Dự án FIRST tài trợ cho các chuyên gia giỏi nước ngoài trong 13 tiểu dự án

Thứ tư, 22/08/2018 18:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Được sự đồng ý của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Ngân hàng Thế giới (WB), ngày 20/8/2018, Ban Quản lý Dự án Đẩy mạnh Đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, KH&CN (FIRST) đã ký thỏa thuận tài trợ cho các đơn vị thụ hưởng thuộc Hợp phần 1A – Chuyên gia giỏi nước ngoài về KH, CN và Đổi mới sáng tạo để thực hiện 13 tiểu dự án.

Đây là dự án đầu tiên do WB tài trợ cho hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo. Mục tiêu của dự án là góp phần hỗ trợ nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua việc tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp để tạo thêm giá trị gia tăng.

Một trong những hợp phần quan trọng của dự án FIRST là khoản tài trợ cho các chuyên gia giỏi nước ngoài về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khoản tài trợ này được cấp cho các tổ chức công lập hoặc tư nhân nhằm khuyến khích các nhà khoa học giỏi nước ngoài bao gồm người Việt Nam ở nước ngoài về Việt Nam và hợp tác với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và doanh nhân ở Việt Nam.

Báo Công luận
 Ký thỏa thuận tài trợ giữa Ban Quản lý Dự án FIRST với Học viện nông nghiệp Việt Nam. 
Theo ông Tạ Bá Hưng – Cán bộ phụ trách Hợp phần 1A, trọng tâm của công tác thu hút và sử dụng chuyên gia giỏi người Việt Nam ở nước ngoài được FIRST thực hiện là việc tài trợ các chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài về nước làm việc cùng các đối tác hữu quan. Thông qua 3 vòng kêu gọi, Dự án FIRST đã thu hút sự quan tâm của trên 600 chuyên gia giỏi nước ngoài có thiện chí và sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác với các đối tác, viện, trường đại học và doanh nghiệp trong nước để giải quyết các vấn đề cụ thể trong nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh. Các chuyên gia giỏi nước ngoài đã cùng các đối tác trong nước xây dựng và nộp 212 đề xuất/tiểu dự án cụ thể. Dự án FIRST đã xem xét, lựa chọn và tài trợ cho gần 90 chuyên gia giỏi nước ngoài, trong đó có 29 chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện 38 tiểu dự án cụ thể với tổng tài trợ 5,4 triệu USD.

Ông Lương Văn Thắng, Giám đốc Ban Quản lý dự án FIRST cho biết, việc kêu gọi và tài trợ các nhà khoa học được tổ chức theo một quy trình tối ưu, bám sát các quy định trong nước và tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chí đánh giá được hướng dẫn rõ ràng với mong muốn tạo thuận lợi tối đa cho các tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận các hỗ trợ của Ngân hàng thế giới. Các đề xuất dự án sẽ được tiếp tục hợp tác nghiên cứu phát triển hoặc hoàn thiện sản phẩm công nghệ, thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. “Việc thu hút chuyên gia giỏi người Việt Nam ở nước ngoài thông qua Dự án FIRST là một trong các nỗ lực cụ thể của Bộ KH&CN trong việc đưa các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ thành những hành động cụ thể, từ đó, gắn kết hoạt động, tạo ra sự kết nối và lan tỏa trong cộng đồng các nhà khoa học”, ông Lương Văn Thắng chia sẻ.
Báo Công luận
Ông Lương Văn Thắng - Giám đốc Ban Quản lý Dự án FIRST phát biểu tại Lễ ký. 
13 đề xuất đã được ký thỏa thuận tài trợ đợt này gồm: 1. An toàn, bảo mật phần cứng: Phương pháp, công nghệ và ứng dụng - Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn; 2. Nghiên cứu phát triển vật liệu xúc tác quang dạng nổi, ứng dụng xử lý nước ô nhiễm tại Việt Nam - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; 3. Tiếp thu công nghệ tính toán Mưa, Lũ lớn cho các lưu vực sông liên Quốc gia trong điều kiện hạn chế hoặc không có dữ liệu đo đạc - Áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông Đà-Thao (bao gồm cả phần lưu vực thuộc lãnh thổ Trung Quốc) - Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển –Học viện Thủy lợi Việt Nam; 4. Phân tích và phát hiện mã độc sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo - Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn; 5. Tái chế chất thải rắn thuộc da chứa crom - Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới –Viện nghiên cứu Da –Giầy; 6. Nghiên cứu và phát triển bộ phát tín hiệu băng kép cho thiết bị Internet-of-Things ứng dụng trong nông nghiệp - Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội; 7. Tiếp thu và làm chủ công nghệ trích ly có sự hỗ trợ của màng chất lỏng để xử lý và thu hồi các ion kim loại có giá trị trong chất thải điện tử - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; 8. Phát triển công nghệ mô phỏng số để thiết kế tối ưu lớp vật liệu mặt đường bê tông nhựa có khả năng kháng hằn lún trong điều kiện giao thông và khí hậu của Việt Nam - Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại TP. HCM; 9. Hợp tác chuyển giao công nghệ thiết kế chế tạo vi mạch thu phát năng lượng thấp – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; 10. Nghiên cứu ứng dụng vật liệu cácbon cấu trúc nanô trong việc nâng cao các tính chất cơ học của lớp mạ điện công nghiệp - Viện Khoa học Vật liệu; 11. Tiếp thu và làm chủ công nghệ khai thác ảnh vệ tinh của Hoa kỳ trong đánh giá thực trạng, dự báo năng suất phục vụ đổi mới quản lý sản xuất ngô tại Việt Nam - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; 12. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nhật Bản để hoàn thiện quy trình sản xuất phôi bò in-vivo tại Việt Nam - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; 13. Nắm bắt và làm chủ công nghệ mạ kim loại thân thiện môi trường trên bề mặt một số vật liệu cách điện - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên.


Tin, ảnh: Hạnh Nguyên

Tin khác

OPPO K12 trình làng với giá từ 6,5 triệu đồng

OPPO K12 trình làng với giá từ 6,5 triệu đồng

(CLO) OPPO K12 mới đây đã chính thức trình làng tại thị trường Trung Quốc, máy được trang bị con chip Snapdragon 7 Gen 3, màn hình 120Hz, sạc nhanh 100W, giá từ 6,5 triệu đồng.

Sức sống số
Phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030

Phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030

(CLO) Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường Đại học trên cả nước.

Sức sống số
Đánh giá bộ sạc nhanh 50W của Samsung sắp ra mắt

Đánh giá bộ sạc nhanh 50W của Samsung sắp ra mắt

(CLO) Samsung, một trong những nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực điện thoại di động, đang chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới - bộ sạc nhanh 50W.

Sức sống số
Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, ngày 24/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.

Sức sống số
Xem trước mẫu Galaxy Z Fold6 ra mắt trong thời gian tới

Xem trước mẫu Galaxy Z Fold6 ra mắt trong thời gian tới

(CLO) Samsung dự kiến sẽ ra mắt mẫu smartphone màn hình gập tiếp theo của họ là Galaxy Z Fold6 trong khoảng 3 tháng tới đây, máy sẽ có ít nhất 5 tùy chọn màu sắc.

Sức sống số