“Đua nhau làm sân bay làm gì, khi học sinh vẫn phải trèo đèo lội suối đi học?”

Thứ năm, 28/01/2021 09:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đây chính là câu hỏi mà TS Nguyễn Xuân Thủy dành cho các địa phương, các tỉnh, thành phố đang có dự định xây dựng sân bay mới.

TS Nguyễn Xuân Thủy: Đua nhau làm sân bay làm gì, khi học sinh vẫn phải trèo đèo lội suối đi học?

TS Nguyễn Xuân Thủy: Đua nhau làm sân bay làm gì, khi học sinh vẫn phải trèo đèo lội suối đi học?

Trong 2 năm gần đây, rất nhiều địa phương, tỉnh, thành phố trên khắp cả nước thành lập đề án xây dựng sân bay mới, nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trước làn sóng ồ ạt xin xây dựng sân bay, rất nhiều chuyên gia cho rằng đây là điều không cần thiết. Bởi, đời sống nhân dân còn thấp, việc xây dựng thêm sân bay chỉ là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên giám đốc nhà xuất bản giao thông khẳng định: “Việc các tỉnh đua nhau xây dựng xây bay là điều không cần thiết. Nếu các tỉnh này vẫn quyết tâm thực hiện bằng được, sẽ gây ra sự lãng phí lớn cho ngân sách”.

Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ngành du lịch, mới đây, rất nhiều địa phương, nhiều tỉnh, thành phố ồ ạt đề xuất xây dựng sân bay mới. Với kinh nghiệm hơn 30 năm nghiên cứu về ngành giao thông, ông đánh giá thế nào về hiện tượng này?

Tôi cho rằng, việc xây dựng sân bay là điều cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển giao thông của Chính phủ ban hành, cũng đề cập tới việc phát triển hài hòa, tối ưu giữa các loại hình giao thông khác nhau, giữa đường sắt, đường biển, đường bộ và đường hàng không, không thể phát triển tùy tiện hàng không mà quên đi các loại hình giao thông khác.

Để xây dựng một sân bay, cho dù là sân bay nội địa hay sân bay quốc tế cũng cần rất nhiều ngân sách từ Nhà nước. Trong khi tại nhiều địa phương, ví dụ như Ninh Bình hay Sa Pa, đời sống nhân dân còn thấp, người dân còn phải cưỡi trâu, cưỡi bò hay học sinh phải trèo đèo, lội suối tới trường.

Vì vậy, thay vì bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng sân bay, số tiền đó nên để dành cho các việc cần làm trước, ví dụ như việc xây cầu treo cho các tỉnh miền núi đến nay còn thiếu, đường giao thông nông thôn đang yếu kém và giao thông đô thị còn ùn tắc… mà lại dành tiền để xây dựng quá nhiều sân bay là không cần thiết.

Một số ý kiến cho rằng, thay vì xây dựng các sân bay riêng, các tỉnh như Ninh Bình, Sa Pa, Quảng Trị hay Đắk Lắk nên tận dụng hệ thống sân bay có sẵn từ các tỉnh lân cận. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?

Đúng như vậy. Hiện tại, hàng loạt các tỉnh, thành phố như: Ninh Bình, Sa Pa, Quảng Trị, Đắk Lắk… ai cũng tha thiết muốn xây dựng sân bay riêng cho mình.

Về khoảng cách địa lý, các tỉnh, thành phố của nước ta cách nhau có vài trăm cây số. Trong khi đó quy chuẩn để xây dựng sân bay hiệu quả, hợp lý phải là 400 - 500 km một sân bay.

Tuy nhiên, Ninh Bình chỉ cách Hà Nội khoảng 150 km, Quảng Trị cũng gần sân bay Phú Bài (Huế); Sa Pa đã có đường cao tốc, đường sắt mà lại muốn làm sân bay;...

Tôi cho rằng, làm sân bay không thể như một bến xe ô tô. Bởi đây là một trong những hạ tầng giao thông đắt nhất.

Ví dụ như chỉ nâng cấp sân bay Nội Bài, TP.HCM đã mất 4.000 tỷ đồng, trong khi đó đời sống nhân dân còn thấp, hạ tầng đang yếu kém, đô thị ùn tắc, ô nhiễm môi trường… nên sân bay không thể làm tuỳ tiện.

Một trong những lý do mà các tỉnh đưa ra để xin phép xây dựng sân bay mới mới, chính là để hỗ trợ cho ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, ít nhất trong vòng 1 - 2 năm nữa, đại dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng mạnh tới ngành du lịch. Đây chỉ là một trong vô vàn rủi ro nếu chúng ta quyết tâm xây dựng thêm xây bay mới. Vậy theo ông, để phát triển du lịch có nhất thiết phải xây dựng thêm sân bay?

Theo tôi, sân bay là bài học đối với các nhà kinh doanh. Nhìn từ đại dịch Covid-19, ta thấy xây dựng sân bay không có nghĩa có người bay đến là kích cầu, đây chỉ là một phần của vấn đề du lịch.

Bởi lẽ, còn nhiều yếu tố như các ngành vận tải khác có thể chở được nhiều hành khách hơn, còn máy bay chỉ phục vụ cho những người có thu nhập cao.

Vì vậy, vận tải phải đáp ứng đại đa số người dân, đồng thời phải tiết kiệm, cân đối trong vấn đề đầu tư mới tạo ra hiệu quả, còn nếu nghĩ kích cầu chỉ tập trung vào sân bay – một ngành vận tải xa xỉ là không nên, vì ở các nước trên thế giới họ cũng phải tính toán kỹ mới làm.

Theo ước tính của Cục Hàng không, hiện nay cả nước có 22 sân bay nội địa và quốc tế. Theo quy hoạch phát triển sân bay tới năm 2020, định hướng 2030 được Thủ tướng phê duyệt năm 2018, tới năm 2030 sẽ có 28 sân bay. Với quy hoạch mới này, số lượng sân bay trên cả nước đến năm 2050 là 30 sân bay.

"Về mặt nguyên tắc, khi lập dự án phải có bước thẩm định dự án đầu tư, trong đó bài toán kinh tế và lợi ích xã hội phải được tính toán cụ thể. Giống như đầu tư một nhà máy, dù có đem lại hiệu quả kinh tế mà gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại xã hội cũng không nên làm. Nhiều tỉnh đã xây sân bay nhưng các năm qua phải bù lỗ liên tục đó thôi." - Chuyên gia hàng không PGS.TS Nguyễn Thiện Tống

Vậy nếu không xây dựng sân bay thì giải pháp là gì thưa ông?

Tôi cho rằng, Bộ Giao thông - Vận tải, Chính Phủ cần phải xem xét kỹ vấn đề quy hoạch. Nên có sự thẩm vấn đầy đủ hơn để thấy được hiệu quả hơn ở từng loại phương tiện.

Ví dụ như đường sắt là vận tải đường xa, ô tô là vận tải đường ngắn, nếu đi xa 1.500 km thì không thể di chuyển nhiều bằng ô tô được (người dân phải đi xe giường nằm vào TP.HCM, Đà Nẵng) trong khi đó đường sắt lại không phát triển được tính ưu Việt là tốc độ, đường dài. Bây giờ chúng ta lại phải triển sân bay, đi 200-300km cũng phải đi máy bay thì như vậy sẽ dẫn đến “bóp chết” cả ô tô và đường sắt.

Đồng thời, phải quan tâm đầu tư đến các hạng mục về cầu đường, đường sắt, đường bộ, đường biển… Chúng ta không chỉ phát triển kinh tế chỉ có du lịch, mà tập trung vấn đề sản xuất, cơ khí, hàng hoá. Việc tập trung vào xây dựng quá nhiều sân bay sẽ gây lãng phí.

Xin cảm ơn ông!


Lâm Vũ
(thực hiện)

Tin khác

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp