Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần sát thực tiễn ngành giáo dục, tránh chung chung

Thứ năm, 23/05/2024 11:33 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo chuyên gia trong dự thảo Luật Nhà giáo còn nhiều quy định chung chung, nhiều điều khoản không rõ ràng, cần viết lại cho tường minh tránh chung chung, gây khó khăn trong áp dụng.

Lần đầu tiên có một luật riêng về Nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được đưa ra lấy ý kiến. Nếu được thông qua đây là lần đầu tiên nước ta có một luật riêng về Nhà giáo. Theo ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, sở dĩ cần có Luật Nhà giáo xuất phát từ việc các quan điểm, chủ trương của Đảng cần được thể chế hóa thành luật để tạo cơ sở pháp lý, tạo đột phá cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như đáp ứng định hướng chiến lược phát triển đất nước đến 2030, 2045.

Bên cạnh đó, thực trạng đội ngũ nhà giáo và việc quản lý đội ngũ nhà giáo đòi hỏi đổi mới quản lý, tạo điều kiện phù hợp. Tính đến cuối năm học 2021 - 2022, toàn quốc có khoảng 1,6 triệu nhà giáo. Tuy những năm gần đây đã được quan tâm nhiều nhưng thực tế còn không ít bất cập cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng.

“Đặc biệt trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ và yêu cầu xây dựng xã hội học tập, giáo dục suốt đời trong những năm tới đòi hỏi nhà giáo phải có những phẩm chất và năng lực mới để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Việc quản lý nhà giáo còn những khó khăn trong việc phân cấp, chưa đồng bộ giữa công lập và ngoài công lập, việc hợp tác quốc tế về nhà giáo còn hạn chế” – ông Vũ Minh Đức nêu. Ngoài ra, theo ông Vũ Minh Đức, các quy định pháp luật hiện hành về nhà giáo còn thiếu đồng. Cần thiết phải quy định cụ thể, tường minh.

du thao luat nha giao can sat thuc tien nganh giao duc tranh chung chung hinh 1

Giáo viên cần được tạo điều kiện để làm việc một cách chuyên nghiệp, gắn bó lâu dài với nghề. Ảnh: Internet

Hiện tại dự thảo Luật Nhà giáo có 9 chương, 72 điều. Mục đích, xây dựng Luật Nhà giáo nhằm kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo. Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống. Trong Luật Nhà giáo đưa ra nhiều nội dung trong đó lần đầu tiên quy định nhà giáo muốn hành nghề phải có chứng chỉ nhà giáo… cùng nhiều nội dung khác liên quan đến công tác quản lý và các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với nhà giáo.

Khi dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra lấy ý kiến nhanh chóng nhận được sự góp ý đến từ nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Có nhiều ý kiến ủng hộ. Cụ thể, bàn về chứng chỉ nghề giáo, ông Lê Thái Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, ở nhiều quốc gia trên thế giới, chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo là một yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo rằng các giáo viên, giảng viên đủ điều kiện và có đủ năng lực, phẩm chất để giảng dạy.

“Tại Việt Nam, việc đưa ra quy định bắt buộc về cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo sẽ là một thay đổi căn bản góp phần đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên, về cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp” - ông Lê Thái Hưng nhận định.

Trong khi đó, tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng, khi công bố dạy học là một nghề thì đương nhiên sẽ đẩy vị thế của việc dạy học đi lên và buộc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề. Vì vậy, muốn dạy học, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề. Điều này khẳng định, nghề giáo không phải là một hoạt động nghiệp dư nữa mà là một hoạt động chuyên nghiệp và giáo viên trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp.

Cần tiếp tục được thảo luận kỹ để điều chỉnh

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ thì hiện nay nhiều quy định đang cho thấy cần phải được thảo luận kỹ, để tránh việc luật quy định chung chung, quy định như Nghị quyết. Những nội dung quy định như lương giáo viên sẽ cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp hay ngành giáo dục được toàn quyền trong đào tạo, tuyển dụng, sử dụng giáo viên, vấn đề hợp đồng giáo viên trường công… Đó là những vấn đề đang nhận sự hoài nghi về tính khả thi của các nội dung này trong dự thảo. 

Bên cạnh đó, dự thảo luận cũng còn nhiều điểm mà theo các chuyên gia là cần phải điều chỉnh.

du thao luat nha giao can sat thuc tien nganh giao duc tranh chung chung hinh 2

Cho ý kiến về các vấn đề liên quan trong dự thảo Luật Nhà giáo, trao đổi với  phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam bày tỏ nhiều điểm trong dự thảo cần thiết phải làm rõ, tránh việc quy định chung chung. “Tôi cho rằng cần tránh việc Luật mà quy định như Nghị quyết. Dự thảo Luật Nhà giáo cần phải quy định tường minh, cụ thể từng điều” – ông Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, một điều mà ông quan tâm là các quy định trong tuyển dụng và sử dụng giáo viên. Trong đó, việc giáo viên trường công làm việc theo hợp đồng lao động và chịu nhiều chế tài như đơn phương chấm dứt hợp đồng khi quy mô trường lớp giảm.

“Trong luật cần phân biệt rõ giáo viên hoạt động trong trường công và trường tư. Giáo viên trường công phải là viên chức giáo dục. Không thể ứng xử với giáo viên trường công như lao động tự do. Hiện nay, giáo viên trường tư sẽ bị sa thải nếu nhà trường không tuyển được học sinh. Trong khi nếu áp dụng việc này với giáo viên trường công lại là sai lầm. Giáo viên làm việc theo hợp đồng thì chúng ta đang biến trường công thành trường tư” – tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nêu.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, giáo viên trường công phải là viên chức mới ý nghĩa. Nếu giáo viên trường công như lao động tự do lúc trường này, mai trường khác còn có ý nghĩa gì. Quy định như vậy, không đúng. Giáo viên phải được tổ chức, công đoàn bảo vệ, có quyền lợi chứ không phải ứng xử như lao động động tự do.

“Giáo viên trường công như lao động tự do chả có ý nghĩa gì. Quy định như vậy là biến trường công thành trường tư. Chả có nước nào trên thế giới làm thế. Quy định như vậy giáo viên trường công trong Luật Nhà giáo không khác gì giáo viên ngoài công lập” – thầy Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Một vấn đề thầy Nguyễn Tùng Lâm quan tâm đó là chứng chỉ nghề giáo. Ông cho rằng, đã làm thì làm nghiêm túc, còn nếu theo kiểu làm cho có thì nên bỏ. “Thời gian để cấp chứng chỉ, một năm không đủ mà cần quy định hai năm. Giáo viên cần hai năm thì mới có thể đánh giá, nhận xét. Nhưng phải làm theo quy trình khép kín. Sinh viên ra trường phải được tuyển, giai đoạn 2 năm đầu gọi là tạm tuyển. Trong giai đoạn này, họ làm việc cũng phải có lương, có cả giáo viên giỏi giúp đỡ, kèm cặp. Sau khi hết 2 năm, cần có hội đồng đánh giá khách quan thì mới được cấp chứng chỉ” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nêu.

Ngoài ra vị này còn trăn trở nhiều đến các quy định về lương giáo viên và công tác tuyển dụng và quản lý giáo viên. Thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng không nên quy định lương giáo viên cao nhất trong hệ bậc lương hành chính sự nghiệp mà nên quy định lương giáo viên phải để giáo viên đủ sống, yên tâm công tác, không để tình trạng giáo viên làm nhiều nghề “chân ngoài dài hơn chân trong”. “Nếu quy định lương giáo viên cao nhất trong hệ bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ xảy ra việc hơn được một, hai nghìn. Điều đó không có ý nghĩa gì” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nêu.

Như vậy, qua trao đổi với các chuyên gia có thể thấy còn nhiều vấn đề phải được xem xét, quy định một cách rõ ràng, khoa học nhằm đảm bảo quyền của các nhà giáo, để nhà giáo yên tâm công tác và đóng góp lớn cho nghề. Tránh tình trạng quy định chung chung, gây khó khăn trong quản lý, tạo áp lực không đáng có lên giáo viên.

Luật Nhà giáo là xu thế quốc tế

Một số quốc gia thực hiện xây dựng và ban hành Luật riêng điều chỉnh về nhà giáo từ khá sớm như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia... Một số nước có nhiều văn bản luật khác nhau về giáo dục trong đó có luật nhằm thể chế hóa một số chính sách đặc trưng của nhà giáo. Có những nước như Anh, Nhật Bản, Áo ban hành nhiều đạo luật khác nhau về nhà giáo; các đạo luật đó gộp lại thì thể chế hóa hầu hết mọi chính sách liên quan đến nhà giáo. Một trong những định hướng phát triển giáo dục được Đảng ta xác định là “hội nhập quốc tế”. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến xu hướng quốc tế hóa hoạt động giáo dục cũng như lựa chọn kinh nghiệm quốc tế phù hợp trong việc xây dựng pháp luật về đội ngũ nhà giáo.

Trinh Phúc

Tin mới

Nâng cao chất lượng tổ chức Hội, rèn luyện bản lĩnh trong thực thi chức trách nhiệm vụ...

Nâng cao chất lượng tổ chức Hội, rèn luyện bản lĩnh trong thực thi chức trách nhiệm vụ...

(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.  

Công tác hội
Trưng bày cổ vật Đông Sơn được phát hiện ở Vĩnh Phúc

Trưng bày cổ vật Đông Sơn được phát hiện ở Vĩnh Phúc

(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.

Đời sống văn hóa
Công ty cổ phần chứng khoán Smart Invest bị phạt gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm

Công ty cổ phần chứng khoán Smart Invest bị phạt gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm

(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.

Kinh tế vĩ mô
GDP của Ukraine tăng 4%

GDP của Ukraine tăng 4%

(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga và Triều Tiên mở rộng quan hệ kinh tế trong thỏa thuận mới

Nga và Triều Tiên mở rộng quan hệ kinh tế trong thỏa thuận mới

(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).

Thị trường - Doanh nghiệp
Lào Cai: Kiểm tra sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý cho người dân sau mưa lũ lịch sử

Lào Cai: Kiểm tra sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý cho người dân sau mưa lũ lịch sử

(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.

Sức khỏe
Vì sao các hãng  ô tô 'đua nhau' cắt giảm hàng ngàn việc làm?

Vì sao các hãng ô tô 'đua nhau' cắt giảm hàng ngàn việc làm?

(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.

Xe
Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn xóa 4,6 tỷ USD nợ của Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn xóa 4,6 tỷ USD nợ của Ukraine

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.

Kinh tế vĩ mô
Đi học cắt tóc lại hành nghề buôn ma túy

Đi học cắt tóc lại hành nghề buôn ma túy

(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.

Vụ án
Tử hình 2 đối tượng người Lào vận chuyển hơn 70kg ma túy qua biên giới với tiền công 28.000 USD

Tử hình 2 đối tượng người Lào vận chuyển hơn 70kg ma túy qua biên giới với tiền công 28.000 USD

(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

Vụ án
Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng: Nhiều dự án, ý tưởng đột phá, bền bỉ, hướng tới cộng đồng

Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng: Nhiều dự án, ý tưởng đột phá, bền bỉ, hướng tới cộng đồng

(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.

Nghề báo
VARS: Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản sẽ giúp thị trường phát triển bền vững

VARS: Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản sẽ giúp thị trường phát triển bền vững

(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.

Bất động sản
Công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê, sạt lở bờ sông Bùi tại huyện Chương Mỹ

Công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê, sạt lở bờ sông Bùi tại huyện Chương Mỹ

(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Đời sống
Lai Châu cam kết các doanh nghiệp du lịch đến với tỉnh sẽ 'phát tài'

Lai Châu cam kết các doanh nghiệp du lịch đến với tỉnh sẽ 'phát tài'

(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.

Du lịch
Liên hoan phim hoạt hình 'Dòng khát vọng' chính thức khai màn

Liên hoan phim hoạt hình 'Dòng khát vọng' chính thức khai màn

(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).

Đời sống văn hóa
Từ ngày 1/12, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ đi vào vận hành thử nghiệm

Từ ngày 1/12, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ đi vào vận hành thử nghiệm

(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Tin tức
Bình Luận

Tin khác

Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.

Giáo dục
Trường Tiểu học Xuân Du: Khẳng định thương hiệu vị thế trong công tác giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Du: Khẳng định thương hiệu vị thế trong công tác giáo dục

(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Giáo dục
Trường Tiểu học Hợp Thành: Xứng danh ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

Trường Tiểu học Hợp Thành: Xứng danh ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.

Giáo dục
Những tấm gương vượt khó, đổi mới dạy học vì giáo dục vùng cao

Những tấm gương vượt khó, đổi mới dạy học vì giáo dục vùng cao

(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một  dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.

Giáo dục
“Luật Nhà giáo sẽ nâng cao vị thế của nhà giáo” 

“Luật Nhà giáo sẽ nâng cao vị thế của nhà giáo” 

(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.

Giáo dục
Trọng trách lớn của ngành giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trọng trách lớn của ngành giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.

Giáo dục
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt vinh danh nhiều nhà giáo trẻ tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 20/11

Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt vinh danh nhiều nhà giáo trẻ tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 20/11

(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.

Giáo dục
Bắc Ninh dẫn đầu các tỉnh, thành phố về số lượng huy chương đạt được tại các kỳ thi khu vực và quốc tế

Bắc Ninh dẫn đầu các tỉnh, thành phố về số lượng huy chương đạt được tại các kỳ thi khu vực và quốc tế

(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.

Giáo dục
Câu chuyện truyền cảm hứng của những giáo viên dạy học nơi “thâm sơn, cùng cốc!”

Câu chuyện truyền cảm hứng của những giáo viên dạy học nơi “thâm sơn, cùng cốc!”

(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.

Giáo dục
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Chưa bao giờ lực lượng nhà giáo được Đảng, Nhà nước quan tâm như bây giờ'

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: "Chưa bao giờ lực lượng nhà giáo được Đảng, Nhà nước quan tâm như bây giờ"

(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.

Giáo dục