Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi: Nhiều trường tư thục băn khoăn, lo lắng

Thứ năm, 09/05/2019 14:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi được đưa ra, nhiều trường tư thục đã thể hiện rõ mối băn khoăn, lo lắng khi nhiều điều trong bản Dự thảo chưa phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục cũng như cam kết bảo hộ của Nhà nước đối với quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư giáo dục. 

Mối lo của các nhà đầu tư tư thục

Tại Hội thảo về "Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trường tư thục trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi” diễn ra tại Hà Nội ngày 8/5/2019, nhiều nhà đầu tư là chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trường các trường tư thục đã tham gia đóng góp ý kiến bản Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi phiên bản ngày 12/4/2019 này.

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết khi biết có những điều khoản mới mà đặc biệt là Khoản 3, Điều 56 và Điều 100  thì “Bất cứ trường tư thục nào khi được biết những điều như vậy đều giật mình lo lắng”.

Ông Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội.

Ông Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội.

Ông Khang cho rằng: “Trường tư thục có hai cột trụ của nhà đầu tư để yên tâm đầu tư phát triển trường đó là quyền sở hữu, quyền điều hành nhà trường. Luật Giáo dục 2005 sửa đổi và bổ sung năm 2009 đã xác định rất rõ quyền sở hữu và quyền điều hành của các trường tư thục. Điều này đã đem lại sự yên tâm cho các nhà đầu tư cùng chung tay vào công tác xã hôi hóa giao dục. Tuy nhiên hai điều khoản được sửa đổi với nội dung trên gần như là tước đoạt quyền sở hữu, tước đoạt quyền điều hành thì nhà trường làm sao tồn tại được.”

Ông Nguyễn Xuân Khang cũng đặt câu hỏi các nhà đầu tư khác có dám đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tư thục nữa hay không nếu như các điều khoản này được thông qua. Thêm nữa, theo Điều 100 của Dự thảo còn “vô tình hay hữu ý” đã tước đoạt quyền sở hữu của nhà đầu tư bởi khái niệm hoàn toàn xa lạ so với luật hiện hành đó là: “Quyền sở hữu trường tư thục thuộc thuộc về pháp nhân nhà trường”.

Ông Khang cho rằng: Tại sao không dùng “Trường tư thục của các nhà đầu tư” mà dùng một khái niệm mới là của pháp nhân nhà trường. Pháp nhân nhà trường là ai?

“Với một hội đồng trường với nhiều thành phần như vậy làm sao có thể thay thế cho một hội đồng quản trị theo Luật hiện hành có đầy đủ quyền sở hữu và quyền điều hành nhà trường? Và những người không góp xu nào có được tham gia điều hành trường tư thục? Với quy định như thế liệu đại diện cho quyền sở hữu của trường tư thực có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của trường tư thục hay không?”, ông Khang nêu thêm quan điểm.

Với hơn 30 năm điều hành và xây dựng nhà trường tư thục từ nền móng đầu tiên, ông Khang khẳng định: Quy định như vậy là kéo lùi thực tiễn, kéo lùi luật pháp, kéo lùi thực tiễn xã hội đối với hệ thống các trường tư.

Ông Hoàng Xuân Hóa, Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie Hải Phòng cho biết thêm, bản thân đã gắn bó với giáo dục từ rất lâu nên cũng có nhiều băn khoăn, trăn trở đó là có nhiều chủ trương của nhà nước chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Ông Hoàng Xuân Hoá, Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng trường Marie curie Hải Phòng (Ảnh: Nguyệt Hồ)

Ông Hoàng Xuân Hoá, Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng trường Marie curie Hải Phòng (Ảnh: Nguyệt Hồ)

Thầy Hóa cũng phân tích Hội đồng trường như Dự thảo luật Giáo dục sửa đổi phiên bản 12/4/2019 và Hội đồng quản trị trường tư thục bản chất là không thể thay thế vì những lý do sau:

“Thứ nhất, hai loại trường công lập và tư thục đều có những điểm giống nhau và những điểm khác biệt. Điểm giống nhau là cả hai loại trường cùng có nhiệm vụ giáo dục và đào tạo con người  lao động trong tương lai, trong cùng một chương trình, cùng một sách giáo khoa, cùng một tiến độ giảng dạy theo quy trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sản phẩm của hai loại hình trường này cũng cùng được nghiệm thu chung trong kỳ thi THPT quốc gia đối với trường THPT.

Vì điểm giống nhau này mà cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của ban giám hiệu nhà trường có cơ cấu gần như nhau. Điểm khác biệt duy nhất và quan trọng là nguồn đầu tư khác nhau. Trường công lập do nhà nước đầu tư, trường tư thục do cá nhân đầu tư vì vậy cơ cấu tổ chức và phương thức quản trị về cơ sở vật chất tài chính của hai loại trường này tất yếu phải khác nhau không thể đồng nhất về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường như Điều 56 Dự thảo Luật Giáo dục đưa ra.

Thứ hai, Điều 56 theo tôi là trái với phát luật hiện hành như luật doanh nghiệp và luật đầu tư bởi vì tuy trường tư thục không phải doanh nghiệp bởi sản phấm của nó là con người chứ không phải là hàng hóa. Nhưng về mặt đồng quản trị về tài chính, đồng quản trị trường tư thục không hề khác với hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Chính vì thế mà trường tư thục hiện nay cũng phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều 56 đã tước bỏ quyền quản trị của những người đầu tư. Đây là căn cứ thứ hai để không thể chấp nhận đồng nhất giữa Hội đồng quản trị với Hội đồng nhà trường như vậy.”

Đồng quan điểm với ông Khánh, tại Hội thảo Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trường tư thục trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi ngày 8/5 ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch hội đồng các trường Lômônôxôp (Hà Nội) cũng phân tích:  “Việc có nhiều thành viên không có vốn góp trong và ngoài trường tham gia vào hội đồng trường thực sự là không cần thiết, nó cồng kềnh và làm giảm sức năng động, sắc bén và quyết liệt của đơn vị chỉ đạo”.

Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch hội đồng các trường Lômônôxôp (Ảnh Nguyệt Hồ)

Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch hội đồng các trường Lômônôxôp (Ảnh Nguyệt Hồ)

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Phú Cường cho rằng, thực tiễn trong quá trình quản lí trường phổ thông tư thục đã thấy, các quy định về giáo dục tư thục trong Luật Giáo dục hiện hành đang đi vào đời sống thiết thực của mỗi trường.

Chính những quy định này đã tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững và là Bộ chỉ huy sắc bén giúp trường tư xây dựng uy tín trong lòng dân và giúp các cơ quan quản lí giáo dục yên tâm.

Cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được tiến hành xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước nhằm huy động sức dân chung tay xây dựng sự nghiệp giáo dục, giảm gánh nặng biên chế và ngân sách, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nhờ cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng về giáo dục của nhân dân.

Với mục tiêu phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm tăng cường đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ đó góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi ra lớp, phổ cập giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình trường, lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Trong điều kiện ngân sách chi cho giáo dục còn khiêm tốn… thì việc mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực từ nhân dân được xem là giải pháp đem đến hiệu quả tích cực, góp phần giúp ngành giáo dục và đào tạo bớt chật vật.

Bà Nguyễn Kim Phượng, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Everest (Ảnh Nguyệt Hồ)

Bà Nguyễn Kim Phượng, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Everest (Ảnh Nguyệt Hồ)

Tại buổi góp ý, bà Nguyễn Kim Phượng, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Everest thẳng thắn chia sẻ, Dự thảo Luật nên quan tâm đến việc tạo cơ chế chính sách hành chính thông thoáng, cởi mở cho hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục: “Chúng tôi không cần cho tiền mà cho một cơ chế chính sách hành chính cởi mở. Mong rằng, Uỷ ban Văn hoá Giáo dục, Thanh thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội can thiệp để thực sự có xã hội hoá về mặt hành chính giúp chúng tôi không còn “khốn khổ” mỗi khi làm thủ tục hành chính”, bà Phượng phát biểu.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đoàn Thị Điểm (Ảnh: Nguyệt Hồ)

Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đoàn Thị Điểm (Ảnh: Nguyệt Hồ)

Cùng góp ý vào Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đoàn Thị Điểm cũng đưa ra đề nghị với Ban soạn thảo Luật giáo dục: “Sự ra đời của các trường tư thục gần như có ảnh hưởng rất lớn đối với giáo dục Việt Nam. Ban soạn thảo Luật Giáo dục sửa đổi cần phải quan tâm đến vị trí và vai trò của trường tư để khi chúng ta làm luật nó xác đáng. Làm luật thì phải tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục.”

Có thể thấy rằng, phát triển hệ thống cơ sở giáo dục tư thục từ mầm non đến đại học một cách lành mạnh, chính là giải pháp, là lối thoát ở tầm chính sách cho những vấn đề bất cập về giáo dục, từ quá tải sĩ số trường công ở đô thị, đời sống giáo viên, lạm thu trường công, bạo lực học đường trường công, tinh giảm biên chế và ngân sách...mới được giải quyết. Doanh nghiệp và nhà đầu tư vào giáo dục là lực lượng chính để làm nên những thay đổi lành mạnh cho nền giáo dục nếu nhận được sự ủng hộ từ chính sách lẫn dư luận, ngược lại, gây khó dễ cho họ một cách vô căn cứ chính là tự phế bỏ nguồn lực, sức mạnh của quốc gia.

Nguyệt Hồ

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục