Đưa lịch sử anh hùng của Thông tấn xã Việt Nam đến gần với công chúng hơn

Thứ tư, 28/10/2020 22:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 28/10, Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với Liên chi hội nhà báo Thông tấn xã Việt Nam tổ chức tọa đàm trao đổi nghiệp vụ, thông tin và đánh giá tầm quan trọng của việc lưu trữ tư liệu lịch sử hình thành và phát triển của nền báo chí Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tọa đàm trao đổi nghiệp vụ, nhà báo Lê Quốc Trung, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam hoan nghênh cuộc gặp gỡ giữa hai cơ quan và đề nghị lãnh đạo Bảo tàng Báo chí cần tổ chức, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí khác đến tham quan, tìm hiểu, để làm hoạt động của bảo tàng ngày càng phong phú và gắn bó với những người làm báo Việt Nam.

Các hội viên thuộc Liên chi hội nhà báo Thông tấn xã Việt Nam thăm quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Các hội viên thuộc Liên chi hội nhà báo Thông tấn xã Việt Nam thăm quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Theo nhà báo Lê Quốc Trung: Suốt chặng đường 75 năm Thông tấn xã Việt Nam luôn đồng hành cùng những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Từ ngày 15/9/1945, từ Đài phát sóng vô tuyến Bạch Mai, Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) đã phát đi toàn thế giới toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập cùng danh sách các thành viên Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thời khắc thiêng liêng ấy được in đậm trong lịch sử thông tin nước nhà và ngày 15/9 trở thành Ngày truyền thống của TTXVN.

Từ trong hai cuộc chiến tranh, đến thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước sau này thì Thông tấn xã luôn luôn kịp thời tiếp cận và cung cấp thông tin rất nhanh chóng cho nhân dân trong nước và thế giới. Thông tấn xã được Đảng và nhà nước đánh giá là một trong những đơn vị chủ đạo trong thực hiện tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, đơn vị đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong suốt 75 năm qua” nhà báo Lê Quốc Trung nhấn mạnh.

Các cán bộ đại biểu thăm quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Các cán bộ đại biểu thăm quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Về kế hoạch phối hợp giữa hai bên trong thời gian tới, nhà báo Lê Quốc Trung mong muốn:  “Thông tấn xã Việt Nam tiếp tục đóng góp thêm nhiều hiện vật nữa cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nếu để được triển lãm ở Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ được rất nhiều công chúng trong và ngoài nước có thể xem được, biết được lịch sử Thông tấn xã. Bảo tàng Báo chí cũng sẽ là nơi giới thiệu về Thông tấn xã đến công chúng một cách tốt hơn”...

Tại buổi tọa đàm, nhà báo Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam đánh giá cao vai trò của Thông tấn xã Việt Nam trong dòng chảy báo chí nước nhà. Bà cũng tri ân các nhà báo lão thành Thông tấn xã Việt Nam đã ủng hộ, cố vấn và hiến tặng nhiều kỷ vật cho bảo tàng như các nhà báo: Đào Tùng, Lê Quốc Trung, Trần Mai Hưởng, Hà Minh Huệ, Chu Chí Thành,...

Nhà báo Trần Mai Hưởng - nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thăm Bảo tàng.

Nhà báo Trần Mai Hưởng - nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thăm Bảo tàng.

Bà cho biết Bảo tàng Báo chí Việt Nam ra đời muộn hơn so với các bảo tàng khác nên công tác sưu tầm, khai thác tư liệu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã cố gắng thể hiện những hình ảnh chân thực và sáng tạo nhất.

“Là một bảo tàng non trẻ và gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng, vận hành, đặc biệt là do dịch COVID-19, nhưng Bảo tàng Báo chí rất vinh dự đón 4.000 lượt khách kể từ ngày khánh thành 19/6/2020. Chúng tôi tự nhận thấy còn rất nhiều việc phải làm, phải phấn đấu hơn nữa để thu hút công chúng và các nhà báo nước ngoài," nhà báo Trần Kim Hoa nói.

Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam Trần Thị Kim Hoa trao chứng nhận những hiện vật TTXVN đã tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Nhà báo TTXVN Nguyễn Hồng Hạnh.

Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam Trần Thị Kim Hoa trao chứng nhận những hiện vật TTXVN đã tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Nhà báo TTXVN Nguyễn Hồng Hạnh.

Tọa lạc trong khuôn viên tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội), bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ là nơi lưu giữ những tài liệu, hiện vật về lịch sử báo chí mà còn là nơi ghi dấu những ký ức về lịch sử dân tộc, đời sống xã hội.

Hiện nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã sưu tầm được trên 20.000 hiện vật, tài liệu. Trong đó, có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo và quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam và mối tương quan của báo chí Việt Nam với báo chí thế giới. Nội dung trưng bày bao gồm năm phần: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925-1945; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1975 và Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Các không gian trưng bày được bố trí trên diện tích gần 15.000 m2 và được trưng bày bằng giải pháp đồ họa trên đai vách, bằng hiện vật, tư liệu gốc và phục chế trong tủ, bục, giá, kệ, trục quay… thông qua các giải pháp công nghệ phát thanh-truyền hình-số hóa để phục vụ tối đa nhu cầu công chúng khi đến với bảo tàng.

Nhà báo Lê Quốc Trung - Nguyên Tổng giám đốc TTXVN phát biểu tại buổi tọa đàm.

Nhà báo Lê Quốc Trung - Nguyên Tổng giám đốc TTXVN phát biểu tại buổi tọa đàm.

Thông tấn xã Việt Nam chiếm một phần quan trọng trong không gian trưng bày của Bảo tàng báo chí Việt Nam. Nhiều nhà báo lão thành Thông tấn xã Việt Nam đã hiến tặng tư liệu, hiện vật cũng như cố vấn cho bảo tàng về nội dung trưng bày.

Thay mặt Liên chi hội nhà báo Thông tấn xã Việt Nam, Phó chủ tịch Nguyễn Hồng Hạnh đã tặng một số ấn phẩm của Thông tấn xã cho bảo tàng để phục vụ mục đích tra cứu thông tin bên cạnh các hiện vật tư liệu đang được trưng bày.

Lê Tâm

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo