(CLO) Năm 2022 này, huyện Ba Vì đang nỗ lực để xóa đi những ấn tượng về vùng đất với những khu du lịch giá rẻ, dịch vụ nghèo nàn và ít có trải nghiệm mới mẻ.
Kế hoạch nhiều tham vọng
Ngày 16/4 tới đây, tại Khu du lịch Ao Vua, lễ hội du lịch Ba Vì 2022 sẽ khai mạc, khởi đầu chuỗi hoạt động hưởng ứng chương trình kích cầu ngành du lịch, sau hai năm đình trệ bởi dịch COVID-19.
Tròn một năm trước, Ba Vì cũng tổ chức khai trương mùa lễ hội du lịch khá hoành tráng, nhưng chỉ ít ngày sau, mọi hoạt động đã phải dừng lại vì dịch bệnh.
Du khách trải nghiệm và tìm hiểu nét văn hóa của người Mường tại khu nhà sàn Bản Mường tại Bản Coốc, xã Minh Quang, thời kỳ trước dịch COVID-19
Theo thông tin từ UBND huyện Ba Vì, chủ đề “Ba Vì - Trải nghiệm xanh, an toàn” sẽ xuyên suốt mùa du lịch năm 2022 với các loại hình, sản phẩm du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng; du lịch nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng; du lịch văn hoá tâm linh; du lịch văn hóa - ẩm thực.
Đặc biệt, năm nay, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn sẽ đưa một số sản phẩm mới vào khai thác, nhằm thu hút du khách tới tham quan, tìm hiểu về con người, vùng đất Ba Vì giàu truyền thống lịch sử - văn hoá.
Đường lên đỉnh Ba Vì
Làm việc với PV, ông Lê Khắc Nhu, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Ba Vì cho biết, điểm nổi bật của năm 2022 này là hàng loạt sự kiện văn hóa - du lịch sẽ diễn ra từ nay cho đến hết năm.
Đầu tiên, tại sự kiện khai trương lễ hội du lịch Ba Vì 2022 sẽ trình diễn hoạt động nghệ thuật giới thiệu văn hóa truyền thống đặc sắc của huyện như: Lễ hội nông sản; chiêng Mường Ba Vì; múa Chuông dân tộc Dao.
Trong năm 2022, huyện cũng sẽ tổ chức các hoạt động trải nghiệm những nét độc đáo trong văn hóa Mường - Dao Ba Vì; giới thiệu phong tục vác nước đầu xuân của đồng bào Mường; giới thiệu văn hóa ẩm thực dân tộc; tham quan vườn chè, vườn thuốc nam dân tộc Dao; tìm hiểu Bộ lịch cổ đại người Mường…
Khu du lịch Ao Vua đang gấp rút sửa sang, chuẩn bị cho ngày khai mạc lễ hội du lịch Ba Vì 2022
Du khách trải nghiệm và tìm hiểu nét văn hóa của người Mường tại khu nhà sàn Bản Mường tại Bản Coốc, xã Minh Quang
Đường lên đỉnh Ba Vì
Khu làng Việt tại Bản Coốc (xã Minh Quang) tái hiện lại cuộc sống bình yên của vùng quê Bắc Bộ
Du lịch Ba Vì với cảnh quan đẹp huyền thoại
Một góc Khu du lịch Ao Vua
Nhà thờ đổ Ba Vì là nơi nhiều cặp đôi lựa chọn để chụp ảnh cưới
Công nhân đang sửa sang, lắp đặt những hạng mục cuối cùng cho ngày lễ khai mạc ở Ao Vua
Khu chăm sóc sức khỏe - một dịch vụ mới của Công ty Ao Vua, mở cửa vào ngày 9/4
Đội chiêng Mường Ba Vì
Chợ phiên Mường - Dao được tổ chức sáng Chủ nhật hàng tuần tại Bản Coốc
Khu chăm sóc sức khỏe của Công ty Ao Vua
Ngoài ra, tại Khu du lịch Bản Coốc, xã Minh Quang tổ chức "Lễ hội cơm mới" vào ngày mùng 5/5 và mùng 10/10 âm lịch. Ở các xã Vân Hòa, Yên Bài, Minh Quang, Ba Vì... sẽ tổ chức trình diễn văn hóa cồng chiêng Mường, trang phục dân tộc, ẩm thực dân tộc Mường; trải nghiệm trồng rau, chế biến nông sản thủ công truyền thống.
Một số chợ phiên cũng được tổ chức vào các ngày cuối tuần. Đến tháng 11, sẽ diễn ra lễ hội khinh khí cầu gắn với hoạt động trải nghiệm hoa dã quỳ với những con đường hoa, lều hoa. Đây là thời điểm du lịch khám phá núi Ba Vì với “Hành trình ký ức di sản” phát huy lợi thế của các phế tích cổ, rừng thông, cảnh quan hùng vĩ…
“Bên cạnh các sản phẩm mới, huyện Ba Vì vẫn duy trì các sản phẩm du lịch truyền thống như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hay du lịch văn hóa - tâm linh”, ông Nhu cho biết thêm.
Khách đông nhưng không “mạnh” chi
Theo ông Lê Khắc Nhu, Ba Vì được thiên nhiên ban tặng hệ thống sông, suối, núi, rừng với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, là những tài nguyên du lịch quý giá. Trên địa bàn huyện có 3 dân tộc là Kinh, Mường, Dao sinh sống, với nhiều sinh hoạt giàu bản sắc văn hóa còn lưu giữ. Cùng với hơn 300 di tích lịch sử, văn hóa, những ngôi đình có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam… nên bên cạnh phát triển du lịch sinh thái, Ba Vì còn là điểm đến về du lịch văn hóa và có tiềm năng phát triển du lịch tâm linh.
Khu làng Việt tại Bản Coốc (xã Minh Quang) tái hiện lại cuộc sống bình yên của vùng quê Bắc Bộ
Tuy nhiên, mặc dù có nhiều lợi thế, song hiện nay du lịch Ba Vì vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. Trao đổi với PV, một chuyên gia về du lịch cho rằng, du lịch Ba Vì nhiều năm qua đã “đóng đinh” trong ý nghĩ của du khách là những chuyến du lịch giá rẻ, dễ tiếp cận nhưng chỉ phù hợp với chuyến đi chơi trong ngày hoặc cùng lắm là một hai ngày nghỉ cuối tuần.
“Việc thiếu đi sự đặc sắc để giữ chân du khách nên du lịch Ba Vì mãi luẩn quẩn với việc khách đông nhưng ít chi tiêu, dịch vụ nghèo nàn, không có sự đột phá”, vị chuyên gia nói.
Một chủ khu du lịch ở Ba Vì cũng đánh giá, dù có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhưng hiện nay khu sườn Tây núi Ba Vì hầu như chưa có khu du lịch quy mô. Hệ thống hạ tầng của huyện còn yếu kém khi trên địa bàn chỉ có 8/16 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 3 sao, chưa có khách sạn cao cấp; các doanh nghiệp hoạt động đơn lẻ, thiếu sự kết nối… là những cản trở lớn hiện nay.
Về phía lãnh đạo huyện Ba Vì thì cho rằng, những hạn chế trên là do huyện chưa có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, chưa có nguồn lực tài chính đầu tư trọng tâm, trọng điểm...
Du lịch Ba Vì với cảnh quan đẹp huyền thoại
Được biết, thời điểm trước dịch COVID-19, mỗi năm huyện Ba Vì đón khoảng 3 triệu khách du lịch, doanh thu đạt khoảng 400 tỷ đồng. Năm ngoái, tại sự kiện khai mạc lễ hội du lịch Ba Vì 2021, do dịch bệnh, huyện rút xuống chỉ còn đặt mục tiêu đón 2,5 triệu du khách nhưng rồi cũng không đạt được.
Thống kê vào thời điểm trước dịch, mức chi tiêu của khách du lịch đến Ba Vì chỉ đạt 105.000 đồng/người; chỉ 20% số khách du lịch sử dụng dịch vụ lưu trú trên địa bàn... Thế nên, huyện Ba Vì khá kỳ vọng vào việc mở cửa du lịch, mà khởi đầu từ ngày khai trương mùa lễ hội du lịch năm nay.
Những đột phá ban đầu
Nhấn mạnh lễ hội du lịch 2022 chính là việc làm khởi đầu để tạo sự đột phá cho du lịch Ba Vì, ông Nguyễn Mạnh Thản - Tổng giám đốc Công ty Ao Vua cho rằng, bên cạnh những sản phẩm mới, cần biến nơi đây thành vùng đất lễ hội.
Ông dự định sẽ tham mưu cho huyện tổ chức 4 lễ hội vào 4 mùa trong năm, trước mắt là lễ hội ẩm thực xứ Đoài, lễ hội văn hóa các dân tộc Mường - Dao - Kinh Ba Vì, lễ hội sữa Ba Vì, lễ hội sản phẩm OCOP. “Huyện không làm thì Ao Vua sẽ làm, mà làm ngay trong năm 2022 này” - ông Thản tự tin khẳng định.
Một góc Khu du lịch Ao Vua
Về sản phẩm du lịch mới, ông Thản cho biết, Ao Vua cũng sẽ góp mặt với sản phẩm dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng Đông y. Tại đây, du khách có thể trải nghiệm dịch vụ tư vấn sức khỏe, có các thảo dược, sản phẩm thực dưỡng, bài thuốc dân tộc cho khách mua về sử dụng. Du khách cũng có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong ngày hoặc một liệu trình dài 4-5 ngày.
“Bây giờ du lịch không chỉ đơn giản là ăn nghỉ, vui chơi giải trí mà sau dịch, mọi người đã quan tâm hơn tới sức khỏe. Đây là một trong những lý do để tôi tin rằng dịch vụ mới này sẽ thành công”, ông Thản nói.
Mới đây, một lãnh đạo ngành du lịch Hà Nội chia sẻ rằng, Ba Vì là một trong những địa phương sẽ được thành phố tập trung phát triển du lịch để trở thành trung tâm du lịch với nhiều sản phẩm mới.
Nhà thờ đổ Ba Vì - nơi nhiều cặp đôi lựa chọn để chụp ảnh cưới
Còn lãnh đạo huyện Ba Vì khẳng định, để phát huy tiềm năng du lịch Ba Vì, trở thành điểm du lịch trọng điểm của Thủ đô, quy hoạch phải đi trước.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh, huyện sẽ tổ chức một số hội thảo khoa học để tiếp thu các ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học vào hoàn thiện đề án phát triển du lịch trung và dài hạn. Tiếp đó, huyện phối hợp với các sở, ngành để lập quy hoạch về du lịch, trình thành phố xem xét.
Ông Nguyễn Đức Anh cũng cho hay, sau khi có quy hoạch về du lịch, Ba Vì sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư để mời gọi các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Quan điểm của huyện là hạn chế tối đa các nhà đầu tư nhỏ lẻ để tránh gây ra sự lãng phí đất đai.
Có thể thấy, hướng đi mới cho du lịch Ba Vì đã hé mở, nhưng để có những sản phẩm du lịch mới lạ, thật sự khác biệt để tạo sự đột phá, đưa du lịch Ba Vì xứng với tiềm năng, vẫn cần một lộ trình dài hơi!
(CLO) Giữa muôn kiểu giải trí đang thịnh hành, chụp ảnh lấy ngay – hay còn gọi là photobooth đang trở thành trào lưu được giới trẻ Gen Z đặc biệt yêu thích. Loại hình này giúp họ giải trí một cách lành mạnh, lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ bên bạn bè và người thân.
(CLO) Phần lớn người Mỹ - bao gồm gần 1/4 đảng viên Cộng hòa và những người độc lập có khuynh hướng Cộng hòa - tin rằng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc gây tổn hại cho chính nước Mỹ, theo một cuộc khảo sát được công bố vào ngày 8/4.
(CLO) Sáng 9/4 tại Hà Nội, Báo Nhân Dân và IB Group Việt Nam đã chính thức giới thiệu MV âm nhạc đặc biệt 'Victory - Bond in Vietnam', ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của nhóm nhạc Bond tại di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng đã tổ chức Gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
(CLO) Dưới tiết trời nắng gắt, các chiến sĩ Đội pháo lễ, Lữ đoàn 96, Binh chủng pháo binh vẫn hăng say tập luyện tại khu vực Bến Bạch Đằng, quận 1, TP HCM để có những màn pháo lễ trọn vẹn nhất cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Bà Chu Hải Yến – Phó Tổng Giám đốc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) – vừa đăng ký bán toàn bộ 15.000 cổ phiếu IDP đang nắm giữ, trong bối cảnh công ty đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 giảm hơn một nửa và chuẩn bị mua lại cổ phiếu quỹ.
(CLO) Trong cuộc gặp gỡ với báo chí sau hội đàm cùng với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết sẽ hỗ trợ khoảng 300 triệu Euro để các doanh nghiệp Tây Ban Nha tăng cường hiện diện tại Việt Nam.
(CLO) Đoạn video ngắn mới xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc hôm 7/4 đã hé lộ hình ảnh cận cảnh của một máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo được cho là J-36 – loại máy bay ba động cơ không cánh đuôi.
(CLO) Theo dữ liệu mới nhất từ Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh Châu Âu, tháng Ba năm 2025 đã trở thành tháng 3 nóng nhất từng được ghi nhận tại Châu Âu.
(CLO) Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã lên tiếng về tình hình nhân đạo nghiêm trọng tại Dải Gaza, nhấn mạnh rằng "người dân đang mắc kẹt trong một vòng xoáy chết chóc vô tận" do các cuộc không kích mới của Israel và lệnh cấm vận đối với viện trợ cần thiết.
(CLO) Sáng 9/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước.
(CLO) Hà Nội hiện nay có tới 144 cầu tạm, cầu yếu, cầu dân sinh. Trong đó, có một số cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng hằng ngày vẫn 'gồng gánh' nhu cầu giao thông của người dân.
(CLO) Đầu tháng 4 hàng năm, người dân trồng hoa làng Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật vào vụ thu hoạch hoa loa kèn để kịp cung ứng ra thị trường tiêu thụ cho người dân trong cả nước.
(CLO) Chiều 8/4 tại Hà Nội, chương trình đối thoại “Sức mạnh mềm văn hóa” do Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam (Bộ VHTTDL) phối hợp với Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức đã thu hút sự quan tâm lớn của giới chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.
(CLO) Chùa Trung Hậu, hay tên gọi khác là Tổ đình Trung Hậu toạ lạc tại thôn Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) là ngôi chùa có nhiều cổ vật và được thiết kế độc đáo, một địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách tới tham quan, chiêm bái.
(CLO) Triển lãm “50 năm vang mãi bản hùng ca" có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm ngày Giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok… những ngày gần đây, một trào lưu mới mang tên “đóng vỉ chân dung” đang khiến giới trẻ phát sốt. Lấy cảm hứng từ những hộp đồ chơi figure thường thấy trong các cửa hàng, giới trẻ nay sử dụng công nghệ AI – đặc biệt là ChatGPT để tạo nên mô hình đồ chơi 3D mang chân dung chính mình, đi kèm trang phục, phụ kiện thể hiện cá tính và nghề nghiệp riêng.
(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra nhiều trò chơi hấp dẫn như bơi thuyền, đấu vật, cờ người... Trong đó, trò chơi cờ người thu hút đông người dân địa phương và khách thập phương tham dự.
(CLO) Tập thơ Giọt sương bên cửa sổ của tác giả Nguyễn Văn Á nói lên nhân cách đáng kính trọng của người lính, nói lên một thời đại văn hóa tất cả vì Tổ quốc quyết sinh. Đây là tiếng thơ đáng quý, đáng được sẻ chia, tôn vinh!