(CLO) Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) giai đoạn 2017 - 2024 được triển khai đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân tỉnh Cao Bằng. Nhiều vùng nông thôn trước đây vốn khó khăn về sinh kế thì nay, nhờ Dự án CSSP đã có hướng đi bền vững, người dân đã có ý thức về khai thác thế mạnh đất đai, nguồn nước của địa phương.
Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh Cao Bằng được triển khai từ năm 2017, do Chính phủ Việt Nam và Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế tài trợ. Qua 7 năm triển khai thực hiện, Dự án CSSP đã có những tác động tới việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng cộng đồng, thúc đẩy xây dựng các mô hình liên kết sản xuất nông sản, đem lại sự chuyển biến về tư duy sản xuất cho người dân.
Đồng thời, khẳng định cam kết hướng tới sự bền vững trong nâng cao chất lượng sống và giảm nghèo tại địa phương.
CSSP giúp người dân Cao Bằng cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo
Dự án CSSP được triển khai trên địa bàn 30 xã thuộc 3 huyện Hà Quảng, Nguyên Bình và Thạch An gồm 4 hợp phần và 7 tiểu hợp phần, tập trung hỗ trợ trực tiếp cho nhóm hộ nghèo, cận nghèo nông thôn, hộ nông dân, nhóm đồng sở thích (CIG), cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Bà Vũ Thị Hồng Thúy, Giám đốc Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng cho biết: Dự án triển khai đã giúp giảm nghèo bền vững và tạo thu nhập tăng thêm cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo vùng dự án và tạo điều kiện cho các tác nhân hưởng lợi khi tham gia phát triển các chuỗi giá trị nông - lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Người dân, hộ gia đình sống gần rừng và trồng rừng có cơ hội tiếp cận làm kinh tế nông - lâm nghiệp bền vững gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường rừng khi tham gia chuỗi giá trị sản phẩm không phương hại đến rừng.
Các lợi ích chính có được từ việc thực hiện Dự án như tăng sản lượng và năng suất trồng trọt, nông nghiệp và chăn nuôi gia súc có khả năng chống chịu tốt hơn với BĐKH, nhờ áp dụng các kĩ thuật canh tác nông nghiệp thích ứng với BĐKH; tăng tỷ lệ nông sản được bán trên thị trường dựa trên mối liên kết chặt chẽ hơn với thị trường và các đại lý tiêu thụ; giảm thất thoát trong quá trình sản xuất, chế biến và vận chuyển nông sản nhờ công nghệ đổi mới và công trình hạ tầng nông thôn được nâng cấp; thúc đẩy khả năng gia tăng giá trị trong chuỗi giá trị nông - lâm nghiệp và cải thiện chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao giá thành cho người sản xuất...
Cũng theo bà Thúy, trong giai đoạn 2017 - 2024, Dự án CSSP đã hỗ trợ hoàn thiện 5 kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị (SIP) dựa trên ngành hàng là các cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương, gồm: lợn đen, bò Mông, dong riềng, gừng hàng hóa và lúa gạo chất lượng cao; 8 bản kế hoạch hành động phát triển chuỗi giá trị (VCAP) cấp huyện và 53 bản VCAP cấp xã được xây dựng, đạt 100% chỉ tiêu đề ra. Các kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo. Các hộ dân chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa gắn với chuỗi giá trị từ khâu cung ứng con giống, cây giống bảo đảm chất lượng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Mối liên doanh, liên kết giữa người sản xuất với đơn vị tiêu thụ sản phẩm ngày càng vững chắc.
Trao quyền cho cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số vùng xa
Giám đốc Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng chia sẻ: Dự án giúp giảm thiểu khi thải do mất rừng và suy thoái rừng thông qua giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, khuyến khích đầu tư chiến lược, hiệu quả nhằm phục hồi và quản lý bền vững diện tích rừng. Nâng cao nhận thức canh tác nông - lâm nghiệp không gây phương hại đến môi trường; Nâng cao năng lực quản lý và giám sát tài nguyên rừng, tài nguyên đất nông lâm đến các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Đặc biệt, Dự án đã mang lại những lợi ích xã hội quan trọng như: trao quyền cho cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ và các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng xa thông qua việc nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của họ; Giúp các hộ ở nông thôn tiếp cận tốt hơn với các loại dịch vụ, thông tin và thị trường, đồng thời giúp họ tích cực tham gia vào quá trình ra quyết định tại gia đình và cộng đồng; Tạo việc làm và nâng cao sự hiểu biết của nông dân; Tăng giá trị các sản phẩm tiềm năng của khu vực nông thôn thông qua các chuỗi giá trị, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng cho người dân vùng dự án...
Tại Cao Bằng, Dự án cũng đã hỗ trợ thành lập 678 nhóm đồng sở thích/tổ hợp tác, trong đó có 644 tổ được nhận tài trợ từ quỹ CSA với tổng số vốn hơn 43,5 tỷ đồng; 280/678 tổ nhóm có liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó có 180 nhóm CIG liên kết với 6 doanh nghiệp/hợp tác xã/ hộ kinh doanh được nhận quỹ APIF (Quỹ xúc tiến đầu tư kinh doanh nông nghiệp). Việc liên kết bảo đảm tính hiệu quả và bền vững cho các tổ hợp tác, tạo sinh kế, tăng cơ hội tìm việc làm cho người dân, nhất là lao động nữ, người dân tộc thiểu số. Không những vậy, dự án còn duy trì 322 nhóm tiết kiệm tín dụng cho đối tượng phụ nữ nghèo mong muốn tham gia chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa với tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng dành cho Quỹ Phụ nữ phát triển; đầu tư 188 công trình hạ tầng cơ sở đưa vào sử dụng phục vụ các chuỗi giá trị.
Đến nay, kết quả hoạt động giải ngân dự án lũy kế là trên 732.825 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 90,12% tổng mức được phê duyệt.
Ngày 25/9/2024 vừa qua, UBND tỉnh Cao Bằng đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm đề xuất dự án ''Đầu tư phát triển chuỗi giá trị nông - lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Cao Bằng'' sử dụng vốn ODA (vốn vay tổ chức IFAD và vốn viện trợ không hoàn lại).
Theo UBND tỉnh Cao Bằng, khi dự án thực hiện sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển các chuỗi giá trị tiềm năng trên địa bàn tỉnh và cải thiện các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia REDD+ tại tỉnh Cao Bằng là hết sức cần thiết và phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh. Thông qua triển khai dự án sẽ giúp giải quyết các vấn đề hạn chế trong việc phát triên các chuỗi giá trị nông - lâm nghiệp và giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế mất và suy thoái rừng, xây dựng và nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngành nông nghiệp của tỉnh, giúp người dân, đặc biệt là người nghèo cận nghèo, người dân tộc thiểu số tăng cường năng lực sản xuất với các ngành hàng phù hợp không gây mất rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, giảm bớt những tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra.
(CLO) Với quyết tâm cao trong việc triển khai thực hiện để đạt mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực trong việc thực hiện Chương trình chung tay vì người nghèo, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh trong năm 2025.
(CLO) Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục diễn ra tại Hà Nội. UBND thành phố đã yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo chi tiết về kết quả giải ngân, lý giải nguyên nhân và trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân.
(CLO) Theo báo cáo của One Mount, trong giai đoạn 2025-2026, Văn Giang - Hưng Yên sẽ cung cấp khoảng một phần ba lượng căn hộ cho Hà Nội và vùng lân cận.
(CLO) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025) và mừng xuân Ất Tỵ 2025, sáng 17/1, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khai mạc triển lãm chuyên đề “95 mùa Xuân có Đảng”.
(CLO) Theo lực lượng CSGT và chuyên gia giao thông, thông tin việc thực hiện Nghị định 168 là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc đường ở các thành phố lớn là không chính xác. Bởi năm nào cũng vậy cứ vào dịp gần Tết Nguyên đán thì lượng người và phương tiện tham gia giao thông hằng ngày tăng lên rất nhiều.
(CLO) Sáng 17/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long thăm, tặng quà hộ gia đình nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lạng Sơn; thăm, tặng quà cán bộ, viên chức, người lao động và bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Sáng 17/1, tại Văn miếu Hà Tĩnh, Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh, UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025.
(CLO) Sáng 17/1, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.
(CLO) Chương trình “Táo quân 2025” với sự trở lại của những gương mặt nghệ sỹ quen thuộc tiếp tục là món ăn tinh thần hấp dẫn, đáng chờ đợi đối với khán giả truyền hình trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đặc biệt, tại chương trình năm nay nhiều vấn đề “nóng” của xã hội cũng được các nghệ sỹ nói đến.
(CLO) Sáng nay (17/1), nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An đã tổ chức buổi gặp mặt với các cơ quan báo chí trên địa bàn. Buổi gặp mặt do đồng chí Nguyễn Đức Trung, Bí thư Tỉnh ủy, và đồng chí Lê Hồng Vinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chủ trì.
(CLO) Theo một khảo sát từ Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, thanh niên tại Việt Nam và Singapore có cái nhìn lạc quan hơn về tình hình chính trị và kinh tế so với các quốc gia khác trong khu vực.
(CLO) Những ngày này, một số tuyến phố ở Hà Nội đã xuất hiện những cành đào mốc, cành mận rừng được đưa từ Sơn La, Mộc Châu, Sapa... về bán dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Đánh giá iPad thế hệ 10 của Apple, với giá rẻ và thiết kế hấp dẫn nhưng thiếu hỗ trợ Apple Intelligence, yếu tố quan trọng mà người dùng nên cân nhắc khi chọn mua thiết bị này.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, yêu cầu TP Hà Nội làm rõ nhiều vấn đề, từ quy hoạch đến phương án vận hành.
(CLO) Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục diễn ra tại Hà Nội. UBND thành phố đã yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo chi tiết về kết quả giải ngân, lý giải nguyên nhân và trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân.
(CLO) Sáng 17/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long thăm, tặng quà hộ gia đình nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lạng Sơn; thăm, tặng quà cán bộ, viên chức, người lao động và bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết trong chuyến thăm Ba Lan, ông đã trao đổi với Tổng thống và Thủ tướng Ba Lan về việc xúc tiến công nhận cộng đồng người Việt Nam là dân tộc thiểu số, đề nghị bà con kiều bào và Đại sứ quán tích cực tham gia thúc đẩy việc này.
(CLO) Mới đây (ngày 16/1/2025), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, cần khoảng 351.500 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030.
(CLO) Ngày 16/1/2025 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng Ba Lan, sau lễ đón chính thức trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp hẹp và hội đàm với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk. Tại hội đàm, hai nhà lãnh đạo nhất trí xem xét sớm nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm chiến lược.
(CLO) Bộ TN&MT đã có đánh giá chi tiết về tính khả thi và hiệu quả của đề xuất dẫn nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, đồng thời đưa ra những khuyến nghị điều chỉnh.
(CLO) Chiều 16/1, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh tổ chức gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân, nhà báo nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2005) và mừng xuân Ất Tỵ năm 2025.