(CLO) Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí việc bổ sung đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước là người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch; điều này sẽ giúp họ có một loại giấy tờ tùy thân, ổn định cuộc sống, có việc làm, con em được đến trường, bảo đảm quyền lợi trong giao dịch dân sự…
Tạo bước đột phá về chuyển đổi số
Chiều 2/6, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Căn cước.
Ông Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Căn cước như tờ trình của Chính phủ và cho rằng, việc ban hành Luật Căn cước nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng Chính phủ điện tử, giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực; đồng thời khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Căn cước công dân hiện hành.
Để việc xây dựng, ban hành Luật Căn cước được chặt chẽ, phát huy có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đồng bộ, sớm hoàn thiện ứng dụng tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phát huy tối đa hiệu quả của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, dự thảo Luật Căn cước cơ bản phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, thống nhất trong hệ thống pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, một số quy định trong dự thảo Luật liên quan trực tiếp đến bí mật đời tư cá nhân, liên quan đến quyền con người được quy định trong Hiến pháp 2013 và các quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát để bảo đảm chặt chẽ, phù hợp hơn.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, việc chỉnh lý tên gọi “Luật Căn cước công dân (sửa đổi)” thành “Luật Căn cước” nhằm bảo đảm tính bao quát, đầy đủ, phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, phù hợp với yêu cầu quản lý và khai thác, sử dụng trong các giao dịch của người dân; do vậy, nhất trí tên gọi của dự thảo Luật là Luật Căn cước.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng cơ bản nhất trí phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật. Đồng thời, nhất trí với việc bổ sung đối tượng áp dụng là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch và cho rằng, việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam sẽ mở ra hướng giải quyết đối với một bộ phận người gốc Việt Nam có nguyện vọng cần có một loại giấy tờ tùy thân, giúp họ ổn định cuộc sống, có việc làm, con em được đến trường, bảo đảm quyền lợi trong giao dịch dân sự, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
Về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Điều 10); thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước (Điều 16), Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí nội dung của Điều 10, Điều 16 và cho rằng, việc mở rộng, bổ sung thông tin lưu trữ là cần thiết, đồng thời việc tăng cường chia sẻ, kết nối giữa các cơ sở dữ liệu sẽ phát huy tối đa hiệu quả sử dụng dữ liệu, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và tiệm cận với xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu kỹ từng loại thông tin quy định tại các điều này để bảo đảm hiệu quả, có tính khả thi.
Bảo vệ quyền công dân, bí mật đời tư
Đối với nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí nội dung Điều này nhằm bảo đảm đầy đủ các thông tin cần thiết đối với một công dân; đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, phát triển Chính phủ điện tử.
Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cũng cho biết, cơ bản nhất trí việc tích hợp một số thông tin về công dân vào thẻ căn cước nhằm góp phần giảm giấy tờ cho công dân, tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức và công dân trong các giao dịch hành chính, dân sự, đi lại, cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, đề nghị việc tích hợp thông tin phải đi đôi với việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và quản lý, sử dụng thông tin để bảo vệ quyền công dân, bí mật đời tư của công dân.
Về thời hạn, nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, quy định tại Điều 26 của Luật Căn cước công dân hiện hành là phù hợp với chủ trương giải quyết dịch vụ công trực tuyến, phù hợp với quy định về xây dựng, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên quy định của Luật Căn cước công dân hiện hành về nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Đối với việc thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước, đa số ý kiến Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước như dự thảo Luật bảo đảm bao quát đủ các trường hợp bị thu hồi, bị tạm giữ thẻ căn cước, đúng đối tượng và đúng thẩm quyền.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị làm rõ các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và trách nhiệm, nghĩa vụ của những người liên quan cũng như việc thu phí khi cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước thuộc trường hợp này; tại điểm b khoản 4 đề nghị điều chỉnh cho phù hợp về thẩm quyền, đồng thời đề nghị bổ sung quy định về hình thức ra quyết định thu hồi thẻ căn cước.
Ngoài ra, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí quy định của dự thảo Luật và đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cập nhật, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu, nhất là trách nhiệm của các cá nhân trực tiếp khai thác, sử dụng thông tin để thực hiện giao dịch, thủ tục hành chính với người dân.
(CLO) Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này vừa có chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp hàng không tiếp tục nỗ lực bảo đảm chất lượng dịch vụ phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Trước đêm Giao thừa 2025, các tiểu thương, bạn trẻ lại bày bán bóng bay, cây lộc, mía… trên các tuyến đường tại TP Hải Dương, dù có giá thành từ vài chục nghìn đồng đến trăm nghìn đồng nhưng trong dịp Tết Nguyên đán thì đây được coi là nghề kiếm "bộn tiền".
(CLO) Nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, chiều tối 28/1 (tức 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm hỏi, động viên, kiểm tra công tác ứng trực, sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trực tại Trung tâm An ninh mạng quốc gia (Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an).
(CLO) Ngày 28/1 (tức 29 Tết), nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì nền độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân, tại Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Bắc Sơn, Hà Nội.
(CLO) Trong thời khắc cả nước vui mừng chào đón Tết cổ truyền của dân tộc - Ất Tỵ 2025, chiều tối ngày 28/1 (tức 29 Tết), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương (105 tuổi), nguyên Trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam tại Lào, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tại nhà riêng ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(CLO) Trong nhiều năm qua bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, Hội Nhà báo Việt Nam còn thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo chí, doanh nghiệp, nhà hảo tâm thực hiện những hoạt động xã hội, từ thiện. Hoạt động này không chỉ diễn ra vào thời điểm bão, lũ mà còn được duy trì cả vào dịp Tết Nguyên đán.
(CLO) Ngày 28/1, Báo Thái Bình phối hợp với Bệnh viện Nhi Thái Bình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức trao tặng quà cho bệnh nhân nặng phải ở lại điều trị tại bệnh viện dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
(CLO) Ngày 28/1, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, các đơn vị vừa phối hợp bắt giữ nhóm đối tượng quen biết qua nhóm “vỡ nợ làm liều”, rồi lên kịch bản, phân công nhiệm vụ để cướp tài sản.
(CLO) Không khí chào đón năm mới 2025 đang rộn ràng khắp phố phường Thủ đô với nhiều hoạt động phong phú. Cùng với công tác trang trí, cổ động trực quan ở các khu vực trung tâm, tuyến phố chính, thì tại các địa bàn dân cư, nhân dân đã chung tay làm đẹp ngõ phố, tổ chức nhiều điểm sinh hoạt cộng đồng để mang không khí xuân đến với mọi người, mọi nhà.
(CLO) Thực hiện Chỉ thị của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025 và Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025, Sở Y tế Nam Định chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các bệnh viện trong tỉnh đảm bảo công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
(NB&CL) Tuổi nhỏ, niềm vui lớn nhất chắc chắn là Tết. Thời khắc nào cũng vui nếu tính từ chiều ba mươi Tết. Có điều vui nhất, đong đầy cảm xúc nhất với riêng tôi vẫn cứ là lúc giao thừa!
(CLO) Từ chiều 28/1 (29 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025) đến sáng 29/1 (Mùng 1 Tết), Công an TP Hà Nội sẽ huy động 100% các lực lượng trực, ứng trực làm nhiệm vụ để bảo đảm an ninh, an toàn, phục vụ nhân dân đón Tết bình yên.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 29/1 (mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Bắc Bộ rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 7-12 độ, vùng núi Bắc Bộ có nơi dưới 5 độ. Khu vực Trung Bộ có mưa vài nơi, Bắc Trung Bộ trời rét. Tây Nguyên và Nam Bộ ít mưa, ngày nắng, đêm và sáng trời lạnh.
(CLO) Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội tiếp tục gương mẫu đi đầu trong sắp xếp bộ máy, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động, hiệu lực, hiệu quả; sớm hoàn thành công tác kiện toàn, củng cố cơ sở đảng.
(CLO) Nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, chiều tối 28/1 (tức 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm hỏi, động viên, kiểm tra công tác ứng trực, sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trực tại Trung tâm An ninh mạng quốc gia (Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an).
(CLO) Trong thời khắc cả nước vui mừng chào đón Tết cổ truyền của dân tộc - Ất Tỵ 2025, chiều tối ngày 28/1 (tức 29 Tết), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương (105 tuổi), nguyên Trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam tại Lào, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tại nhà riêng ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(CLO) Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, chiều tối ngày 28/1 (tức 29 Tết), Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Phòng không - Không quân.
(CLO) Ngày 28/1 (tức 29 Tết), nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì nền độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân, tại Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Bắc Sơn, Hà Nội.
(CLO) Từ chiều 28/1 (29 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025) đến sáng 29/1 (Mùng 1 Tết), Công an TP Hà Nội sẽ huy động 100% các lực lượng trực, ứng trực làm nhiệm vụ để bảo đảm an ninh, an toàn, phục vụ nhân dân đón Tết bình yên.
(CLO) Ngày 28/1 (tức 29 Tết), đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn, đến kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và tổ chức Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Lữ đoàn Đặc công bộ 113, Binh chủng Đặc công.
(CLO) Ngày 28/1 (tức 29 Tết), đoàn kiểm tra số 1 của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn, đã tới kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và tổ chức Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Ban Chỉ huy quân sự TP Phúc Yên (thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc).