Đức, Áo đồng loạt khởi động lại nhà máy điện than sau khi Nga cắt giảm nguồn cung

Thứ hai, 20/06/2022 19:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đức sẽ quay trở lại sử dụng nhiều nhà máy điện than. Trong khi đó, Áo có kế hoạch chuyển đổi một nhà máy nhiệt điện khí dự trữ để nó có thể sản xuất điện than trong bối cảnh Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho EU.

Đức: Luật sử dụng than trong sản xuất điện sắp được thông qua

Đức sẽ khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than để bảo tồn khí đốt tự nhiên, Bộ trưởng Kinh tế nước này tuyên bố hôm 19/6, trong bối cảnh lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung đang bùng phát sau khi Nga cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu trong tuần này.

Động thái này là một phần của một loạt các biện pháp, bao gồm các biện pháp mới khuyến khích các công ty ít sử dụng khí đốt tự nhiên hơn, được Đức tuyên bố khi châu Âu thực hiện các bước để đối phó với nguồn cung năng lượng giảm từ Nga.

duc ao dong loat khoi dong lai nha may dien than sau khi nga cat giam nguon cung hinh 1

Tháp giải nhiệt tại nhà máy nhiệt điện than ở Neurath, Đức. (Nguồn: Sean Gallup / Getty)

Kể từ khi các nước châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga sau cuộc gây hấn của nước này vào Ukraine hồi tháng 2, Nga đã đáp trả bằng cách cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một số nước châu Âu. Tuần trước, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cũng đã giảm bớt năng suất dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream, một liên kết quan trọng dưới biển mang khí đốt trực tiếp đến Đức.

Gazprom đổ lỗi cho các vấn đề bảo trì là nguyên nhân dẫn đến việc cắt giảm, nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu gọi động thái này là một chiến thuật chính trị của Tổng thống Nga Putin.

Robert Habeck, Bộ trưởng Kinh tế, đồng thời là Phó Thủ tướng Đức, hôm 19/6 đã đưa ra các bước sẽ được thực hiện để có nhiều khí đốt dự trữ hơn nhằm vượt qua mùa đông. Các giải pháp bao gồm việc đưa trở lại các nhà máy nhiệt điện than đã bị loại bỏ để giảm lượng khí thải carbon, mặc dù tuyên bố không nêu rõ có bao nhiêu nhà máy sẽ hoạt động trở lại.

Ông Habeck, một thành viên của đảng Greens bảo vệ môi trường cho biết: “Thật là cay đắng, nhưng trong tình huống này, điều cần thiết nhất là giảm mức sử dụng khí đốt. Các bình chứa xăng phải đầy vào mùa đông. Đó là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”.

Đức đã phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu năng lượng từ Nga trong nhiều thập kỷ. Năm ngoái, nhập khẩu từ Nga chiếm 55% nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của nước này. Nhưng sau cuộc gây hấn của Nga với Ukraine, Berlin bắt đầu mua khí đốt từ Na Uy, Hoa Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, giảm lượng mua từ Nga khoảng 20%.

Tuy nhiên, Chính phủ vẫn khẳng định rằng khí đốt của Nga là cần thiết để đảm bảo các bồn chứa đầy ít nhất 90% vào tháng 11 - theo luật được thông qua đầu năm nay để đảm bảo cung cấp đủ khí đốt tự nhiên, được sử dụng phần lớn để sưởi ấm và sản xuất. 1/3 số căn hộ ở Đức được sưởi ấm bằng khí đốt tự nhiên, trong khi nó chỉ được sử dụng cho khoảng 15% tổng sản lượng điện.

Tại Đức, luật cho phép quay trở lại sử dụng than trong sản xuất điện dự kiến sẽ được thông qua vào tháng tới. Vào cuối mùa hè, một mô hình sẽ được đưa ra cho phép các công ty đấu giá khí đốt, như một phần trong nỗ lực khuyến khích ngành công nghiệp của Đức giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu này.

Tuần trước, Liên đoàn Công nghiệp Đức cho biết rằng các công ty thuộc liên đoàn đã chuyển sang sử dụng than, như một phần của nỗ lực dự trữ khí đốt tự nhiên. Nhiều người cũng đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế bền vững hơn, đồng thời nhấn mạnh rằng quá trình chuyển đổi như vậy cần có thời gian.

Chính phủ Đức gần đây đã kêu gọi người dân cắt giảm việc sử dụng năng lượng do tình hình nguồn cung căng thẳng.

Ông Habeck nói: “Rõ ràng là chiến lược của Putin là khiến chúng ta bất an, tăng giá và chia rẽ chúng ta. Chúng ta sẽ không cho phép điều đó xảy ra. Chúng ta sẽ tự vệ một cách kiên quyết, chính xác và chu đáo”.

Áo sử dụng nhà máy điện than duy nhất còn lại

Bên cạnh đó, Chính phủ Áo đã đồng ý với cơ quan Verbund vào ngày 19/6 để chuyển đổi một nhà máy nhiệt điện khí dự trữ để nó có thể sản xuất điện than nếu nguồn cung cấp khí đốt từ Nga bị hạn chế, dẫn đến tình trạng khẩn cấp về năng lượng.

Quyết định được đưa ra sau một cuộc họp ứng phó khủng hoảng do Thủ tướng Karl Nehammer lãnh đạo, được đưa ra sau khi nước láng giềng Đức công bố các bước giải quyết việc giảm lượng khí đốt do Nga cung cấp, bao gồm cả việc tăng cường phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than.

Việc Liên minh châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga và nguy cơ Moscow có thể cắt giảm nguồn cung để trả đũa các lệnh trừng phạt kinh tế được áp đặt sau cuộc xung đột Ukraine đang là vấn đề đau đầu đối với khối EU, khiến khối này phải tích trữ hàng tồn kho và tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Văn phòng của Thủ tướng Nehammer cho biết công ty Verbund thuộc sở hữu nhà nước đã đồng ý chuyển đổi nhà máy điện Mellach ở miền nam Styria, dù đã ngừng hoạt động nhưng vẫn ở chế độ chờ để được tái sử dụng.

Đây là nhà máy nhiệt điện than cuối cùng của Áo trước khi được chuyển đổi thành nhà máy nhiệt điện khí để sử dụng khi cần thiết.

"Chính phủ liên bang và tập đoàn năng lượng Verbund đã đồng ý chuyển đổi nhà máy nhiệt điện khí ở quận Mellach, Styria, hiện đang ngừng hoạt động, để trong trường hợp khẩn cấp, nó có thể một lần nữa sản xuất điện từ than đá”, văn phòng của Thủ tướng Nehammer cho biết trong một tuyên bố.

Chính phủ Áo cũng đang xem xét các biện pháp pháp lý hơn nữa để đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt với mục đích giảm sự phụ thuộc vào Nga.

Các dòng khí đốt của Nga đến châu Âu đã giảm vào hôm 17/6, trùng hợp với một đợt nắng nóng sớm kéo đến phía nam và thúc đẩy mức giá chuẩn tăng cao do lo ngại châu lục này có thể phải vật lộn để tích trữ khí đốt kịp thời cho mùa đông.

Áo nhận được 80% khí đốt từ Nga và kể từ cuộc gây hấn ở Ukraine, nước này đã phải cố gắng tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế.

Sơn Tùng (Theo The New York TimesReuters)

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp