Đưa ra hướng để phát triển mạnh mẽ nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Thứ ba, 20/08/2024 19:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 20/8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển – Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm” cho các tỉnh/thành phía Bắc.

Hội nghị tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản và những người hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật ở Trung ương và địa phương; cung cấp thông tin về những thành tựu quan trọng của văn học, nghệ thuật, sự đóng góp của đội ngũ văn nghệ sĩ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 50 năm qua; đồng thời, nâng cao trình độ, khả năng thực hành để tiếp tục có những tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng cao.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho biết, sau tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, ngày 21/6/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 84-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW.

dua ra huong de phat trien manh me nen van hoc nghe thuat viet nam hinh 1

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lại Tấn

Sự ra đời của Kết luận này vừa thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đến lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, vừa phản ánh sự sôi động, phong phú, mới mẻ nhưng cũng có những phức tạp nhất định. Trong đó, có những tác động mặt trái của cơ chế thị trường; của quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng; của quá trình chuyển đổi số; của trí tuệ nhân tạo AI.

"Thời kỳ mới yêu cầu các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ, giáo dục - đào tạo, báo chí, xuất bản cần tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách có hệ thống, có chiều sâu để nâng cao hơn nữa hiệu quả tham mưu, tư vấn. Qua đó, giúp Đảng, Nhà nước, các cấp nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, nhằm phát triển mạnh mẽ, vững chắc nền văn học, nghệ thuật nước nhà những năm tiếp theo" - PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh. 

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã chọn chủ đề Hội nghị tập huấn năm nay là: "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".

dua ra huong de phat trien manh me nen van hoc nghe thuat viet nam hinh 2

Quang cảnh Hội nghị tập huấn “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển – Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm”. Ảnh: Lại Tấn

Trong 4 ngày (từ ngày 20 - 23/8), Hội nghị triển khai 5 chuyên đề được báo cáo bởi các giảng viên có kinh nghiệm về chuyên môn, đã và đang trực tiếp tham gia công tác lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu văn học, nghệ thuật, bao gồm: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá X và Kết luận số 84-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; Văn học, nghệ thuật sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển - thành tựu, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển; Văn học, nghệ thuật với sự phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam; Văn học, nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài và sứ mệnh hàn gắn, kết nối và quảng bá các giá trị văn hoá, văn nghệ Việt Nam; Vai trò của kiến trúc tại Việt Nam với sự phát triển bền vững đất nước - xu hướng đổi mới và hội nhập hiện nay.

Tại sự kiện, PSG.TS Nguyễn Thế Kỷ đã trình bày chuyên đề: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá X và Kết luận số 84-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Chuyên đề đã tập trung làm rõ tình hình văn học, nghệ thuật ở thời điểm ra đời Nghị quyết 23-NQ/TW; mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật của Nghị quyết 23-NQ/TW và nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết. 

Việt Trung

Bình Luận

Tin khác

Ga Đà Lạt sẽ miễn tiền vé tham quan đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Ga Đà Lạt sẽ miễn tiền vé tham quan đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

(CLO) Sau khi bất ngờ thông báo tăng giá vé tham quan ga Đà Lạt lên gấp 10 lần, đơn vị quản lý ga Đà Lạt vừa thông báo điều chỉnh lại theo hướng miễn phí đối với một số hành khách, trong đó có Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

Đời sống văn hóa
Trưng bày những di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương

Trưng bày những di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương

(CLO) Gần 200 hiện vật, tư liệu, hình ảnh về di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương khẳng định vị thế quan trọng của vùng đất xứ Đông xưa trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Đời sống văn hóa
Nhiều tư liệu quý được công bố tại Triển lãm trực tuyến 'Hỡi đồng bào Thủ đô'

Nhiều tư liệu quý được công bố tại Triển lãm trực tuyến 'Hỡi đồng bào Thủ đô'

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I xây dựng Triển lãm 3D trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô”.

Đời sống văn hóa
Cà Mau: Nhiều hoạt động tại lễ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc

Cà Mau: Nhiều hoạt động tại lễ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc

(CLO) Từ ngày 10 - 25/11, lễ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) sẽ được diễn ra cao điểm với nhiều hoạt động như hội thảo khoa học; tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia; trưng bày, triển lãm hình ảnh, hiện vật, tài liệu, sách báo...

Đời sống văn hóa
Gốm Mường, lạ và quen…

Gốm Mường, lạ và quen…

(NB&CL) Sau một thập kỷ học hỏi rèn luyện các kỹ thuật truyền thống về nghề gốm, thể nghiệm nhiều phương pháp làm đất, men, lò nung,... họa sĩ Vũ Đức Hiếu cùng các đồng nghiệp đã giới thiệu với công chúng một dòng gốm “lạ” - gốm Mường.

Đời sống văn hóa