Dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng: Lo cho người chết, “bỏ mặc” người sống!

Thứ tư, 25/09/2019 09:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ (giai đoạn 1) do Công ty CP Tập đoàn XD&DL Bình Minh làm chủ đầu tư chậm tiến độ suốt nhiều năm qua đã làm khổ người dân thôn Thượng Tả (xã Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội) khi là nguyên nhân chính gây ra ngập lụt, xô sạt, làm thiệt hại tài sản của họ.

Báo Công luận

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 21/10/2010, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội đã tổ chức công bố quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng, tỷ lệ 1/2000.

Phạm vi nghiên cứu dự án thuộc 4 xã của huyện Ba Vì gồm Phú Sơn, Thái Hòa, Cẩm Lĩnh và Vật Lại. Tổng diện tích lập quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng là 582,91ha.

Trong đó, Dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) nằm trên địa bàn xã Phú Sơn và xã Thái Hòa thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) có tổng diện tích khoảng 203,18 ha, phía Bắc giáp đất nông nghiệp xã Phú Sơn và xã Thái Hòa, trường Trung cấp kỹ thuật công binh; phía Tây, Tây Nam giáp hành lang bảo vệ sông Đà, đất nông nghiệp và khu dân cư xã Phú Sơn; phía Đông, Đông Nam giáp Nghĩa trang Yên Kỳ cũ và tuyến giao thông đối ngoại Quốc lộ 32 đi hồ Suối Hai (dự kiến); phía Nam giáp đất nông nghiệp,khu dân cư xã Phú Sơn, tỉnh lộ 411C.

Báo Công luận

Theo như giới thiệu, Công viên nghĩa trang Yên Kỳ là nghĩa trang nhân dân cấp vùng kết hợp cây xanh, công viên, phục vụ nhân dân Thủ đô và các vùng phụ cận. Nghĩa trang được áp dụng công nghệ táng tổng hợp (mai táng có cải táng, mai táng 1 lần, cát táng, hỏa táng, lưu táng). Đây là nghĩa trang có sử dụng công nghệ táng hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, cảnh quan.

Dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn I) được coi là một siêu dự án bên cạnh 2 dự án lớn khác nằm trên địa bàn huyện Ba Vì là: Dự án xây dựng Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên, Dự án cải tạo sông Tích. Dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành vào Quý I năm 2016.

Những lời “có cánh” giới thiệu về một siêu dự án nghĩa trang dường như là một điều gì đó quá xa vời đối với người dân thôn Thượng Tả, xã Phú Sơn bởi từ thời điểm Chủ đầu tư cho cạo trọc quả đồi Ba Cây để phục vụ cho dự án thì họ đã phải hứng chịu rất nhiều hệ lụy.

Đồi Ba Cây bị cạo trọc.

Đồi Ba Cây bị cạo trọc.

Theo người dân cho biết, trước đây khu vực đồi Ba Cây là thao trường cũ của Trường trung cấp kỹ thuật công binh – Bộ Quốc phòng rộng khoảng 71,5ha. Khi có dự án nghĩa trang, cả khu vực đồi Ba Cây cùng khu vực người dân đang sinh sống dưới chân đồi thuộc thôn Thượng Tả đều nằm trong dự án. Kể từ thời điểm đó, người dân thôn Thượng Tả không được phép xây dựng bất cứ công trình nào; phải giữ nguyên trạng nhà cửa, công trình xây dựng.

Qua nhiều năm, Dự án nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng thì họ đã hình dung thấy; tuy nhiên, dự án đã bị chậm tiến độ nhiều năm. Đến nay, người dân thôn Thượng Tả mặc dù nằm trong diện giải phóng mặt bằng phục vụ dự án nhưng tất cả thì vẫn “treo” ở đó. Tức là người dân cũng chưa biết mình được di dời đến khu vực nào, chưa có một quy trình nào của công tác giải phóng mặt bằng chạm đến họ.

Trước đó, cơ quan chức năng huyện Ba Vì cho biết, Dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ (giai đoạn 1) mới giải phóng mặt bằng được một phần diện tích. Hiện chủ đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh vẫn chưa bố trí được kinh phí để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ các hộ dân đã phê duyệt.

X

Khi đồi Ba Cây bị cạo trọc, những trận mưa lớn từ năm 2017 đến nay trút xuống khiến không ít lần người dân thôn Thượng Tả phải lao đao chống chọi. Trước đây khi mưa nước trên đồi chảy xuống có cây giữ đất nhưng nay bị cạo trọc khiến dòng nước xiết kéo theo bùn đất, nước xô thẳng xuống nhà dân. Con mương chính chạy dọc theo thôn trước đây sâu tới hàng mét nhưng bùn đất đã lấp 2/3.

Cơn bão số 3 xảy ra vào ngày 3 đến ngày 5 tháng 8/2019 vừa qua đã khiến sự bức xúc của người dân lên đến cao độ. Nước, bùn đất chảy thẳng từ khu vực đồi Ba Cây vào nhà dân cuốn trôi tài sản; nước ngập đến hàng mét khiến người dân ngao ngán. Trận mưa lớn đi qua để lại những lớp bùn dày đặc, con mương tiêu nước bị lấp đầy bùn đất, con đường đi lại giữa các xóm bị chia cắt.

Hàng loạt hộ dân đã bị ảnh hưởng, thiệt hại tài sản như: hộ ông Lê Minh Thu: nước cuốn trôi 500 con gà tần; 150 con gà mái; làm chìm 1 ao cá rộng 300m2; đổ một đoạn tường bao dài 21,6m; khoảng 184m2 đất mặt nền bị ngập bùn từ 20 đến 40cm. Hộ ông Phùng Nghĩa Vân: đổ một đoạn tường bao dài 8,5m; bị lấp toàn bộ diện tích ao 285m2 bởi bùn đất, độ sâu trung bình khoảng từ 1,3 đến 1,4m. Hộ ông Chu Văn Cảnh: ngập 1 ao cá diện tích 540m2; nước cuốn trôi 400 con vịt, 300 con gà. Ngoài ra còn có hộ ông Trần Đình Lê, Phùng Nghĩa Huy bị ngập ao cá diện tích trên 400m2...

Nhiều hộ gia đình tại thôn Thượng Tả đã phải bỏ ruộng đến ba vụ không thể trồng lúa.

Nhiều hộ gia đình tại thôn Thượng Tả đã phải bỏ ruộng đến ba vụ không thể trồng lúa.

Nằm trong dự án, người dân không được xây dựng nhưng họ vẫn phải ăn, phải tiến hành tăng gia sản xuất. Khi mưa xuống, bùn đất theo dòng nước từ khu đồi Ba Cây chảy xuống cánh đồng Lỗ Mấy, Tháo Liên khiến họ không thể trồng lúa được. Có nơi, bùn ngập sâu tới cả mét, nhiều hộ gia đình phải bỏ ruộng ba vụ liền.

Theo ông Chủ tịch UBND xã Phú Sơn – Chu Thanh Hào thì những phản ánh, bức xúc của người dân về sự việc nêu trên là hoàn toàn có thật. “Xã có xuống kiểm tra, báo cáo huyện. Xảy ra việc bùn đất xô xuống, ngập úng ấy thì địa phương chúng tôi có báo cáo lên huyện, liên lạc với Công ty Bình Minh để đào cái rãnh thoát nước xung quang khu vực dân cư ấy. Còn thi công như nào, phương án thi công ra sao của đơn vị thi công thì các anh liên hệ với huyện...” ông Chu Thanh Hào cho biết.

Như vậy, có thể thấy việc chủ đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh quá trình giải phóng mặt bằng, thi công dự án không đảm bảo đã gây ra nhiều thiệt hại cho người dân. Tuy nhiên, trong báo cáo số 61/BC-UBND của UBND xã Phú Sơn gửi UBND huyện Ba Vì vào ngày 6/8/2019 không có một câu chữ nào nhắc đến trách nhiệm của đơn vị Chủ đầu tư này. Báo cáo chỉ đơn thuần là về tình hình thiệt hại do trận mưa từ ngày 3/8 đến ngày 5/8 sau cơn bão số 3.

Báo Công luận

UBND xã Phú Sơn cũng báo cáo lên UBND huyện về việc phối hợp cùng Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh đi kiểm tra, lập biên bản đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng, thiệt hại. Tuy nhiên, khi làm việc với cán bộ UBND xã Phú Sơn thì được biết, chỉ đi ghi nhận thiệt hại và có báo cáo chứ không có lập biên bản?

Người dân thôn Thượng Tả đang sống mòn dưới chân một dự án chậm tiến độ suốt nhiều năm do Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh (Số 299 Thanh Vị, Xã Thanh Mỹ, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội), người đại diện pháp luật là ông Phùng Văn Hệ làm chủ đầu tư. Phải chăng đơn vị này yếu về năng lực, thi công không có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân dẫn đến những hệ lụy nêu trên. Trong khi đó chính quyền sở tại dường như lại bất lực, bỏ mặc người dân nơi đây.

Con mương tiêu nước ngập đầy bùn đất sau những trận mưa từ hệ quả của dự án.

Con mương tiêu nước ngập đầy bùn đất sau những trận mưa từ hệ quả của dự án.

Đề nghị UBND TP Hà Nội, UBND huyện Ba Vì chỉ đạo làm rõ sự việc trên.

Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Quốc Trần

Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra