Du khách kẹt cứng trong phiên chợ Viềng

Thứ ba, 12/02/2019 10:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Phiên chợ "mua may, bán rủi" chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 âm lịch đã thu hút hàng vạn du khách thập phương tham quan, mua sắm để mong muốn có được một năm may mắn, bình an.

Trước giờ khai hội trời có mưa nên phần nào ảnh hưởng đến việc di chuyển của du khách. Dòng người nườm nượp đổ về chợ Viềng qua nhiều tuyến đường như đường 10, đường Quốc lộ 38B. Gần vào cổng chợ, người dân phải gửi xe cách đó tầm 3 - 4km rồi đi bộ vào bởi các tuyến đường phía trong đã nêm chật cứng du khách. 

Các phương tiện kẹt cứng trên đường Quốc lộ 10 hướng vào chợ Viềng - Ảnh: HP

Các phương tiện kẹt cứng trên đường Quốc lộ 10 hướng vào chợ Viềng - Ảnh: HP

Chị Phùng Thị Tú Anh (Phúc Thọ – Hà Nội) chia sẻ: “Đây là lần thứ 2 tôi đi chợ Viềng. Tôi đi từ Hà Nội lúc 19h30 và phải mất gần 4 tiếng di chuyển mới có thể có mặt tại đây. Tôi muốn mua một đồ vật tại chợ để có chút may mắn cho năm mới Kỷ Hợi".

Theo ghi nhận của PV Báo điện tử Congluan.vn, khoảng trong khung giờ từ 23h - 1h sáng, theo quan niệm gọi là "giờ thiêng" thì dòng người đổ về càng đông kín, một số đường chính dẫn đến chợ Viềng như quốc lộ 10, Quốc lộ 38B đều có tình trạng tắc đường cục bộ. Các lực lượng CSGT, an ninh trật tự phải căng mình để đảm bảo cho giao thông được thông suốt. Không gian ở khu chợ chính, người đi bộ cũng chen chúc nhau để vào chợ.

Dòng người đi bộ nêm chặt hướng về phiên chợ

Dòng người đi bộ nêm chặt hướng về phiên chợ "độc nhất, vô nhị" - Ảnh: HP

Chợ Viềng thuộc xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cũng là khu vực nằm trong quần thể Phủ Dầy, vậy nên khách thập phương ngoài việc đi chợ mua bán đầu năm thì cũng là dịp vãn cảnh đền, phủ cho tâm được thanh tịnh và thư thái.

Người dân ai cũng chọn cho mình một món đồ may mắn - Ảnh: LV

Người dân ai cũng chọn cho mình một món đồ may mắn - Ảnh: LV

Vậy nên, năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Xuân về Tết đến chợ Viềng và Phủ Dầy lại là một trong những lựa chọn của mỗi gia đình trong việc du xuân, cầu may mắn.

Theo ông Lương Xuân Tuấn – Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản (Nam Định): “Ban tổ chức lễ hội đã xây dựng các phương án đảm bảo công tác an toàn, an ninh trước, trong và sau lễ hội một cách đồng bộ. Đảm bảo không để xảy ra những biến cố không đáng có.”

Hoàng Dương

Tin khác

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa