(CLO) Khó khăn, tổn hại còn kéo dài nhưng thời gian tới vẫn có nhiều điểm sáng, đó là dịch bệnh đang dần được kiểm soát. Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đang dần mở cửa lại. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Nhiều dự báo tin rằng trong quý IV kinh tế sẽ hồi phục.
“Nếu không có thay đổi đột biến, đột phá thực sự bằng chương trình phục hồi và tăng tốc phát triển, thì khó đạt đạt mục tiêu đặt ra cho nhiệm kỳ này. Kế hoạch phục hồi cần đưa ra mục tiêu cụ thể hơn. Trong đó một số chỉ tiêu phải cao hơn mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch 5 năm2021-2025”- TS.Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương nhận định.
TS.Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương.
Báo động về một viễn cảnh không sáng
Cả nền kinh tế đang bị tổn thất nặng nề vì đại dịch COVID-19. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, GDPquý III âm 6,17%. Liệu dịch bệnh còn có di hại nào nữa?GDP năm nay có thể đạt mức nào?
Năm nay, có thể tăng trưởng chỉ 3%, chưa bằng nửa mục tiêu kế hoạch năm đặt ra. Nếu như vậy thì đây là năm thứ hai liên tiếp không đạt được mục tiêu đề ra, nhất là về tăng trưởng, việc làm và các nhiệm vụ cải cách phát triển.
Ở các nước phát triển, tốc độ tăng GDP giảm, thậm chí âm, nhưng thu nhập/người dân không giảm, và thu nhập khả dụng tăng, vì họ không thể chi tiêu trong đại dịch. Vì vậy, khi dịch kết thúc, hay giảm thì cầu bùng nổ, và là yếu tố cơ bản thúc đẩy phục hồi nhanh và cao.
Việt Nam hoàn toàn khác vì đang yếu cả bên cung và bên cầu, không thể phục hồi nhanh và cao được khi mà nhiều triệu lao động mất việc làm, mất thu nhập và đã tiêu đi phần lớn, thậm chí tiêu hết tiền tiết kiệm và một số ngành dịch vụ đã tê liệt hai năm liên tiếp.
Đại dịch không những làm mất mát về vật chất, mà cả tinh thần, năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ.v.v…
Cơ cấu kinh tế, lao động, phân bố nguồn lực đang bị đảo lộn. Năng lực và nguồn lực đã bị sói mòn nghiêm trọng. Các động lực tăng trưởng chủ yếu (trừ xuất khẩu) đã yếu đi một cách đáng kể. Ba vùng động lực vốn đã mất động lưc, nay lại thiệt hại nghiêm trọng.
Như vậy phía trước vẫn là bức tranh u ám ư. Khả năng phục hồi thế nào?
Khó khăn, tổn hại còn kéo dài nhưng thời gian tới vẫn có nhiều điểm sáng, đó là dịch bệnh đang dần được kiểm soát. Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đang dần mở cửa lại. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được giữ vững. Khi được mở cửa trở lại, sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng mấy tháng nay bị kìm nén sẽ bật tăng trở lại, theo đó, tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi. Nhiều dự báo tin rằng trong quý IV kinh tế sẽ hồi phục.
Chương trình phục hồi và đẩy nhanh phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham vấn ý kiến các chuyên gia. Khi được tham vấn, ông đã có ý gì muốn nhấn mạnh?
Dịch bệnh gây tổn hại nặng nề như chúng ta vừa nói đến, vì vậy nếu không có thay đổi đột biến, đột phá thực sự bằng chương trình phục hồi và tăng tốc phát triển, thì kết quả đạt được ở nhiệm kỳ này sẽ xấu hơn nhiều so với nhiệm kỳ 2016-2020, tăng trưởng sẽ thấp xa mục tiêu đặt ra.
Tôi muốn báo động rằng nếu không có được sự phục hồi và tăng tốc phát triển kinh tế, chúng ta sẽ có một viễn cảnh không sáng.
Mọi kế hoạch, giải pháp đều phải trông vào dư địa chính sách, khoảng dư địa này thế nào?
So sánh với 1999-2011, dư địa chính sách của ta bây giờ tốt hơn rất nhiều và còn rất nhiều. Lạm phát thấp và ổn định. Hệ thống tài chính, tuy còn rủi ro, nhưng vững và tốt hơn rất nhiều. Bội chi ngân sách, và nợ công vẫn trong ngưỡng cho phép. Cán cân đối ngoại tốt hơn nhiều, dự trữ ngoại tệ trên 100 tỷ USD… Tôi cho rằng ta có thể nới trần nợ công, tăng bội chi để thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế.
Phải đặt mục tiêu cao hơn mục tiêu trong kế hoạch 5 năm
Trong dự thảo có 8 nhóm giải pháp phục hồi kinh tế. Vậy theo ông cần lưu ý gì?
Có mấy điểm đáng lưu ý. Đó là tiếp tục tổ chức sản xuất, cuộc sống xã hội và quản lý nhà nước an toàn, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh. Sinh kế và sinh mạng là hai mặt của một vấn đề, bổ sung, củng cố cho nhau, không tách rời nhau.
Đồng thời nhanh chóng phục hồi lại, cũng cố vững chắc các động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Và phải sử dụng nguồn lực đúng mục đích, đúng đối tượng, và hiệu quả.
Giải pháp cần cụ thể, khả thi và có thể thực hiện được ngay và nhanh với trong thời hạn đã định.
Kế hoạch phục hồi cần đưa ra mục tiêu cụ thể hơn. Trong đó một số chỉ tiêu phải cao hơn mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch 5 năm2021-2025. Như vậy mới đạt được mục tiêu của cả nhiệm kỳ.
Dự thảo đưa ra quá nhiều giải pháp (78 giải pháp chia thành 8 nhóm) nhưng lại chưa cụ thể và khả thi, chưa tập trung vào một chương trình có thời hạn 2-3 năm.
Quan điểm của tôi là giải pháp viết ra trong chương trình phục hồi này không trùng lặp với các chính sách, kế hoạch, chương trình đã có mà cần mạnh hơn, cao hơn giải pháp đã có và tập trung vào 4 nhóm sau đây: 1.Tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn dịch bệnh để mở lại nền kinh tế. 2. Hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã và hộ kinh doanh vượt qua đại dịch.3. Kích cầu đầu tư và tiêu dùng. 4. Hỗ an sinh xã hội và đào tạo lại lao động.
Chính phủ đã nhấn mạnh thông điệp chuyển hướng từ “Zero F0” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát an toàn dịch bệnh”. Nhưng người dân và doanh nghiệp lo ngại các biện pháp chống dịch sẽ làm hạn chế các hoạt động của đời sống và sản xuất kinh doanh?
Chúng ta cần giải pháp chống dịch mới kiểm soát dịch hiệu quả nhưng cũng tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế được quay trở lại.
Trong đó, cần tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn dịch bệnh để mở lại nền kinh tế với một số giải pháp cụ thể. Tiêm vaccine nhanh nhất có thể. Tăng cường năng lực hệ thống y tế trong phòng chống dịch, nhất là hệ thống y tế cấp cơ sở.
Đồng thời ban hành quy định mới về các tiêu chí, tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh để áp dụng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động đời sống xã hội và quản lý nhà nước. Các quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn phải cụ thể, dễ tuân thủ, áp dụng thống nhất và được giám sát bởi công nghệ và các công cụ thích hợp.
Nguyên tắc xuyên suốt ở đây là không đặt thêm quy định xin-cho, không tạo thêm thủ tục hành chính.
Chương trình phục hồi có nói đến phát triển ngành du lịch, kích cầu tiêu dùng trong nước. Theo ông cần giải pháp cụ thể gì?
Chúng ta cần tính tới việc mở cửa thị trường du lịch nội địa và thí điểm mở cửa thị trường du lịch quốc tế, tiến tới mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế trong điều kiện bình thường mới.
Về giải pháp, nên giảm thuế GTGT từ mức 10% về 5% đối với ngành kinh doanh vận tải ô tô, hàng không, du lịch. Giảm 50% lệ phí trước bạ đăng ký ô tô để kinh doanh vận tải trong năm 2022.
Và hoãn nộp thuế GTGT trong năm 2022 đối với dịch vụ du lịch, nhà hàng ăn uống, lưu trú và các loại dịch vụ vui chơi, giải trí,.v.v….
Còn về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân?
Theo tôi, cần miễn giảm các loại phí như phí cảng biển, tiền thuê đất, phí đăng kiểm, phí bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, ký quỹ du lịch… Nên miễn các khoản thuế đang cho hoãn nộp. Nên cho doanh nghiệp chuyển lỗ về trước bằng cách hạch toán lỗ kinh doanh ròng phát sinh trong năm tài chính 2020, 2021 vào thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được báo cáo trong năm 2018, 2019 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trong ngành du lịch.
Hỗ trợ chi phí tuân thủ phòng chống dịch. Có chương trình tín dụng đặc biệt hỗ trợ ngành vận tải hành khách hàng không và du lịch.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) UBND xã Triệu Tân, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho biết, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản liên hiệp quốc tế Elites Việt Trung, đóng tại xã này.
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Việc cải tạo, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 419 đoạn đi trùng tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn - Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm ùn tắc giao thông và tạo mỹ quan đô thị.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố "thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD có in hình ông, tuyên bố rằng thẻ này sẽ được phát hành trong vòng chưa đầy hai tuần nữa.
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.
(CLO) Lực lượng chức năng đã làm việc với tài xế xe tải cố ý vượt rào chắn đường ngang, khi chắn đang dịch chuyển đóng đường ở thành phố Huế. Chiếc ô tô đã va chạm và làm cong vênh một gác chắn, gãy một gác chắn.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
Ngày 3/04, Nam A Bank phối hợp Trung tâm nghiên cứu - Ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an chính thức triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID.
Với hơn 860 Cửa hàng xăng dầu (CHXD) cùng gần 4.000 cửa hàng trưởng và nhân viên bán hàng trải dài khắp cả nước, PVOIL không chỉ là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam, mà còn là thương hiệu được khách hàng biết đến bởi sự chuyên nghiệp, tận tâm và đáng tin cậy trong chất lượng phục vụ.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
Toàn bộ gói cước mới của Viettel có tốc độ từ 300Mbps trở lên và được trang bị miễn phí modem WiFi6 sẽ đánh dấu bước tiến trong việc cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao tại Việt Nam.
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.