Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đảm bảo an ninh nguồn nước cho hiện tại và tương lai

Thứ hai, 12/09/2022 08:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ TN&MT đang dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong quá trình thi hành Luật Tài nguyên nước, xây dựng hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, tổng hợp, thống nhất về tài nguyên nước, đảm bảo an ninh tài nguyên nước cho cả hiện tại và tương lai.

Sửa đổi Luật tài nguyên nước theo xu hướng phát triển của đất nước

Theo Bộ TN&MT, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

du thao luat tai nguyen nuoc sua doi dam bao an ninh nguon nuoc cho hien tai va tuong lai hinh 1

Tuy nhiên, sau hơn 9 năm thi hành, do các mối quan hệ kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi, bên cạnh đó nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước nên Luật Tài nguyên nước đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như:

Một số quy định của pháp Luật Tài nguyên nước không còn phù hợp với yêu cầu của thực tế và với pháp luật có liên quan, cần phải bổ sung như quy định về vật thể chứa nước (dòng sông, tầng chứa nước); quy hoạch tài nguyên nước; cấp giấy phép tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; bảo vệ các dòng sông, tầng chứa nước, quản trị nước thông minh, chuyển đổi số, dự báo nguồn nước phục vụ điều hòa phân bổ tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Một số quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012 có giao thoa, chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực cần phải sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất. Thiếu khung pháp lý cho an ninh tài nguyên nước trong bối cảnh tài nguyên nước của nước ta đang phải chịu nhiều thách thức như: phụ thuộc lớn vào nước ngoài; phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; tác động của biến đổi khí hậu; suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông; khả năng tiếp cận nước sạch an toàn chưa cao; hiệu quả sử dụng nước thấp.

Bên cạnh đó, chưa có chính sách, quy định cụ thể nhằm tính toán đầy đủ, định giá giá trị của tài nguyên nước. Điều này dẫn đến các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khai thác, sử dụng nước không xác định rõ vai trò, giá trị của nước; chưa có cơ sở tính toán đủ giá thành sản phẩm (vì chưa coi nước là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất); chưa có chính sách cụ thể, rõ ràng về sử dụng và phân bổ nguồn thu cho hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy.

Việc phát triển kinh tế nước, coi sản phẩm nước là hàng hóa thiết yếu, cần được quản lý, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; khuyến khích, thu hút các nguồn lực xã hội, các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành nước nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển nguồn nước chưa có chính sách cụ thể để thực hiện…

Theo Bộ TN&MT, việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) không chỉ nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong quá trình thi hành Luật Tài nguyên nước mà còn nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về tài nguyên nước, đảm bảo phù hợp với các văn bản trong hệ thống pháp luật, đồng thời, bổ sung các chính sách mới để điều chỉnh một số nội dung phát sinh trong thực tiễn là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp; xây dựng hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, tổng hợp, thống nhất về tài nguyên nước, đảm bảo an ninh tài nguyên nước.

Ông Châu Trần Vĩnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước nhận định: "Trước nhu cầu lớn về khai thác, sử dụng nguồn nước hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi pháp luật về tài nguyên nước và một số Luật liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên nước cần phải sớm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung như: quy định về vật thể chứa nước, quy hoạch tài nguyên nước, bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia…".

Đảm bảo “an ninh nguồn nước”

Thực tế hiện nay cho thấy vấn đề bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia chưa được quy định trong Luật, trong khi tài nguyên nước của nước ta đang phải chịu nhiều thách thức như phụ thuộc lớn vào nước ngoài; phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; tác động của biến đổi khí hậu; suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông; khả năng tiếp cận nước sạch an toàn chưa cao; hiệu quả sử dụng nước thấp.…

Do vậy, việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) là cần thiết để giải quyết những vướng mắc, bất cập nêu trên, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng bền vững, đảm bảo “an ninh nguồn nước” cho hiện tại và tương lai.

"Với sự thay đổi của các cơ chế chính sách về xã hội hóa, về tài chính, chúng tôi hy vọng sẽ huy động được các nguồn lực xã hội “chung tay” bảo vệ tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng, khôi phục được các dòng sông “chết,” bảo đảm công bằng trong khai thác, sử dụng nước của các ngành; nâng cao mức bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái các dòng sông và các giá trị văn hóa gắn liền với nước của nhân dân Việt Nam" - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước chia sẻ.

Sửa đổi, bổ sung 4 chính sách lớn trong Luật Tài nguyên nước năm 2012

Theo Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh, từ những tồn tại trên và định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất sửa đổi, bổ sung 4 chính sách lớn gồm:An ninh tài nguyên nước quốc gia; Xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước; Tài chính về tài nguyên nước; Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và các chính sách khác, đã được Chính phủ đồng ý. Trên cơ sở đó, Cục Quản lý tài nguyên nước đã thực hiện nghiên cứu các quy định, các định hướng của Đảng, Nhà nước liên quan đến 4 chính sách nêu trên, và nghiên cứu các kinh nghiệm một số nước trong khu vực như Trung Quốc (Luật Quản lý ô nhiễm, Luật Thủy lợi), Hàn Quốc (Luật nước dưới đất, Luật sông, Luật bảo toàn môi trường nước, Luật hệ thống thoát nước), Thái Lan (Luật tài nguyên nước), Nhật Bản (Luật sông), Hà Lan (Đạo luật nước), Pháp (Luật nước), EU. Đồng thời, xây dựng các sơ đồ, phương pháp luận để định hướng cho xây dựng dự thảo.

du thao luat tai nguyen nuoc sua doi dam bao an ninh nguon nuoc cho hien tai va tuong lai hinh 2

Luật bổ sung các quy định về bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 87 điều và được bố cục thành 10 chương. So với Luật Tài nguyên nước năm 2012, dự thảo Luật không tăng về số chương (trong đó giữ nguyên 19 điều, sửa đổi, bổ sung 55 điều, bổ sung mới 13 điều) và bãi bỏ 05 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo nêu rõ những quy định cụ thể về: Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; điều hòa, phân phối và Khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; công cụ kinh tế và nguồn lực cho bảo vệ và phát triển nguồn nước; quan hệ quốc tề về tài nguyên nước…

Trao đổi với báo chí, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Nguyễn Minh Khuyến cho biết Luật tài nguyên nước sửa đổi lần này sẽ hướng tới một số chính sách lớn, gồm: Xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước, đặc biệt là việc phục hồi các dòng sông suy thoái, cạn kiệt dòi hỏi phải chi ngân sách lớn, trong khi việc phục hồi các dòng sông hoàn toàn có thể thực hiện theo hình thức đối tác công tư đảm bảo lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp. Tăng nguồn thu cho ngân sách trên cơ sở “nước là tài sản công” được quy định tại Hiến pháp, tài sản này phải được tính đúng, tính đủ giá trị của nó, sử dụng tài sản nhà nước phải trả tiền, trả đúng trả đủ. Khái niệm về an ninh tài nguyên nước, hoạt động để đảm bảo an ninh tài nguyên nước cũng sẽ được bổ sung trong Luật sửa đổi này. Đối với việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy, bổ sung các quy định cụ thể đối với hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy và phát triển nguồn nước, trong đó có cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong bảo vệ phát triển nguồn sinh thủy. Bổ sung các quy định cụ thể đối với hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy và phát triển nguồn nước. Đề xuất các giải pháp công trình “kho chứa nước” để tích trữ nước nhằm điều hòa nguồn nước giữa các mùa; bảo vệ và phục hồi thảm thực vật, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển nhằm tăng khả năng tích trữ nước, giảm thiểu lũ lụt về mùa mưa, tăng nguồn sinh thủy về mùa khô. Dự thảo Luật sửa đổi sẽ quy định rõ hơn các biện pháp, chế tài trong việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước. Bổ sung quy định về sử dụng nước hướng đến tiết kiệm nước trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước. Về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng TNN, Dự thảo Luật sửa đổi sẽ sửa đổi, bổ sung theo hướng tách bạch quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong khai thác TNN và sử dụng TNN. Về phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo, Dự thảo Luật sửa đổi sẽ bổ sung quy định chi tiết về quản lý đào, san lấp ao, hồ chứa nước. Bổ sung quy định, nguyên tắc việc áp dụng các biện pháp thu gom nước mưa, giảm ngập lụt ở các khu đô thị, khu tập trung dân cư;…

Cũng 5 nhóm chính sách trên, trong quá trình sửa đổi bổ sung, Bộ TN&MT cũng sẽ xem xét sửa đổi một số nội dung nhằm khắc phục các tồn tại, bất cập, chồng chéo, xung đột, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các quy định pháp luật về tài nguyên nước dưới đây và các nội dung Luật Tài nguyên nước khác còn bất cập, thiếu khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn: đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh gồm vật thể/đối tượng chứa nước, dòng sông, tầng chứa nước; về thủ tục hành chính.

Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm trong quản lý tài nguyên nước theo hướng thống nhất phân công trách nhiệm, phân cấp trong quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn nước; tăng cường hiệu quả, hiệu lực, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức lưu vực sông; bổ sung các quy định, giải pháp quản lý, kỹ thuật để giảm thiểu tác động sụt lún đất, xâm nhập mặn trong hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất; tách bạch giữa quản lý khai thác với quản lý sử dụng; cơ chế, chính sách chi trả kinh phí đối với đơn vị khai thác, sử dụng nước thượng nguồn nếu gây thiệt hại cho công trình công ích ở hạ du thì phải hỗ trợ kinh phí cho việc cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình công ích ở hạ du.

Dự thảo Luật bổ sung nội dung về xác định các vùng, tiểu lưu vực, nguồn nước phải lập kế hoạch chi tiết sử dụng nước trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. Để giải quyết hiệu quả các vấn đề cụ thể của từng lưu vực sông xảy ra ở tiểu lưu vực đang gặp phải như vấn đề hạn hán, ô nhiễm, suy thoái, lũ lụt,... tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực.

Quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT, các bộ, ngành địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện xây dựng kịch bản ứng phó, điều hòa, phân bổ nguồn nước khi xảy ra hạn hán thiếu nước và thực hiện điều hòa, phân phối nguồn nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng.

Trên cơ sở tổng kết việc thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012, rà soát những bất cập, chồng chéo với các luật khác có liên quan, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế, hy vọng việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước sẽ có tính đột phá, hiệu quả, hiệu lực trong thi hành.

PV

Tin mới

Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.

Điều tra
Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Công luận 24H
Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.

Giao thông
Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).

Thế giới 24h
Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.

Giao thông
Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".

Báo chí - Công nghệ
Người đàn ông 73 tuổi nhận án tù vì sàm sỡ 4 tiếp viên hàng không Singapore

Người đàn ông 73 tuổi nhận án tù vì sàm sỡ 4 tiếp viên hàng không Singapore

(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.

Thế giới 24h
Bài 1: Bồi dưỡng nghiệp vụ trên nền tảng nguyện vọng của hội viên

Bài 1: Bồi dưỡng nghiệp vụ trên nền tảng nguyện vọng của hội viên

(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.

Công tác hội
Hà Nội phê duyệt hai dự án giao thông nghìn tỷ

Hà Nội phê duyệt hai dự án giao thông nghìn tỷ

(CLO) TP Hà Nội vừa phê duyệt hai dự án quan trọng gồm dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh và dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu.

Tin tức
Mỹ nói các nước 'đừng trả đũa', giải thích tại sao Nga không bị áp thêm thuế

Mỹ nói các nước 'đừng trả đũa', giải thích tại sao Nga không bị áp thêm thuế

(CLO) Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã đưa ra thông điệp rõ ràng cho các quốc gia đang cân nhắc đáp trả thuế quan mới của Mỹ: "Đừng trả đũa".

Thế giới 24h
Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi: Việc sáp nhập tỉnh, thành sẽ tạo ra không gian và dư địa phát triển mới

Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi: Việc sáp nhập tỉnh, thành sẽ tạo ra không gian và dư địa phát triển mới

(NB&CL) Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi đã có chia sẻ xung quanh nội dung này.

Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ viếng đồng chí Khamtai Siphandone tại Lào

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ viếng đồng chí Khamtai Siphandone tại Lào

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.

Tin tức
Xuyên đêm di dời loạt trụ điện nằm 'án ngữ' trên tuyến đường 2.300 tỷ đồng ở TP HCM

Xuyên đêm di dời loạt trụ điện nằm 'án ngữ' trên tuyến đường 2.300 tỷ đồng ở TP HCM

(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đời sống
Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone từ trần

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone từ trần

Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.

Tin tức
Thái Bình: Gói thầu 125 tỷ đồng nâng cấp đường trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ chỉ có 1 nhà thầu tham dự

Thái Bình: Gói thầu 125 tỷ đồng nâng cấp đường trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ chỉ có 1 nhà thầu tham dự

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".

Dự án - Đầu tư
Lào: Đồng chí Khamtai Siphandone từ trần, hưởng thọ 102 tuổi

Lào: Đồng chí Khamtai Siphandone từ trần, hưởng thọ 102 tuổi

Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.

Tin tức
Bình Luận

Tin khác

Xuyên đêm di dời loạt trụ điện nằm 'án ngữ' trên tuyến đường 2.300 tỷ đồng ở TP HCM

Xuyên đêm di dời loạt trụ điện nằm 'án ngữ' trên tuyến đường 2.300 tỷ đồng ở TP HCM

(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đời sống
Cần xử lý dứt điểm vi phạm đất đai, xây dựng khu vực cánh đồng Thường

Cần xử lý dứt điểm vi phạm đất đai, xây dựng khu vực cánh đồng Thường

(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.

Đời sống
Thanh Hoá: Phạm nhân trốn khỏi trại giam đã bị bắt

Thanh Hoá: Phạm nhân trốn khỏi trại giam đã bị bắt

(CLO) Lực lượng trinh sát trại giam Thanh Lâm, đóng trên địa bàn huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã bắt được phạm nhân Dương Hữu Huy trốn khỏi trại giam.

Đời sống
Gia Lai: Nông dân trúng đậm vì khoai lang được mùa, được cả giá

Gia Lai: Nông dân trúng đậm vì khoai lang được mùa, được cả giá

(CLO) Nếu như vụ thu hoạch khoai năm 2024, nông dân huyện Phú Thiện (Gia Lai) phải chịu cảnh “mất mùa, mất giá” thì năm 2025 bà con rất phấn khởi vì vụ mùa năm nay thắng lớn. Không những được mùa, giá khoai năm nay liên tục tăng giúp người dân có lãi cao.

Đời sống
Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.

Đời sống
Phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa

Phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa

(CLO) Ngày 2/4, tại Hội sở chính, Quân chủng Hải quan đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phát động chương trình “HiGreen Trường Sa” với mục tiêu trong một triệu cây xanh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam

Đời sống
Xót xa hình ảnh 2 Bệnh viện Trung ương trị giá hàng nghìn tỷ đồng bỏ hoang

Xót xa hình ảnh 2 Bệnh viện Trung ương trị giá hàng nghìn tỷ đồng bỏ hoang

(CLO) Khởi công xây dựng từ năm 2014 với kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng nhưng sau thời gian dài không được sử dụng, bỏ hoang lãng phí; nhiều hạng mục tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã có dấu hiệu xuống cấp.

Đời sống
Cảnh sát phát hiện, bắt giữ tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Cảnh sát phát hiện, bắt giữ tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

(CLO) Công an thành phố Hà Nội cùng Cục Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoan qua xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Đời sống
Hiện trường vụ cháy nhà khiến 3 người tử vong lúc rạng sáng ở TP HCM

Hiện trường vụ cháy nhà khiến 3 người tử vong lúc rạng sáng ở TP HCM

(CLO) Ngày 2/4, cơ quan chức năng đang phong toả nghiêm ngặt hiện trường vụ cháy khiến 3 người tử vong trên đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP HCM. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được cũng trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, đồng thời thăm hỏi gia đình người bị nạn.

Đời sống
Tỉnh Kon Tum chỉ đạo khẩn trương làm rõ vụ việc mỏ đá hết hạn vẫn ngang nhiên hoạt động

Tỉnh Kon Tum chỉ đạo khẩn trương làm rõ vụ việc mỏ đá hết hạn vẫn ngang nhiên hoạt động

(CLO) UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, làm rõ nội dung mỏ đá ở huyện Kon Plông đã hết hạn nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.

Đời sống