Dự án Khu dân cư dọc sông Tiền (Tiền Giang): Lợi ích thuộc về ai?

Thứ sáu, 20/04/2018 10:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đa số người dân địa phương đồng tình với chủ trương của chính quyền Tiền Giang triển khai thực hiện Dự án khu dân cư dọc sông Tiền, tuy nhiên họ rất bức xúc trước việc UBND TP. Mỹ Tho kê biên, áp giá, bồi thường, hỗ trợ có nhiều bất cập, thậm chí ép dân giao “đất vàng” cho doanh nghiệp.

Lấy “đất vàng” giao doanh nghiệp làm dự án

Năm 2015, khi công trình đường và bờ kè ven sông Tiền xây dựng hoàn thành, khu vực này trở thành “đất vàng”, với dòng sông Tiền rộng lớn, mát mẻ quanh năm. Để thực hiện dự án chỉnh trang đô thị, UBND tỉnh  Tiền Giang chọn Công ty cổ phần đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư. UBND thành phố Mỹ Tho có trách nhiệm kê biên, áp giá đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân trong vùng dự án để giao đất cho nhà đầu tư.

Theo Trung tâm phát triển Quỹ đất TP. Mỹ Tho, 134 hộ dân và doanh nghiệp có nhà, đất ven sông Tiền thuộc phường 4, phường 6 TP. Mỹ Tho phải giải tỏa, giao hơn 7,3 ha đất cho nhà đầu tư. Qua hơn 2 năm thực hiện, có 111 hộ dân chấp nhận giao đất, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ; còn 23 hộ dân và doanh nghiệp chưa đồng ý giao đất (trong số này UBND thành phố Mỹ Tho ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với  7 hộ).

Báo Công luận
 Lấy đất của người dân giao cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Công tác giải tỏa, đền bù, hỗ trợ có nhiều bất cập

Tìm hiểu tình hình qua các doanh nghiệp, cá nhân bị thu hồi đất, PV Báo NB&CL nhận thấy công tác kê biên, áp giá đền bù, hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng TP. Mỹ Tho có nhiều bất cập, gây thiệt thòi cho người dân. Ông Nguyễn Hữu Tài (Phường 6) cho biết: “Gia đình tôi có hơn 180 m2 đất đang làm nhà ở bị thu hồi. Dù diện tích đất này chưa có chủ quyền nhưng đã ở ổn định hàng chục năm qua, không có tranh chấp nhưng tôi chỉ được hỗ trợ với mức giá 150 ngàn đồng/m2 là bất hợp lý. Điều vô lý là nếu quy hoạch đất làm dự án thì phải chọn tất cả diện tích đất trong khu vực, đằng này phía UBND TP. Mỹ Tho chỉ lựa đất “vàng” ven mặt tiền để thu hồi; còn đất xấu, sâu bên trong thì không thu hồi(?)”.

Trường hợp gia đình bà Lê Thị Phương Nga (cùng ở Phường 6) cũng vậy. Bà Nga không chịu giao đất cho dự án vì đất mặt tiền đường bờ kè ven sông Tiền mà TP. Mỹ Tho chỉ bồi thường giá khoảng 2,4 triệu đồng/m2. Bà Nga bức xúc: “Tôi đã gửi đơn khiếu nại Quyết định của UBND Thành phố Mỹ Tho về việc cưỡng chế, thu hồi đất đến UBND tỉnh Tiền Giang và Lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang có văn bản chỉ đạo chủ tịch UBND TP. Mỹ Tho giải quyết nhưng đến nay UBND TP vẫn làm ngơ. Trong khi đó vào ngày 4/4/2018, TP. Mỹ Tho tổ chức lực lượng cưỡng chế đất đang khiếu nại của gia đình tôi ?”.

Ông Nguyễn Công Hầu (Chủ doanh nghiệp tư nhân Phước Hương chuyên sản xuất nước mắm tại khu phố 2, phường 6) thì cho biết: “Gia đình tôi sinh sống và kinh doanh tại đây trên 50 năm. Để xây dựng dự án Khu dân cư dọc sông Tiền, UBND TP. Mỹ Tho ra quyết định thu hồi gần 760m2 đất mặt tiền sông Tiền trong tổng số hơn 5.540m2 đất đã xây nhà xưởng chế biến nước mắm. Tuy nhiên, gia đình ông chưa chấp hành quyết định thu hồi đất; mong chính quyền giải tỏa hết 100% diện tích đất để đi nơi khác làm ăn. Vì số đất mặt tiền sông đã bị thu hồi nên bế tắc lối đi ra vào vận chuyển hàng hóa, không thể kinh doanh được nữa. Qua rất nhiều lần đối thoại với UBND phường 6, UBND TP. Mỹ Tho và UBND tỉnh Tiền Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng đã chỉ đạo Chủ tịch UBND TP. Mỹ Tho xem xét, giải quyết nhu cầu của tôi nhưng đến nay phía TP. vẫn phớt lờ, cố tình “lấy” một phần diện tích đất mặt tiền sông của gia đình tôi. Nếu bàn giao đất thì gia đình tôi ở không thể sản xuất kinh doanh nữa”.

Thông tin phóng viên Báo NB&CL có được, phần lớn các hộ dân trong vùng dự án đồng tình với chủ trương xây dựng Khu dân cư dọc sông Tiền là để phát triển TP. Mỹ Tho xứng tầm đô thị loại 1. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân chưa chịu giao mặt bằng cho nhà đầu tư vì công tác kê biên, áp giá, bồi thường hỗ trợ của các ngành chức năng chưa công tâm, thiếu khách quan. Theo ông Lê Võ Vĩnh Phúc (Chủ doanh nghiệp tư nhân Đồng Xanh) nằm trong diện phải giải tỏa, bàn giao hơn 2.000 m2 đất cho dự án) nói:“Trước đây diện tích đất này trũng thấp, tôi san lấp mặt bằng và đầu tư xây bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng, có kéo đường điện 3 pha. Nay Hội đồng bồi thường áp mức giá đất nông nghiệp chỉ hơn 2 triệu đồng/m2; trong khi đó giá đất trên thị trường ở khu vực này đến hơn 20 triệu đồng/m2. Riêng đường điện 3 pha thì không được nhắc tới.”

Báo Công luận
 Ngoài sự bất cập trong công tác giải tỏa đề bù thì công luận đang đặt câu hỏi: Tại sao quy hoạch toàn khu lại không giải tỏa nhà hàng Rạng Đông ? 

Thực tế, có 2 vấn đề có liên quan đến quyền lợi của người dân bị thu hồi đất là: xác định sai vị trí để đền bù, hỗ trợ và mức giá đền bù, hỗ trợ đối với diện tích đất mà người dân đã sử dụng, xây nhà ở ổn định nhiều năm nhưng chưa được xác lập chủ quyền. Vấn đề này, ông Nguyễn Văn Diệu, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Mỹ Tho cho biết: “Dù các phần nhà, đất của các doanh nghiệp, hộ dân hiện nằm mặt tiền đường bờ kè ven sông Tiền nhưng đền bù, hỗ trợ cho người dân với mức giá không phải mặt tiền, thậm chí chỉ là đất nông nghiệp trong hẻm. Vì dự án này triển khai thu hồi đất từ năm 2015; trong thời điểm này thì bờ kè và đường ven bờ kè sông Tiền chưa nghiệm thu nên phải tính mức giá không phải mặt tiền(?). Riêng việc hỗ trợ đất mà các hộ dân tự lấn chiếm, tự khai thác đất bãi bồi thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013.” Còn việc không giải tỏa Nhà hàng, khách sạn Rạng Đông thì ông Diệu xin từ chối trả lời phần này vì dự án này, do UBND và các ngành tỉnh phê duyệt, phía Thành phố Mỹ Tho chỉ làm công tác giải phóng mặt bằng, giao đất cho nhà đầu tư.

Lợi ích của dự án thuộc về ai?

Nhiều hộ dân bị thu hồi đất đều cho rằng đây là dự án kinh doanh bất động sản, không thuộc trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nhà đầu tư (Cty Tây Bắc), sau khi nhận đất, sẽ xây dựng nhà (dạng xây thô) rồi bán trở lại cho những khách hàng có nhu cầu với giá cao hơn giá hỗ trợ, đền bù cho dân. Chính vì thế, việc chính quyền TP. Mỹ Tho đang “quá nhiệt tình” trong công tác thương lượng giá cả bồi thường, hỗ trợ với người dân không thể tránh khỏi nghi ngờ: Lợi ích dự án thuộc về ai? Một cá nhân hay nhóm lợi ích nào?

Báo NB&CL sẽ tiếp tục sự việc.

Thái Sơn - Đồng Khởi

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra