Du lịch Ninh Bình: Điều gì đã làm nên "quả ngọt" của ngày hôm nay

Chủ nhật, 27/03/2022 11:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 200 năm Danh xưng Ninh Bình (1822-2022) và 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình (1/4/1992-1/4/2022), chúng ta tự hào khi nhìn thấy sự chuyển mình kỳ diệu của “vùng đất Cố đô”. Một trong những nhân tố làm nên sự đổi mới lớn mạnh, phát triển cho vùng đất ấy chính là du lịch.

Trở lại thời điểm ngày 01/4/1992, một dấu mốc quan trọng trong chặng đường đổi mới và phát triển của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ninh Bình, khi tỉnh Ninh Bình được tái lập và chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới.

du lich ninh binh dieu gi da lam nen qua ngot cua ngay hom nay hinh 1

Một góc đô thị thành phố Ninh Bình.

30 năm qua, phát huy hào khí linh thiêng của vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử - quê hương cách mạng, văn hiến và anh hùng, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương, sự hợp tác của các tỉnh, thành phố, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Ninh Bình luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Trong đó, sự thay đổi và phát triển rõ nét nhất phải kể đến là ngành du lịch. Năm 1992 khi tái lập tỉnh, ngành du lịch với quy mô nhỏ bé, đầu tư cơ sở vật chất hầu như chưa có gì. Tỉnh Ninh Bình đã chủ động, kịp thời nắm bắt cơ hội, lựa chọn du lịch làm hướng phát triển chủ đạo để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra việc làm và sinh kế ổn định cho người dân địa phương. 

Đến nay, Ninh Bình đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịchViệt Nam với gần 20 khu, điểm du lịch hấp dẫn, quy mô quốc gia và quốc tế cùng nhiều địa điểm nổi tiếng như: Tràng An, Hoa Lư, Tam Cốc, Bích Động... Nhiều năm liền được các chuyên trang du lịch quốc tế bình chọn là điểm đến du lịch hấp dẫn, nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đón nhiều khách du lịch nhất cả nước, đưa Ninh Bình trở thành một tỉnh phát triển khá ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Để đạt được những thành quả ấy, trong mỗi giai đoạn phát triển tỉnh Ninh Bình đã có những điều chỉnh chính sách, chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện thực tế và nguồn lực đã có, trong đó du lịch luôn được xác định là lĩnh vực ưu tiên, cần khơi thông để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ năm 2001 đến nay, Tỉnh ủy Ninh Bình đã ban hành 04 nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch: Nghị quyết số 03 năm 2001 về phát triển du lịch đến 2010, Nghị quyết số 15 năm 2009 về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Nghị quyết số 02 năm 2016 về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới danh thắng Tràng An trong phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020. 

du lich ninh binh dieu gi da lam nen qua ngot cua ngay hom nay hinh 2

Ninh Bình có những cảnh đẹp sơn thủy hữu tình.

Gần đây nhất là Nghị quyết số 07 năm 2021 về phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2021- 2030, định hướng đến 2045 nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2020-2025), trong đó xác định bước chuyển chiến lược phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp nhằm phát triển Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng và cả nước, hướng tới đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 

Việc ban hành các chính sách, cơ chế đúng và trúng là yếu tố mang tính then chốt, tạo cơ sở pháp lý để Ninh Bình khuyến khích và huy động các nguồn lực tham gia phát triển du lịch. Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ du lịch, hình thành nhiều di sản, khu du lịch, khu công nghiệp lớn mang tầm quốc tế. 

Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 83 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch được nâng cấp, hiện có 17 khu, điểm du lịch, 696 cơ sở lưu trú du lịch với 8.660 phòng nghỉ, trong đó có 8 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 3 - 4 sao, 32 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 - 2 sao. 

Thành công nhất trong chính sách thu hút đầu tư và phát triển du lịch kể từ khi tái lập tỉnh Ninh Bình phải kể đến việc năm 2014, UNESCO đã ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, chính thức ghi tên Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới. Sự ra đời của Di sản Quần thể danh thắng Tràng An cũng được xem là trụ cột, là động lực để phát huy các giá trị, tài nguyên khác của tỉnh. 

Năm 2019, Ninh Bình  đã đón 7,65 triệu lượt, trong đó có gần 1 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt 3.671 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 21.000 người. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã kéo lùi sự phát triển của ngành du lịch Ninh Bình cả về số lượt khách và doanh thu. 

Năm 2021, tỉnh Ninh Bình chỉ đón được hơn 1,3 triệu lượt du khách (thấp hơn 200 nghìn lượt so với năm 2007, với 1,5 triệu lượt), doanh thu đạt 935 tỷ đồng (thấp hơn 100 tỷ so với năm 2007, với 1.090 tỷ đồng). So với năm 2019, khách nội địa giảm 82,6%, ngành du lịch thiệt hại khoảng trên 3.000 tỷ đồng.

du lich ninh binh dieu gi da lam nen qua ngot cua ngay hom nay hinh 3

Du lịch Ninh Bình thu hút nhiều khách du lịch nhất là trong mùa lễ hội.

Nhưng với quan điểm nhất quán, được xác định xuyên xuốt ngay từ ban đầu là phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn,là trụ cột quan trọng nhất mang tính điều hướng, dẫn dắt các ngành, lĩnh vực phát triển theo hướng xanh bền vững, nhiều giải pháp đã được đưa ra để thích ứng linh hoạt, linh động hơn trong nắm bắt nhu cầu của khách hàng.

Theo đó, tỉnh Ninh Bình đã hoạch định các chính sách phát triển kinh tế theo 3 mũi nhọn là: Thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sạch, công nghệ cao và bảo vệ tài nguyên môi trường, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, phát triển nông nghiệp theo hướng đặc sản và đặc hữu nhằm gia tăng giá trị canh tác trên 1ha, phục vụ sản phẩm cho du lịch và nội tiêu, thu hút các dịch vụ, thương mại phục vụ cho du lịch phát triển theo hướng xanh và bền vững. 

Đồng thời, cũng thiết lập một mô hình hợp tác hiệu quả, chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Trong đó, đặc biệt coi trọng sự đồng thuận và tham gia tích cực, trách nhiệm của người dân địa phương, vì họ vừa là di sản sống, vừa trực tiếp bảo vệ, giữ gìn di sản và tài nguyên du lịch. 

Với những định hướng đó, năm 2021, ngành Du lịch đã phối hợp với một số đơn vị trong và ngoài nước thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình, tham mưu xây dựng kế hoạch tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch giai đoạn 2021- 2025, xây dựng Kế hoạch phục hồi và phát triển du lịch, xác định các giải pháp trọng tâm mang tính đột phá để đưa du lịch Ninh Bình lên tầm cao mới. 

Trong đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tập trung huy động các nguồn lực xã hội để phát triển nhanh và bền vững cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Đây được xem là một trong ba định hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó Ninh Bình xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng dựa trên thế mạnh và tiềm năng du lịch tỉnh Ninh Bình. 

Chú trọng đến tính độc đáo riêng của du lịch tỉnh, chất lượng sản phẩm du lịch phải mang hàm lượng văn hóa cao, phải phù hợp với từng thị trường khách trong nước và quốc tế. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Du lịch cũng sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, góp phần tạo bước đột phá toàn diện cả về phạm vi, quy mô, tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ trong thời gian tới.

Có thể nói, 30 năm qua, cùng với việc tận dụng và phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng của tỉnh Ninh Bình đã vượt qua nhiều thăng trầm, khó khăn, thách thức xuyên suốt cả một chặng đường đổi mới và phát triển để có được “quả ngọt” như ngày hôm nay. Những kết quả đáng tự hào mà du lịch Ninh Bình đạt được không tự nhiên mà có, đó là cả một quá trình xây dựng và phát triển với đầy sự chủ động, sáng tạo, đổi mới, đột phá, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm của các thế hệ lãnh đạo tỉnh Ninh Bình trong việc đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng suốt, tạo nền tảng và mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng một Ninh Bình đặc sắc, phát triển mạnh mẽ và bền vững, trở thành một điểm đến thực sự hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Trần Anh – Phùng Thọ

Bình Luận

Tin khác

Tai nạn trên Điện Biên, thương vong thấp do cứu hộ kịp thời

Tai nạn trên Điện Biên, thương vong thấp do cứu hộ kịp thời

Khoảng 16h30 ngày 20/4/2024 tại km 45 quốc lộ 279, đèo Tằng Quái, Huyện Mường Ảng cách TP. Điện Biên Phủ 27km đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông, va quệt giữa hai xe ô tô, nguyên nhân ban đầu được xác định là do trời mưa đường trơn trượt dẫn đến tai nạn.

Đời sống
Hà Nam: Hơn 1.500 học sinh, người lao động tham gia ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết việc làm

Hà Nam: Hơn 1.500 học sinh, người lao động tham gia ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết việc làm

(CLO) Ngày 20/4, tại Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết việc làm năm 2024.

Đời sống
Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

(CLO) Để chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, động vật trên địa bàn tỉnh, các địa phương trong tỉnh Nam Định đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đời sống
600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(CLO) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Đời sống
Hà Nội tuyển dụng hơn 1.800 chỉ tiêu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động

Hà Nội tuyển dụng hơn 1.800 chỉ tiêu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động

(CLO) Ngày 20/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức khai mạc Phiên Giao dịch việc làm lưu động năm 2024 với tổng nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 1.840 chỉ tiêu.

Đời sống