(NB&CL) Các chuyên gia cho rằng với việc các trường đua nhau tổ chức thi tuyển sinh riêng trong khi năng lực ra đề thi, tổ chức thi chưa đảm bảo đang là mặt trái đáng lo ngại của công tác tuyển sinh đại học hiện nay.
Khi mỗi trường một… kỳ thi
Năm học 2021 – 2022 chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Chưa bao giờ, học sinh trong cả nước phải ngừng đến trường trong một thời gian dài như năm nay. Đến thời điểm này, mặc dù chủ trương thống nhất cho học sinh đi học trở lại nhưng với dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay thì việc tổ chức dạy học trực tiếp đang gặp nhiều thách thức mới. Trước thực tế trên, tại nhiều địa phương trong đó có Hà Nội, phụ huynh và giáo viên đề xuất bỏ môn thi thứ 4, kỳ thi vào lớp 10 nhằm giảm áp lực thi cử cho học sinh.
Ngược lại với xu hướng giảm tải thì công tác tuyển sinh đại học năm nay được đánh giá là xuất hiện nhiều kỳ thi mà mỗi kỳ thi lại có những cách thi, ra đề và yêu cầu khác nhau. Tình trạng nhiều kỳ thi xuất hiện như “nấm mọc sau mưa” trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hoành là thực tế đáng lo ngại hiện nay.
Theo đó, năm 2022, lần đầu tiên khối trường công an tổ chức thi đánh giá, kiểm tra kiến thức Toán, Văn và kỹ năng phán đoán, xử lý tình huống để tuyển sinh đại học. 8 trường công an tuyển sinh đại học chính quy với khoảng 2.100 chỉ tiêu sẽ xét tuyển theo ba phương thức, gồm tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, kết hợp giữa điểm thi tốt nghiệp THPT và kết quả bài thi đánh giá do Bộ Công an tổ chức.
Cũng trong năm nay, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT vào tháng 5/2022. Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến năm nay sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực với 7 đến 8 đợt trong năm.
Cũng theo xu hướng này, 7 trường đại học tại Hà Nội gồm có Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Thủy lợi, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội hợp tác tham gia tổ chức và sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì.
Đại học Sư phạm Hà Nội cũng vừa công bố chính thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do nhà trường tự tổ chức hoặc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kết hợp với kết quả học THPT. Trường này sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực các môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.
Tại các tỉnh phía Nam, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)… cũng tổ chức kỳ thi riêng. Như vậy, có thể thấy ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh muốn vào học đại học còn phải tham dự rất nhiều kỳ thi khác nhau để tìm cơ hội.
Anh Nguyễn Trung Thành ở Nghệ An cho rằng, việc đổi mới thi cử phải làm sao tránh phiền toái cho học sinh. Hiện nay, chất lượng các kỳ thi chưa biết như thế nào nhưng học sinh phải làm nhiều hồ sơ để tham gia thi, rồi đóng lệ phí thi cũng thêm rắc rối. “Cứ mỗi kỳ thi xuất hiện lại thêm áp lực thi cử. Chưa kể công tác xét tuyển cũng rất phiền phức. Việc tổ chức thi riêng như hiện nay tôi cho rằng tràn lan, chưa biết hiệu quả đến đâu” - anh Nguyễn Trung Thành chia sẻ.
Đồng quan điểm, anh Ngô Hoài Anh ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ rằng, hiện các nhà trường đa dạng hóa cách thức tuyển sinh, tổ chức nhiều kỳ thi để tuyển sinh đại học cần phải tính đến bài toán tiết kiệm, giảm áp lực thi cử cho học sinh. “Tổ chức thi nhiều như vậy chắc chắn gây phiền hà cho học sinh và phụ huynh, tạo thêm gánh nặng và áp lực thi cử” - anh Hoài Anh nêu quan điểm.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, thầy Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng, cần giảm bớt các kỳ thi. Mặc dù các nhà trường đại học được quyền tự chủ tuyển sinh, các trường làm thế nào để tuyển sinh được đúng đối tượng nhưng đứng về mặt xã hội, như vậy có tình trạng học sinh phải thi nhiều trường. Cho nên, các trường có kỹ năng, tính chất gần giống nhau thì nên tổ chức thi cùng một đề để xét tuyển, tránh tốn kém và gây mệt mỏi cho học sinh.
Thi nhiều chất lượng được bao nhiêu?
Việc nở rộ các kỳ thi được xem là một hiện tượng đáng lo lắng hiện nay. Theo ông Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam khi chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận thì cho rằng, Nghị quyết 29 của Đảng đã nêu thì cứ phải làm thế nào để đảm bảo đơn giản, không gây phiền hà cho người học. Việc nở rộ các kỳ thi chắc chắn gây phiền hà rất nhiều, gây tốn kém.
“Phương án các năm trước đây lấy kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT làm cơ sở để xét tốt nghiệp THPT, căn cứ để mà xét tuyển vào đại học có nhiều ưu điểm. Còn việc diễn ra như hiện nay trái với tinh thần Nghị quyết 29 của Đảng” – ông Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.
Việc lấy lý do Luật Giáo dục Đại học cho phép các nhà trường được tự chủ phương án xét tuyển, thi tuyển… nhưng Nghị quyết 29 yêu cầu phải có phương án hợp lý nhất, ít phiền hà cho người học, ít tốn kém. “Đúng là trường nào cũng có quyền tổ chức thi nhưng về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo phải xét xem trường nào đầy đủ năng lực để làm đề thi tốt còn trường nào không đủ năng lực thì tuýt còi” – vị chuyên gia này nói.
Ông Lê Viết Khuyến còn cho rằng, ngoài tổ chức các kỳ thi mà chưa biết chất lượng thế nào thì việc tuyển sinh lấy điểm học bạ cũng gây mất công bằng cho thí sinh. Hiện việc đánh giá học sinh có trường chặt chẽ, có trường lỏng lẻo trong đánh giá, đấy là chưa nói đến các tệ nạn xin điểm, mua điểm… các tiêu cực còn dữ dội hơn rất nhiều so với thi tốt nghiệp THPT.
“Rõ ràng, phương án tuyển sinh hiện nay không ổn, không công bằng, gây phiền hà. Việc muốn vào trường nào phải thi trường đó. Thí sinh thi một lúc nhiều trường là quá phiền hà chưa kể độ tin cậy của các kỳ thi vẫn còn bỏ ngỏ. Chất lượng kỳ thi không tốt” - ông Lê Viết Khuyến khẳng định.
Cuối cùng ông Lê Viết Khuyến cho rằng, kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông do chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề, cả hệ thống chính trị vào cuộc, bộ máy chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm tổ chức, giám sát mà còn xảy ra tiêu cực, còn bị chê thì tổ chức kỳ thi riêng ở các trường đại học làm sao đảm bảo chất lượng tốt.
(CLO) Những ngày này, một số vườn bưởi ở phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) bắt đầu bước vào mùa thu hoạch, hàng nghìn quả bưởi ngả vàng ươm tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, là điểm check-in lý tưởng thu hút số đông người dân Thủ đô và du khách.
(CLO) Kylian Mbappe ghi bàn mở tỷ số, góp công lớn vào chiến thắng 3-0 cho Real Madrid ngay trên sân của Leganes, thuộc vòng 14 La Liga. Los Blancos chỉ còn kém đội đầu bảng Barca 4 điểm và còn 1 trận chưa đá.
(CLO) Mẫu xe Nissan Almera 2024 dự kiến ra mắt thị trường Việt Nam ngày 28/11 với loạt nâng cấp như gói hỗ trợ lái ADAS, kiểm soát hành trình và sạc không dây.
(CLO) Đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay đã thay thế 3.425 cây xanh có tình trạng hư hại, khiếm khuyết
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ; tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2025.
(CLO) Trạm Cảnh sát giao thông cửa ô Hòa Hiệp (Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng) cho biết đơn vị lập biên bản xử phạt 2 tài xế, chủ xe đầu kéo chở hàng siêu trường không phép và không đúng giấy phép lưu thông trên Quốc lộ 1A qua địa phận TP Đà Nẵng.
(CLO) Lũ trên các sông lên nhanh, để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày hôm nay (25/11).
(CLO) Ban Quản lý dự án (BQLDA) chuyên ngành dân dụng và công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thông báo mở thầu hai gói thầu xây lắp các tuyến thoát nước trên địa bàn Thị xã Phú Mỹ.
(CLO) Cảnh sát Thái Lan đang điều tra một tu viện Phật giáo tại tỉnh Phichit sau khi phát hiện 41 thi thể được cho là sử dụng trong các hoạt động thiền định, theo thông tin công bố ngày 24/11.
(CLO) Hiện nay, tình trạng mất cân đối cung - cầu của thị trường BĐS vẫn đang diễn ra tại nhiều đô thị lớn, với nhu cầu sở hữu nhà ở của người dân ngày một tăng. Trong khi đó các sản phẩm phù hợp, đáp ứng được cho nhu cầu này là nhà ở vừa túi tiền vẫn đang bị các công ty địa ốc "bỏ rơi".
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.