(CLO) Mở cửa trở lại từ tháng 6, song lượng khách đến Nhật Bản giảm đến 95% so với cùng thời điểm năm 2019 - trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Cụ thể, theo Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản, từ 10/6 đến 10/7, nước này chỉ đón 1.500 du khách.
Lượng du khách trở lại Nhật Bản chậm tương đồng với nhiều nước châu Á, nhưng trái ngược với châu Âu - nơi đang vào mùa cao điểm du lịch dù không thiếu các tin tức về rủi ro khi đi du lịch, tình trạng quá tải ở sân bay, điểm đến và nắng nóng gay gắt. Vì sao có tình trạng này?
Đường phố Kyoto trước đại dịch - Nguồn: Getty Images
Theo CNN, nguyên nhân đầu tiên là Nhật Bản hiện mở cửa cho khách tham qua theo đoàn, tour hơn là cá nhân. Với nhiều người ở các nước phương Tây thích du lịch tự phát hay là đi theo một hành trình nhất định, đây là một điểm trừ.
Melissa Musiker, một giáo sư ngành quan hệ công chúng, người từng đến Nhật Bản 6 lần nói rằng, bà không muốn bị giám sát như trẻ em (cảm nhận khi đi theo tour). Musiker dự định cùng chồng trở lại Nhật Bản năm nay khi nghe nước này đã mở cửa, nhưng bà băn khoăn về các hạn chế chưa được gỡ bỏ nên đã hủy ý định. Thay vào đó, cặp đôi chọn đến một địa điểm mới là Hàn Quốc.
“Chúng tôi không thích cách ly. Đây là yếu tố chính”, Musiker nói và cho biết vợ chồng bà muốn khi đến du lịch phải được đi đây đó, shopping và ăn sushi đắt tiền. Vì thế bà chọn đến Seoul, thành phố trong những bộ phim bà xem và yêu thích trong thời gian ở nhà vì đại dịch Covid-19.
Nguyên nhân thứ hai là Nhật Bản mới mở cửa “một nửa”. Nhiều khu vực ở Nhật Bản vẫn bắt buộc đeo khẩu trang, giá tour cao và thời gian cách ly lâu khiến cho việc thu hút khách khó khăn hơn.
Katie Tam, đồng sáng lập Arry, một nền tảng giúp khách đặt chỗ ở những nhà hàng nổi tiếng nhất Tokyo nói rằng trước dịch rất nhiều khách từ HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore đến nhưng giờ từ 2020 công việc của công ty bị đứt quãng. “Tôi không nghĩ là sự ế ẩm này kéo dài lâu đến vậy”, cô nói và cho biết đã từng hi vọng sự đứt quãng trong ngành du lịch chỉ diễn ra thời gian ngắn nhưng giờ đây thật sự khó khăn.
Từ khi du lịch mở cửa trở lại, cách duy nhất để khách có thể đến Nhật Bản một mình mà không cần đi theo đoàn là sở hữu visa doanh nhân (visa được cấp cho giới doanh nhân đi công tác).
Theo Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản, hai thị trường khách lớn nhất cho du lịch Nhật Bản là Thái Lan và Hàn Quốc. Nhưng “lớn nhất” ở đây là khoảng 400 khách mỗi nước từ tháng 6 đến nay. Và chỉ có 150 khách đến từ Mỹ.
Ảnh hưởng từ Trung Quốc
Năm 2019, miếng bánh lớn nhất cho ngành du lịch Nhật Bản chính là lượng khách đến từ láng giềng Trung Quốc, với 9,25 triệu khách đến từ Đại Lục viếng thăm.
Dù vậy, Trung Quốc với các chính sách lockdown ngăn chặn Covid-19 đã gần như đóng cửa với phần còn lại của thế giới. Công dân và người nước ngoài đều phải tuân thủ quy định cách ly, khiến ngành du lịch dậm chân tại chỗ.
Tokyo Skytree - công trình cao nhất Nhật Bản vắng khách sau đại dịch - Nguồn: Reuters
Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất chịu đòn từ tình trạng vắng khách Trung Quốc. Những địa điểm phổ biến khác với khách Trung Quốc như Australia, Thái Lan, Singapore và Hàn Quốc cũng mất doanh thu khi hơn một triệu khách tiềm năng (con số ước tính) ở nhà.
Hiroyuki Ami, trưởng bộ phận quan hệ công chúng ở Tokyo Skytree (một tháp phát sóng, nhà hàng và đài quan sát tại quận Sumida của thủ đô Tokyo, Nhật Bản) nói rằng phải đến ngày 2/6 mới có một đoàn khách quốc tế theo tour đầu tiên, đoàn này đến từ HongKong.
Tokyo - một trong những kinh đô tài chính của thế giới vẫn còn những quy định nghiêm ngặt như thời gian cách ly bắt buộc ở khách sạn cho người bản xứ đi nơi khác về. Nhưng việc đi du lịch từ Tokyo dù sao vẫn còn dễ hơn là xuất phát từ Trung Quốc Đại lục.
“Trước Covid-19, lượng khách lớn nhất là từ Trung Quốc. Nhưng gần đây họ không tới”, ông Ami nói. Ông xác nhận rằng những khách đến Skytree trong sáu tuần qua là người Nhật đi nghỉ hè. “Du lịch trở lại không có nghĩa là chúng tôi có khách nước ngoài”, ông nói.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Vietnam Airlines kết nối trở lại đồng loạt ba đường bay giữa Việt Nam tới Hong Kong (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia). Việc khai thác trở lại nhiều đường bay quốc tế và tăng tần suất các chuyến bay trong khu vực thể hiện rõ cam kết của Vietnam Airlines trong việc đồng hành cùng sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Ngày 1/4/2025, ngân hàng Phương Đông (OCB) đã triển khai tài khoản O-MAX giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 30% tổng phí dịch vụ tài chính hàng năm và không phát sinh thêm dù tăng số lượng giao dịch hay sử dụng thêm các dịch vụ khác tại OCB.
(CLO) Trong thời gian gần đây, khoai sâm đất - loại nông sản từng được coi là "hot" và thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng nhưng nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ về giá cả, “cơn sốt” khoai sâm đất dường như đã qua đi, khiến giá của loại nông sản này giảm mạnh.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.