(NB&CL) Một số ý kiến quan ngại, việc trao hoàn toàn quyền lực cho Chủ tịch UBND các cấp phê duyệt chủ trương dự án đầu tư công đặt ra vấn đề về việc kiểm soát quyền lực và tính minh bạch, khách quan trong triển khai thực hiện.
Trong kỳ họp Quốc hội thứ 8 đang diễn ra, Quốc hội đang xem xét và cho ý kiến về một số dự thảo Luật quan trọng, một trong số đó là dự thảo Luật Đầu tư công do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và soạn thảo.
Sửa Luật đầu tư công để khơi thông nguồn lực không phải làm luật để quản
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự thảo Luật Đầu tư công đã cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện với 5 nhóm chính sách lớn.
Nhóm chính sách đầu tiên là thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng.
Trong nhóm chính sách này, điểm mới được chú ý đầu tiên trong dự thảo Luật là: Cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án.
Đồng thời, dự thảo còn đề xuất giao một địa phương làm chủ quản một dự án đi qua nhiều địa phương; cho phép bố trí vốn ngân sách địa phương để ủy thác thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương.
Nhóm chính sách thứ hai là tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Mục tiêu của chính sách là đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Nhóm chính sách thứ ba đó là nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệp nhà nước.
Nhóm chính sách thứ tư là thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (vốn nước ngoài).
Cuối cùng là nhóm chính sách đơn giản hóa trình tự, thủ tục; bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, quy định, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Luật Đầu tư công đã trao nhiều quyền hơn cho UBND các cấp, thay vì HĐND các cấp như các quy định trước đó.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công đã thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả. Luật sửa đổi cũng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không để đùn đẩy trách nhiệm, tránh tạo cơ chế “xin - cho”…
Dự án Luật nhận được sự đánh giá cao của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức quốc tế, nhà tài trợ nước ngoài, nhất là đã tháo gỡ căn bản các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, điểm nghẽn phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đầu tư công năm 2019.
Theo Bộ trưởng, các quy định về phân cấp, phân quyền, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm để dễ kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng nguồn lực đầu tư công để thực hiện ba đột phá chiến lược, nhất là đột phá về hạ tầng trong tình hình mới.
Dự thảo Luật Đầu tư công trao nhiều quyền lực hơn cho Chủ tịch UBND các cấp?
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đó là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tránh việc bất cứ việc gì cấp dưới cũng lên “xin” cấp trên, không thể bất cứ vấn đề gì nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương giải quyết, trong dự thảo Luật Đầu tư công đã đề xuất trao nhiều “quyền lực” hơn cho Chủ tịch UBND các cấp.
Đơn cử, dự thảo Luật Đầu tư công đã phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và nhóm C, có quy mô vốn dưới 4.600 tỷ đồng.
Được biết, Luật Đầu tư công hiện hành quy định HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương dự án nhóm A, HĐND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và nhóm C do địa phương quản lý. UBND các cấp (bao gồm cả cấp tỉnh) chỉ được quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và nhóm C khi được HĐND ủy quyền.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định hiện hành chưa phát huy được sự chủ động, linh hoạt và vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp, nhất là người đứng đầu.
Dù vậy, để bảo đảm an toàn tài chính, an toàn ngân sách của địa phương, chỉ phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 4.600 tỷ đồng. HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 4.600 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng.
Liên quan tới việc phân cấp, phân quyền trong dự thảo Luật Đầu tư công, TS Nguyễn Đức Kiên, chuyên gia kinh tế đánh giá rất cao đề xuất này.
TS Nguyễn Đức Kiên phân tích: Việc phân quyền cho Chủ tịch UBND các cấp phê duyệt chủ trương đầu tư, thay vì HĐND như trước sẽ quy trách nhiệm cho một cá nhân, thay vì một tập thể.
“HĐND cấp tỉnh có tới 50 - 60 người, chờ biểu quyết cho một dự án xong tốn kha khá thời gian, điều này có thể ảnh hưởng tới tiến độ dự án, nếu quy trách nhiệm thì quy cho ai. Trong khi đó, khi phân quyền cho Chủ tịch UBND các cấp, người ký chủ trương đầu tư phải đứng chịu trách nhiệm”, TS Nguyễn Đức Kiên nói.
Dù vậy, TS Nguyễn Đức Kiên băn khoăn, trong dự thảo Luật Đầu tư công lần này phải chăng có thêm quy định “bảo vệ cán bộ làm đúng trách nhiệm”.
Bởi, thực tế ở địa phương có hiện tượng “trên bảo dưới chưa nghe”, thậm chí cấp dưới còn gây khó khăn cho cấp trên. Ví dụ, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành một quyết định nào đó, nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường không đồng ý, lại có văn bản kiến nghị lên ngành dọc, tức là Bộ Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, thẩm tra quyết định này.
Vì vậy, TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng, để tránh trường hợp như trên, các Bộ chỉ nên thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Nếu có đơn thư kiến nghị, cơ quan thanh tra của Bộ có thể lập kế hoạch thanh tra hàng năm để sang năm hậu kiểm. Hành động này có thể giúp các dự án đầu tư công không bị gián đoạn khi thi công.
Trong khi đó, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Dự thảo Luật Đầu tư công đã cụ thể hóa được những tư tưởng lớn trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong đó phân cấp phân quyền được thể hiện rõ nét.
Mặc dù vậy, theo Thứ trưởng, khi sửa Luật vẫn có một số tranh cãi nhất định. Trong đó, vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong phân cấp là phân cấp phê duyệt chủ trương đầu tư từ HĐND sang Chủ tịch UBND.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Cả 2 dự thảo Luật do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đã cụ thể hóa được những tư tưởng lớn trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong đó phân cấp phân quyền được thể hiện rõ nét.
Theo Thứ trưởng, hiện nay, có 2 luồng ý kiến, một bên ủng hộ phân cấp với ý nghĩa phân cấp tăng cường trách nhiệm của chủ tịch UBND các cấp.
Một bên không đồng tình khi viện dẫn Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì thẩm quyền của HĐND có quyền quyết định những việc quan trọng của địa phương, trong đó có việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án. Các vấn đề này sẽ được thảo luận trong kỳ họp Quốc hội lần này.
Trước khi kỳ họp Quốc hội diễn ra, một số ý kiến cho rằng Luật Đầu tư công 2019 đang có hiệu lực, HĐND quyết định chủ trương đầu tư dự án, Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định phê duyệt đầu tư dự án là một biện pháp để kiểm soát quyền lực.
Tuy nhiên, tại dự thảo Luật Đầu tư công, việc phân toàn quyền cho Chủ tịch UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư đồng nghĩa với việc trao nhiều quyền lực hơn cho Chủ tịch UBND các cấp.
Có thể, việc phân quyền cho Chủ tịch UBND các cấp phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ làm giảm các thủ tục hành chính, từ đó giúp dự án được thực hiện nhanh ở các khâu.
Tuy nhiên, việc trao hoàn toàn quyền lực cho Chủ tịch UBND các cấp đặt ra vấn đề về việc kiểm soát quyền lực và tính minh bạch, khách quan trong triển khai thực hiện.
Do đó, nếu quy định phân cấp thẩm quyền cho UBND cùng cấp như tại dự thảo Luật thì cần có cơ chế kiểm soát quyền lực để tránh việc lạm quyền trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
TS Nguyễn Đức Kiên đánh giá rất cao đề xuất cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án trong dự thảo Luật Đầu tư công.Theo TS Nguyễn Đức Kiên, một trong những vướng mắc lớn nhất khi thực hiện các dự án đầu tư công luôn là vấn đề GPMB.
“Việc tách riêng công tác GPMB thành dự án riêng và địa phương được phép sử dụng vốn sự nghiệp để GPMB trước sẽ giúp địa phương tạo ra quỹ đất sạch. Như vậy, khi thực hiện dự án, địa phương sẽ không phải gặp tình trạng vừa thi công, vừa GPMB như trước”, ông Kiên nói.
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Nga kỳ vọng hợp tác sản xuất với Trung Quốc tăng 2 năm liên tiếp, theo Bộ trưởng Maksim Reshetnikov tại AIM Congress 2025, mở lối kinh tế bền vững.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Việc tận dụng cơ hội từ các FTA giữa các địa phương và doanh nghiệp chưa đồng đều, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.