Dự kiến ngày mai, chủ phương tiện bắt đầu chuyển đổi sang tài khoản giao thông

Thứ hai, 30/09/2024 16:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dự kiến từ ngày 1/10/2024 đến ngày 1/10/2025, chủ phương tiện phải thực chuyển đổi tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông kết nối phương tiện thanh toán.

Tại Hội thảo "Tương lai nào cho thanh toán điện tử trong giao thông" diễn ra vào chiều 30/9, ông Tô Nam Toàn, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ Môi trường và Hợp tác Quốc tế, Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, tại Điều 43, Luật Đường bộ quy định riêng một Điều về Thanh toán điện tử giao thông đường bộ.

Cụ thể, gồm thanh toán các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ thông qua tài khoản giao thông.

Để triển khai Luật Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang gấp rút xây dựng Nghị định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ (GTĐB) gồm 6 chương, dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2024.

du kien ngay mai chu phuong tien bat dau chuyen doi sang tai khoan giao thong hinh 1

Ông Tô Nam Toàn, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ Môi trường và Hợp tác Quốc tế, Cục Đường bộ Việt Nam. (Ảnh: BGT)

Về mô hình triển khai thanh toán điện tử, ông Toàn cho biết, Bộ GTVT sẽ xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) thanh toán điện tử GTĐB để chia sẻ cho các nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực không do Bộ GTVT quản lý.

Đối với lĩnh vực Bộ GTVT quản lý sẽ giữ nguyên phương thức triển khai như hiện nay. Trong đó, tài khoản thu phí sẽ bằng tài khoản giao thông cộng với phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Đồng thời, Nhà cung cấp dịch vụ thu phí bằng Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.

Đối với cơ sở dữ liệu (CSDL) thanh toán điện tử GTĐB sẽ bao gồm: Thông tin tài khoản giao thông (TKGT) và Thông tin giao dịch thanh toán điện tử GTĐB.

Trong đó, thông tin tài khoản giao thông gồm: Số TKGT, ngày mở TKGT; Thông tin chủ TKGT (có thể là cá nhân hoặc tổ chức); Thông tin phương tiện gắn thẻ đầu cuối; Thông tin thẻ đầu cuối; Thông tin phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Thông tin giao dịch thanh toán điện tử GTĐB gồm: Thông tin đơn vị tham gia giao dịch; Thông tin thanh toán tiền sử dụng đường bộ; Thông tin thanh toán các loại phí, giá, tiền dịch vụ khác; Thông tin thanh toán (mã bản tin thanh toán; số tiền thanh toán; phương tiện thanh toán; ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây thực hiện thanh toán thành công).

Theo dự thảo Nghị định, nhà cung cấp (NCC) dịch vụ thanh toán điện tử giao thông sẽ gồm: NCC dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ làm nhiệm vụ phát hành thẻ đầu cuối, mở TKGT, kết nối, xác định chi phí và thực hiện thanh toán đối với giá dịch vụ sử dụng đường bộ, phí sử dụng đường cao tốc.

Và NCC dịch vụ thanh toán GTĐB có nhiệm vụ kết nối tài khoản giao thông, Kết nối, xác định chi phí, thực hiện thanh toán về phí, giá, tiền dịch vụ khác liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện như: Giá dịch vụ trông đỗ xe, lệ phí đăng kiểm,…

NCC dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có nhiệm vụ mở TKGT cho chủ phương tiện ngay lần đầu gắn thẻ đầu cuối.

TKGT phải được kết nối với một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật ngân hàng để thực hiện thanh toán điện tử GTĐB.

Mỗi TKGT có thể sử dụng để chi trả cho nhiều phương tiện nhưng mỗi phương tiện chỉ được nhận chi trả từ một TKGT.

Chủ phương tiện phải đảm bảo đủ tiền trong phương tiện thanh toán được kết nối với TKGT khi thực hiện thanh toán điện tử GTĐB.

Nếu không sẽ không được đi qua trạm thu phí trên đường cao tốc hoặc phải sử dụng làn thu phí hỗn hợp tại trạm thu phí đường bộ.

Tài khoản này có thể được khóa theo đề nghị của chủ TKGT hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Việc đối soát doanh thu sẽ được thực hiện theo hàng ngày và hàng tháng.

Về lộ trình triển khai, ông Toàn cho biết, dự kiến từ ngày 1/10/2024 khi Nghị định có hiệu lực đến ngày 1/10/2025, chủ phương tiện phải thực chuyển đổi tài khoản thu phí sang TKGT kết nối phương tiện thanh toán.

Từ 1/10/2024 đến 1/7/2026 thực hiện duy trì hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng. NCC dịch vụ thanh toán GTĐB và NCC dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ triển khai kết nối hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu để kết nối, chia sẻ thông qua TKGT.

Và từ 1/7/2026 chính thức vận hành hệ thống CSDL thanh toán điện tử GTĐB.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Hải Dương: Va chạm giao thông, xe đầu kéo lao vào nhà dân rồi bốc cháy

Hải Dương: Va chạm giao thông, xe đầu kéo lao vào nhà dân rồi bốc cháy

(CLO) Ngày 30/9, thông tin xác nhận từ UBND huyện Kim Thành (Hải Dương), trên địa phận xã Cộng Hòa, vừa xảy ra vụ va chạm giao thông giữa 2 xe ô tô đầu kéo trên quốc lộ 5. Hậu quả, một xe mất lái tông vào nhà dân bên đường rồi bốc cháy dữ dội.

Giao thông
TP HCM: Đầu tư 1.300 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng 1,7km đường tại quận 12

TP HCM: Đầu tư 1.300 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng 1,7km đường tại quận 12

(CLO) Đường Tân Thới Hiệp 21 (quận 12, TP Thủ Đức) vừa được điều chỉnh tăng mức đầu tư lên hơn 1.300 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng lòng đường từ 6-7m lên 25m và thi công hệ thống thoát nước, chống ngập.

Giao thông
Phú Thọ: Niềm vui của người dân khi cầu phao thay cầu Phong Châu tạm thời hoạt động

Phú Thọ: Niềm vui của người dân khi cầu phao thay cầu Phong Châu tạm thời hoạt động

(CLO) Từ 6h00 sáng nay (30/9), khi cầu phao thay cầu Phong Châu tạm thời đi vào hoạt động, rất đông người dân và phương tiện từ 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông di chuyển qua cầu, tuân thủ các yêu cầu của lực lượng chức năng.

Giao thông
Tập trung xử lý các điểm sạt lở trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Tập trung xử lý các điểm sạt lở trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

(CLO) Do ảnh hưởng của mưa lũ kéo dài khiến nhiều vị trí trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai xuất hiện các điểm sạt lở tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Giao thông
Sớm bổ sung kinh phí sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông sau mưa lũ

Sớm bổ sung kinh phí sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông sau mưa lũ

(CLO) Để khắc phục hậu quả bão số 3, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành tiếp tục ưu tiên hỗ trợ địa phương bị thiệt hại nặng do mưa lũ và cấp bổ sung kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng sửa chữa, khôi phục kết cấu hạ tầng giao thông.

Giao thông