(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Dự án Nhà máy nước Hương Khê được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đầu tư tại quyết định số 1092/QĐ-UBND vào ngày 9/5/2016; phê duyệt thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và tổng dự toán tại quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 1/3/2019.
Nhà máy được xây dựng tại khu vực đầu nguồn nước sông Tiêm thuộc địa bàn xã Phú Gia. Dự án do UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 229 tỉ đồng.
Theo thiết kế, nhà máy có công suất 9.000m3/ngày đêm (giai đoạn 1) và tăng lên 13.700m3/ngày đêm vào giai đoạn 2. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ cấp nước sạch cho người dân ở thị trấn và 8 xã vùng phụ cận thuộc huyện Hương Khê.
Về hạ tầng, nhà máy gồm hệ thống đầu mối gồm một trạm bơm cấp 1, một trạm bơm cấp 2 và một trạm xử lý. Hệ thống tuyến đường ống cấp nước dài hơn 210km. Theo tính toán đến năm 2030 sẽ cung cấp nước cho hơn 57.000 nhân khẩu.
Đơn vị thi công dự án là liên danh Công ty TNHH Khánh Môn (trụ sở tại xã Đồng Môn, TP. Hà Tĩnh) và Công ty Cổ phần Xây dựng Hà Huy (trụ sở tại TP. Vinh, Nghệ An). Tiến độ thực hiện dự án từ tháng 2/2020 đến tháng 6/2022. Thế nhưng, dự án sau đó đã chậm tiến độ được gia hạn lần 2 và được giao phải hoàn thành vào tháng 9/2023. Tuy vậy, dự án tiếp tục chậm tiến độ nên đến nay, UBND tỉnh Hà Tĩnh đang đôn đốc.
Nguyên nhân chậm tiến độ từng được Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Hương Khê giải thích do ảnh hưởng từ tình hình phức tạp của dịch COVID-19 trong 2 năm 2020 và 2021.
Ngoài ra, do một số máy móc, thiết bị phải nhập khẩu bị chậm, nhà cung cấp không đảm bảo được thời gian theo đơn đặt hàng. Thêm nữa, hệ thống đường ống trải dài trên diện rộng 8 xã và 1 thị trấn nên khó khăn trong giải phóng mặt bằng và thi công.
Dự án Nhà máy nước sạch cung cấp nước cho nhân dân thị trấn Hương Khê và 8 xã phụ cận chậm tiến độ nhiều năm nay.
Chia sẻ với phóng viên, bà Nguyễn Thị Lan (xã Gia Phố) than thở: “Dân chúng tôi chờ nước sạch bao nhiêu năm nay, mà dự án vẫn chưa xong. Mùa khô thiếu nước, cả làng phải đi xin nước về dùng, vẫn biết nước ao, nước giếng không đảm bảo”. Cùng chung nỗi bất bình, ông Trần Văn Minh (thị trấn Hương Khê) cho biết: “Chúng tôi mong ngóng từng ngày dự án hoàn thành để có nước sạch dùng. Thế nhưng, hết lần này đến lần khác, dự án vẫn bị dẫm chân tại chỗ. Từ dân nghèo đến doanh nghiệp đều gặp khó khăn khi thiếu nước”.
Mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản đôn đốc tiến độ Dự án Nhà máy nước và hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân thị trấn Hương Khê và 8 xã vùng phụ cận thuộc huyện Hương Khê.
Theo văn bản, Chủ tịch UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, nhiều lần chỉ đạo, yêu cầu xử lý để sớm hoàn thành, bàn giao đưa Dự án nước sạch nêu trên vào quản lý, sử dụng. Tuy vậy, Chủ đầu tư, các sở, địa phương liên quan chậm trễ thực hiện, thiếu quan tâm đôn đốc, xử lý các nội dung liên quan. Do vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, Giám đốc Sở Xây dựng nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan soát xét toàn bộ quá trình triển khai, thực hiện dự án, làm rõ nguyên nhân để chậm tiến độ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý.
Theo lãnh đạo BQL Dự án Đầu tư xây dựng huyện Hương Khê cho biết, hiện nay, Dự án Nhà máy nước và hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân thị trấn Hương Khê và 8 xã vùng phụ cận thuộc huyện Hương Khê cơ bản đã hoàn thành. Hiện đã lắp đặt được 450 đồng hồ nước trong tổng số 650 cái cần lắp đặt cho các hộ dân của dự án cấp nước.
Đại diện BQL Dự án Đầu tư xây dựng huyện còn cho biết, vừa qua, phía Điện lực thay đổi, chuyển lưới điện từ 22kV lên thành lưới điện 35kV. Do vậy hiện nay, Dự án Nhà máy nước và hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân thị trấn Hương Khê và 8 xã vùng phụ cận thuộc huyện Hương Khê đang phải xin điều chỉnh thay máy cùng một số thiết bị và hệ thống chống sét để phù hợp với lưới điện, nếu không vận hành sẽ bị cháy, hư hỏng. Việc chậm này là do khách quan. Nếu không liên quan đến điện thì đã vận hành, đưa nhà máy đi vào hoạt động.
Ngày 17/3 vừa qua, UBND huyện Hương Khê đã có văn bản đề xuất chủ trương bổ sung khối lượng, điều chỉnh thời gian thực hiện, giá hợp đồng xây lắp và các gói thầu tư vấn có liên quan công trình Nhà máy nước và hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân thị trấn Hương Khê và 8 xã vùng phụ cận thuộc huyện Hương Khê.
Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh, UBND huyện Hương Khê tập trung thực hiện các nội dung còn lại để phấn đấu hoàn thành. Hiện các Sở đang thực hiện công đoạn kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao để đưa nhà máy vào vận hành cấp nước sạch cho người dân từ tháng 5/2025.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.
(CLO) Lực lượng chức năng đã làm việc với tài xế xe tải cố ý vượt rào chắn đường ngang, khi chắn đang dịch chuyển đóng đường ở thành phố Huế. Chiếc ô tô đã va chạm và làm cong vênh một gác chắn, gãy một gác chắn.
(CLO) Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa phối hợp với các đơn vị nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm Nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(CLO) Giá bán lẻ thực tế tại đại lý của mẫu xe Mazda CX-5 hiện đang giảm “thủng đáy” xuống dưới ngưỡng 700 triệu đồng, giảm đến 60 triệu đồng so với giá niêm yết của nhà sản xuất.
(CLO) Theo các thành viên của ủy ban tình báo Thượng viện và Hạ viện, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), cơ quan tình báo mạng hùng mạnh của Mỹ.
(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.
(CLO) UBND quận Hoàn Kiếm cho biết đã điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ và khu vực phố cổ vào dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và nghỉ lễ 30/4-1/5.
(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và tin rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước.
(CLO) Sau gần 4 tháng báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh về Dự án khu đền thờ Nguyễn Cao có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng do Ban Quản lý các dự án xây dựng TX Quế Võ làm chủ đầu tư, Công ty CP xây dựng Phú Đạt là nhà thầu xây dựng có dấu hiệu kém chất lượng, vừa làm đã hỏng, đến nay công trình chỉ được sửa chữa qua loa. PV cũng phát hiện thêm dự án đền Đậu, TX Quế Võ có dấu hiệu bị thi công không đúng thiết kế, kém chất lượng.
(CLO) Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1991), trú tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương. Linh là đối tượng đang bị cơ quan Công an truy nã về tội “Buôn bán hàng cấm”.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP HCM diễn ra Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
(CLO) Sáng 4/4, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam tổ chức hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung bộ”.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.