Du lịch Đà Nẵng dần phục hồi sau COVID-19

Thứ sáu, 30/12/2022 07:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2023 Đà Nẵng thực hiện chủ đề “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội” và đặt ra mục tiêu lượng khách cơ sở lưu trú phục vụ tăng 15-20% so với năm 2022.

Các đơn vị, địa phương cần xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế thành phố. Sở Du lịch tiếp tục triển khai giải pháp khôi phục hoạt động, nhất là khôi phục và phát triển các thị trường khách quốc tế, khôi phục nguồn nhân lực, đảm bảo chất lượng dịch vụ,"

Năm 2022, khách dụ lịch do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 3,69 triệu lượt khách. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 483.000 lượt, khách nội địa ước đạt 3,2 triệu lượt. Doanh thu lưu trú, lữ hành ước đạt 8.872 ngàn tỷ đồng. Doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành ước đạt 21,3 ngàn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 17% trong cơ cấu kinh tế thành phố), phục hồi tương đương bằng 100% so với năm 2019 - thời điểm trước đại dịch COVID-19.

du lich da nang dan phuc hoi sau covid 19 hinh 1

Đà Nẵng đã có nhiều hành động tích cực quảng bá hình ảnh thành phố đến du khách trong nước và Quốc tế

du lich da nang dan phuc hoi sau covid 19 hinh 2

Nhiều điểm danh thắng ở Đà Nẵng được du khách chọn là điểm đến

du lich da nang dan phuc hoi sau covid 19 hinh 3

Đà Nẵng huyền ảo về đêm

Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 5.515 hướng dẫn viên, 377 đơn vị kinh doanh lữ hành, 1.280 cơ sở lưu trú du lịch với 45.889 phòng. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch hoạt động trở lại chiếm khoảng chiếm gần 70% (950/1.280 cơ sở với khoảng 35.000 phòng), trong đó có hơn 10 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 1000 phòng mới đưa hoạt động, 16 khu điểm du lịch, 24 tàu du lịch.

Thực hiện kế hoạch khôi phục nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục số lượng, chất lượng nguồn nhân lực... trong năm 2022, Đà Nẵng tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ, chăm sóc khách hàng kết hợp nội dung phòng chống dịch COVID-19 cho doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, tổ chức chương trình trao đổi chuẩn bị phục vụ thị trường khách Ấn Độ và Trung Đông, chia sẻ thông tin và hướng dẫn chế biến ẩm thực phục vụ thị trường khách du lịch Ấn Độ cho các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn.

Cùng với đó, Đà Nẵng đã triển khai kế hoạch truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch trong điều kiện bình thường mới với thông điệp “Enjoy Da Nang - Tận hưởng Đà Nẵng”, thu hút du khách đến và có những trải nghiệm ấn tượng tại Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số ngành du lịch giai đoạn 2022-2025, Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Hòa Vang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại thành phố Đà Nẵng. 

Trong năm 2023, Đà Nẵng sẽ tiếp tục phối hợp với UBND các quận, huyện triển khai hiệu quả Đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô; Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại bãi biển Thọ Quang - Mân Thái; Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Hòa Vang và Đề án phát triển du lịch Khu Căn cứ cách mạng K20, Đề án thí điểm khai thác dịch vụ du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Song song với duy trì các đường bay sẵn có, thành phố xúc tiến mở các đường bay quốc tế mới: Đà Nẵng - Ấn Độ, Đà Nẵng - Đài Loan, Đà Nẵng - Nhật Bản, Đà Nẵng - Hongkong... khôi phục du lịch đường biển, đường bộ và đẩy mạnh các thị trường quốc tế trọng điểm, tập trung phân khúc khách có khả năng chi trả cao như MICE, Golf.

Đà Nẵng hướng đến mục tiêu đảm bảo môi trường du lịch an ninh an toàn; quản lý và khai thác tài nguyên du lịch theo hướng bền vững, nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai dịch bệnh, biến đổi khí hậu trong hoạt động kinh doanh du lịch; đẩy mạnh hợp tác liên kết với 5 địa phương gồm: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội.

Cùng với đó, thành phố cũng tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế đến các thị trường quốc tế tiềm năng, trọng điểm để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi nguồn khách, hỗ trợ xúc tiến quảng bá sản phẩm, điểm đến.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Cao Trí Dũng, sau hàng loạt nỗ lực của địa phương và các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến khôi phục khách du lịch quốc tế, Đà Nẵng đã vượt qua 8 điểm đến quốc tế nổi tiếng để được vinh danh là “Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á 2022” tại lễ trao giải thưởng du lịch thế giới khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022. Đây là tiền đề để Đà Nẵng đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế năm 2023 và các năm đến. 

Chia sẻ về kế hoạch truyền thông thu hút khách du lịch năm 2023, bà Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc Trung tâm xúc tiến du lịch cho biết, về thị trường nội địa, Đà Nẵng sẽ ưu tiên thị trường Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Miền Trung Tây Nguyên. Trong đó, tập trung phân khúc thị trường du lịch MICE và du lịch học đường.

Đối với thị trường quốc tế, thành phố sẽ đẩy mạnh các thị trường quốc tế trọng điểm và truyền thống, từng bước thúc đẩy tăng trưởng nguồn khách du lịch tại khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông) và khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia), Ấn Độ; tập trung phân khúc khách có khả năng chi trả cao, khách hàng không, sự kiện, lễ hội tầm quốc tế, khách MICE...

Đặc biệt, tăng cường ứng dụng công nghệ trong công tác truyền thông, phối hợp hiệu quả với các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài; các hãng hàng không, tập đoàn, doanh nghiệp du lịch tổ chức quảng bá xúc tiến du lịch Đà Nẵng đến với thị trường quốc tế, đồng thời tạo cơ hội kết nối phát triển kinh doanh giữa các doanh nghiệp địa phương và đối tác quốc tế.

Thanh Hoài

Bình Luận

Tin khác

Festival hoa Đà Lạt diễn ra suốt một tháng, có phố rượu vang, hội cỏ hồng Langbiang

Festival hoa Đà Lạt diễn ra suốt một tháng, có phố rượu vang, hội cỏ hồng Langbiang

(CLO) Festival hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong gần một tháng với nhiều chương trình âm nhạc, thể thao và xúc tiến các hoạt động du lịch. Trong đó có không gian hoa, phố rượu vang, hội cỏ hồng Langbiang.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình lùi thời gian tổ chức lễ hội khinh khí cầu

Ninh Bình lùi thời gian tổ chức lễ hội khinh khí cầu

(CLO) Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 sẽ điều chỉnh từ ngày 20/9-23/9 sang ngày 26 đến 29/10, với tổng kinh phí trên 4,1 tỉ đồng.

Đời sống văn hóa
Thanh Hóa điều chỉnh Lễ hội Lam Kinh 2024, tập trung khắc phục hậu quả sau bão lũ

Thanh Hóa điều chỉnh Lễ hội Lam Kinh 2024, tập trung khắc phục hậu quả sau bão lũ

(CLO) Do yêu cầu tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả sau bão lũ, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định điều chỉnh quy mô Lễ hội Lam Kinh 2024.

Đời sống văn hóa
TP HCM siết chặt quản lý quảng cáo người nổi tiếng trên mạng xã hội

TP HCM siết chặt quản lý quảng cáo người nổi tiếng trên mạng xã hội

(CLO) Chiều 19/9, ông Trần Thanh Vương, Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh, cho biết Sở ủng hộ việc bổ sung quy định về trách nhiệm của người nổi tiếng và người có tầm ảnh hưởng trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Đời sống văn hóa
Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.

Đời sống văn hóa