(CLO) Dự án Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi, Chính phủ đề nghị bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” để tặng thưởng cho đối tượng là Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) trên tinh thần đảm bảo thể chế hóa Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị và khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn.
Luật còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế
Sau 17 năm thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng, Luật đã và đang đi vào cuộc sống, được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả, công tác thi đua và khen thưởng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong đời sống xã hội. Các phong trào thi đua yêu nước có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức thiết thực và có hiệu quả hơn. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã chủ động phối hợp tổ chức các phong trào thi đua thu hút, tập hợp đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hưởng ứng. Các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương đã chủ động phát hiện kịp thời khen thưởng và đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước cho các trường hợp có thành tích...Công tác khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến đến nay cơ bản hoàn thành. Việc áp dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa quản lý công tác thi đua, khen thưởng đã được quan tâm, triển khai từ trung ương đến bộ, ngành, địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Tuy nhiên, theo Bộ Nội vụ, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn:
Thứ nhất, về công tác thi đua, việc tổ chức triển khai phong trào thi đua ở một số nơi còn hình thức, chưa tạo được động lực thi đua từ cơ sở, từ quần chúng nhân dân; hiệu quả, tác dụng phong trào thi đua chưa cao, một số nơi phong trào thi đua chưa gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị; việc sơ kết, tổng kết phong trào thi đua chưa kịp thời; nội dung, tiêu chí xét tặng danh hiệu thi đua chưa cụ thể, rõ ràng, việc công nhận danh hiệu thi đua chưa thống nhất. Trong thực tiễn, một số danh hiệu thi đua mặc dù chưa được quy định trong Luật nhưng đã đi vào cuộc sống và có tác dụng động viên phong trào nên cần được bổ sung vào Luật để tạo cơ sở pháp lý khi triển khai thực hiện.
Thứ hai, về công tác khen thưởng, Luật có đối tượng điều chỉnh rộng liên quan đến toàn bộ hệ thống chính trị nhưng điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng chưa bao quát hết các đối tượng và người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác; khen thưởng chưa bám sát các phong trào thi đua, chưa lấy kết quả phong trào thi đua làm căn cứ, cơ sở để khen thưởng nên tác dụng khen thưởng chưa cao. Năm 2013, khi sửa đổi, bổ sung Luật đã có quy định điều kiện, tiêu chuẩn để khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số quy định về tiêu chuẩn khen thưởng chưa rõ ràng, cụ thể, phải điều chỉnh bằng các văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư…
Công tác phát hiện và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất chưa kịp thời. Luật hiện hành quy định các hình thức khen thưởng cấp nhà nước và các hình thức khác thuộc thẩm quyền của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, trên thực tế việc phân cấp, phân quyền trong khen thưởng chưa quy định rõ; tỷ lệ khen thưởng cấp nhà nước chưa cân đối trong từng lĩnh vực, đối tượng tập trung chủ yếu vào khen niên hạn, khen công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Một số chủ trương, quy định của Đảng về công tác khen thưởng chưa được cụ thể hóa kịp thời.
Thứ ba, về thủ tục, hồ sơ khen thưởng, một số quy định về thủ tục, thành phần, số lượng hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính; quy định thủ tục, hồ sơ khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích đột xuất được cấp trên phát hiện, khen thưởng và một số loại hình khen thưởng chưa phù hợp; Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng chưa được quy định cụ thể, đồng bộ để đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuyển đổi số quốc gia.
Do đó, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, việc sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng là cần thiết để thể chế đường lối, chủ trương của Đảng, các nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện Luật; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, quan điểm xây dựng dự án luật là nhằm thể chế đường lối, chủ trương của Đảng về công tác thi đua khen thưởng; Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu trong chỉ đạo tổ chức phong trào thi đua; Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc và cả hệ thống chính trị, tạo động lực to lớn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương và của đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung Luật đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp; tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; đồng thời thực hiện phân cấp về thẩm quyền việc khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng cho các bộ, ban, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trung ương và cấp cơ sở nhằm giải quyết các hạn chế, vướng mắc về thẩm quyền, đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục khen thưởng.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, việc xây dựng dự án luật phải đảm bảo mục tiêu hoàn thiện quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng phù hợp với công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đảm bảo đồng bộ, phù hợp yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua; phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện những điển hình tiên tiến để khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng; khen thưởng công nhân, nông dân, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để đơn giản hóa thủ tục hành chính đảm bảo kịp thời, minh bạch, công khai, khả thi và hiệu quả trong việc thực hiện các quy định của Luật.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Những nội dung sửa đổi, bổ sung về thi đua
Dự thảo luật sửa đổi gồm 100 điều, bỏ 11 điều của luật hiện hành, sửa đổi và điều chỉnh 79 điều.
Về nội dung, Chính phủ đề nghị bổ sung danh hiệu “Xã tiêu biểu”, “Phường, thị trấn tiêu biểu”. Bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” để khen thưởng cho lực lượng thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về danh hiệu Chiến sĩ thi đua (cấp toàn quốc; cấp bộ, ngành, tỉnh; cấp cơ sở): Dự thảo Luật đã quy định cụ thể tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua; bổ sung tiêu chuẩn “có đề án khoa học” vì trên thực tế có nhiều cá nhân có Đề án nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu và được áp dụng có hiệu quả; bỏ từ “nhất” trong cụm từ “tiêu biểu xuất sắc nhất”, vì trên thực tế việc so sánh, đánh giá tiêu biểu “nhất” giữa các cá nhân trong bộ, ngành, địa phương chưa có tiêu chí chung để thực hiện, nhất là đối với các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực hoặc cá nhân xét tặng danh hiệu thi đua gồm nhiều đối tượng khác nhau (công nhân, nông dân, công chức) trong cùng một địa phương.
Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn về hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến hoặc đề án khoa học, đề tài khoa học đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh” (Điều 19 và Điều 20) và thẩm quyền công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến hoặc đề án khoa học, đề tài khoa học. Nội dung nêu trên đã được quy định tại Nghị định quy định chi tiết Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành và thực hiện có hiệu quả thời gian qua, vì vậy đề nghị quy định vào Luật để có tính pháp lý cao hơn.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn về khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất được quy định tại khoản 3 Điều 22 dự thảo Luật về công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”; Huân chương Lao động hạng Nhất (khoản 2 Điều 40), Huân chương Lao động hạng Nhì (khoản 2 Điều 41), Huân chương Lao động hạng Ba (Khoản 2 Điều 42); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (khoản 2 Điều 72), Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh (khoản 2 Điều 73) thực hiện chủ trương của đảng về chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
Bổ sung đối tượng khen thưởng là cá nhân người nước ngoài đối với Huân chương Hồ Chí Minh; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đối với Huân chương Độc lập các hạng, Huân chương Lao động các hạng (từ Điều 33 đến Điều 36 và Điều 40, Điều 41, Điều 42); bổ sung tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương Hữu nghị (Điều 51), Huy chương Hữu nghị (Điều 56) để cụ thể hóa chủ trương của Đảng về khen thưởng đối ngoại theo Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị và để phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay.
Bổ sung quy định mức độ đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đoàn thể đối với tập thể khi đề nghị khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công để phù hợp với quy định về xếp loại tổ chức đảng hiện nay (từ Điều 32 đến Điều 39).
Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được đối với cá nhân từ “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” thành “hoàn thành tốt nhiệm vụ” đối với các hình thức Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh (Điều 73), Bằng khen Chính phủ (Điều 72), Huân chương Lao động hạng Ba (Điều 43), Huân chương Lao động hạng Nhì (Điều 41) để phù hợp với đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
Bổ sung tiêu chuẩn về thời gian khi xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ nhân dân dân”, cá nhân phải có thời gian được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân ưu tú” thời gian từ 06 năm trở lên (Điều 62, 63, 64, 65) để cá nhân có thời gian tiếp tục phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Ngày 12/4 tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Hội diều làng Bá Dương Nội, đồng thời công bố Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội dành cho "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
(CLO) Các nhân viên hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế quan tối thiểu 10% của Tổng thống Donald Trump đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào thứ Bảy.
(CLO) Sau 2 ngày ra mắt, phim "Địa đạo" được công chúng đón nhận nồng nhiệt thu về hơn 36 tỷ đồng, mở ra hy vọng mới cho điện ảnh Việt Nam về đề tài chiến tranh cách mạng.
(CLO) Trong nhiều thập kỷ, một bộ hóa thạch được tìm thấy tại một mỏ đá ở Nhật Bản từng được xem là bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của con người trên quần đảo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã lật ngược giả thuyết đó — tiết lộ rằng những bộ xương cổ xưa thực chất không thuộc về con người, mà là của một con gấu nâu thời tiền sử.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.
(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.
(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5 năm 2025.
(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; đồng thời, phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,