Dòng vốn FDI và những dốc mốc quan trọng của quá trình hội nhập

Thứ tư, 03/10/2018 11:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhìn lại quá trình thu hút FDI cho thấy, mỗi khi Việt Nam có những dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, dòng vốn đầu tư FDI lại được đổ vào.

 

Báo Công luận
 Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành thành phần kinh tế không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam (Ảnh TL)

Những thành tựu nổi bật

Có thể nói, sau 30 năm đổi mới, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành thành phần kinh tế không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam. Khu vực FDI đã đóng góp vào sự tăng trưởng, đặc biệt là sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của kinh tế Việt Nam.

Với sự xuất hiện của Sam sung, Canon và một số Tập đoàn, doanh nghiệp lớn nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua khiến những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chứa đựng hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thu hút FDI đã góp phần tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội… Khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa đối với thế giới bên ngoài, chúng ta đã chú ý và coi trọng thu hút dòng vốn FDI. Sự coi trọng đó là việc thành lập Ủy ban Hợp tác vốn đầu tư nước ngoài. Sau đó, Ủy ban hợp nhất với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thể hiện rõ nét nhất khi đó là có 2 đạo luật: Luật Đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài. Hai Luật này độc lập với nhau và quy định ở những điều khác nhau. Nhưng dần dần chúng ta nhận thấy việc tồn tại 2 Luật trên còn bất hợp lý. Về mặt luật pháp, chúng ta đã hợp nhất 2 luật đó với nhau, trở thành 1 luật duy nhất, đó là Luật Đầu tư. Qua đó, thể hiện sự không phân biệt giữa các nguồn vốn đầu tư theo nguyên tắc hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Sau khi hợp nhất 2 Luật này với nhau, chúng ta còn tiến hành điều chỉnh, sửa đổi Luật Đầu tư để phù hợp với hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế của đất nước. Đây là điểm đáng lưu ý về mặt nhận thức và dần dần được sáng tỏ về thu hút đầu tư FDI.

Dòng vốn FDI lớn nhất có thể kể đến là thời điểm Việt Nam chuẩn bị được kết nạp vào WTO lúc đó, đầu tư FDI ồ ạt được đổ vào Việt Nam. Việc chuẩn bị gia nhập WTO chính là thời điểm báo hiệu cho nhà đầu tư FDI biết Việt Nam với môi trường đầu tư thuận lợi.

Dấu mốc thứ 2 đó là khi Việt Nam đang đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có rất nhiều nhà đầu tư FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, là ký Hiệp định Thương mại tự do với Nhật Bản, Hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ của ASEAN…

Nhiều hiệp định thương mại tự do được kí kết

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thu hút FDI còn gặp nhiều khó khăn. Theo tôi, khó khăn nhất là mặt tư tưởng với một nền kinh tế đóng và coi trọng kinh tế Nhà nước. Do vậy, trong giai đoạn đầu, chúng ta khó có thể chấp nhận các nước tư bản vào Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh và còn được đối xử ngang bằng với thành phần kinh tế của Nhà nước - khu vực quốc doanh. Bên cạnh đó, trong quá trình thu hút FDI, những ưu đãi cho đầu tư FDI là ưu đãi quá mức. Đây là khó khăn lớn nhất.

Một vấn đề nữa, đó là sự kết nối giữa đầu tư FDI với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là nhược điểm lớn nhất trong thu hút FDI hiện nay. Sự kết nối này kể cả ở thượng nguồn và hạ nguồn rất hạn chế. Cho nên, tác động của các doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước là chưa lớn.

Xu thế phát triển những Hiệp định thương mại tự do gần đây trên thế giới ngày càng nhiều. Để đáp ứng đòi hỏi của nhiều nhóm quốc gia, các quốc gia này cần ký với nhau những Hiệp định thương mại tự do.

Đến nay, Việt Nam đã ký 16 FTA; trong đó có 14 Hiệp định có hiệu lực và chuẩn bị đi vào cuộc sống. Trong số này, có những Hiệp định rất quan trọng như: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Nhật Bản, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu và đặc biệt mới đây là Hiệp định Đối tác Toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP).

Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do đã mở ra việc tiếp nhận cũng như đưa đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Như vậy, vấn đề là cần tận dụng tối đa những thỏa thuận trong các Hiệp định thương mại tự do; đặc biệt với các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Để thu hút FDI một cách bền vững, Việt Nam cần phải tận dụng đến mức cao nhất những thỏa thuận trong các Hiệp định thương mại tự do để có thể tiếp nhận đầu tư. Thông qua đó, Việt Nam tiếp cận được những công nghệ hiện đại từ Nhật Bản, EU và các quốc gia tham gia CPTTP. 

Nguyễn Mạnh

Tags:
FDI

Tin khác

Nam A Bank tiên phong sáng tạo số trong ngành ngân hàng

Nam A Bank tiên phong sáng tạo số trong ngành ngân hàng

(CLO) Ngày 8/5, đồng hành sự kiện “Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024”, Nam A Bank đã mang đến những trải nghiệm độc đáo, nhiều công nghệ mới được tích hợp trong Hệ sinh thái số Nam A Bank.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank tiên phong chuyển đổi tài chính số, nâng tầm trải nghiệm liền mạch và bảo mật của người dân

Techcombank tiên phong chuyển đổi tài chính số, nâng tầm trải nghiệm liền mạch và bảo mật của người dân

(CLO) Tại sự kiện “Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng” 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”, Techcombank tiếp tục tiên phong mang đến những giải pháp tiêu biểu trên ứng dụng ngân hàng số, nhằm nâng tầm trải nghiệm giao dịch thanh toán liền mạch, bảo mật và an toàn cho khách hàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Vàng miếng bán chạy 'như tôm tươi' tại cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động

Hàn Quốc: Vàng miếng bán chạy "như tôm tươi" tại cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động

(CLO) Ngoài mì ramen và xúc xích, các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc còn có một món mới phổ biến trong thực đơn: vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Những yếu tố hàng đầu trong việc lựa chọn nền tảng họp trực tuyến dành cho các tổ chức, doanh nghiệp

Những yếu tố hàng đầu trong việc lựa chọn nền tảng họp trực tuyến dành cho các tổ chức, doanh nghiệp

(CLO) Trong thời đại số, các nền tảng họp trực tuyến đang bung nở như nấm sau mưa, việc lựa chọn được một giải pháp phù hợp với điều kiện, nhu cầu và tính chất riêng của từng tổ chức, doanh nghiệp luôn là một vấn đề đau đầu với các nhà quản lý. Dưới đây là những yếu tố hàng đầu đã, đang được nhiều khách hàng trong và ngoài nước áp dụng:

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau 3 lần huỷ đấu thầu vàng, Ngân hàng Nhà nước bán thành công 3.400 lượng vàng SJC

Sau 3 lần huỷ đấu thầu vàng, Ngân hàng Nhà nước bán thành công 3.400 lượng vàng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng hôm nay (8/5) có 3 thành viên trúng thầu, qua đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán thành công 3.400 lượng vàng SJC.

Thị trường - Doanh nghiệp