hàng núi xác người nằm lên nhau kèm lời bình "Những gì xảy ra ở Vegas".