Đức chạy đua với Trung Quốc để khai thác lithium

Thứ hai, 30/01/2023 06:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuối tuần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz dự kiến sẽ có chuyến thăm tới Mỹ Latinh, giúp Đức đảm bảo nguồn cung cấp lithium mà những gã khổng lồ xe hơi như Mercedes-Benz Group AG và Volkswagen AG cần cho việc sản xuất pin xe điện.

Chile là nhà cung cấp lithium lớn thứ hai thế giới sau Australia và phần lớn sản lượng của nước này hiện đang được Trung Quốc tiêu thụ. Không chịu kém cạnh, vào Chủ nhật tuần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ có buổi gặp mặt Tổng thống Chile Gabriel Boric Santiago với hy vọng được nhập khẩu một phần lớn hơn cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Một nguồn tin cho biết, Chính phủ Đức sẽ hướng đến việc đưa ra một đề nghị hấp dẫn hơn với Chile so với thỏa thuận mà họ đã có với Trung Quốc.

duc chay dua voi trung quoc de khai thac lithium hinh 1

Có khoảng 475.000 tấn lithium đã được khai thác và tinh chế vào năm 2021, trong đó Australia và Trung Quốc là 2 nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Ảnh: Internet.

Cũng giống như các quốc gia phát triển trên toàn cầu, Đức đang cạnh tranh khốc liệt để giành lấy các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm. Hơn nữa, việc tiếp cận với kim loại và đất hiếm là rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế sạch hơn và công nghệ tiên tiến hơn.

Trong cuộc đua mang quy mô toàn cầu đối, Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp hoặc nhà chế biến lithium chiếm ưu thế, dẫn đến cảnh báo về việc Chính phủ Bắc Kinh “thống trị” thị trường này quá mức.

Dữ liệu tính đến cuối tháng 10 năm 2021, ngoài việc khai thác, các công ty Trung Quốc đã mua được 6,4 triệu tấn lithium dự trữ, gần tương đương với 6,8 triệu tấn lithium mà tất cả các công ty trên toàn cầu mua được trong suốt năm 2020. Những thương vụ của Trung Quốc trải rộng toàn cầu, từ Argentina đến Mali, Australia, Canada, Congo, Mexico và Chile.

Trong 10 năm qua, những công ty Trung Quốc đã chi hơn 6 tỷ USD cho các hợp đồng lithium. Các nhà phân tích cho rằng, việc tăng cường mua bán lithium là một phần trong kế hoạch dài hạn của Trung Quốc nhằm thống trị thị trường xe điện toàn cầu.

Những cảnh báo đó đặc biệt vang vọng ở Đức, quốc gia phụ thuộc nặng nề vào việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga trong những thập kỷ gần đây.

Kể từ khi Nga tấn công Ukraine, Chính phủ Đức đã chạy đua để đa dạng hóa các nhà cung cấp vật liệu cần thiết để duy trì hoạt động kinh tế của mình.

Tại Buenos Aires, Đức và Argentina đã ký một biên bản ghi nhớ nhằm giúp Berlin tiếp cận được nguồn tài nguyên lithium phong phú của đất nước này.

Trong chuyến thăm của ông Scholz tại Thủ đô Santiago, Chile, vị Thủ tướng Đức sẽ gửi một thông điệp tương tự. Đức sẵn sàng tham gia kinh doanh lithium với Mỹ Latinh trong nỗ lực thiết lập nền độc lập khỏi Trung Quốc.

Trong khi Chile và Autralia chiếm phần lớn nguồn cung cấp mỏ lithium toàn cầu, Trung Quốc có hơn một nửa công suất để tinh chế loại kim loại này thành hóa chất sản xuất pin chuyên dụng.

Ngày càng có nhiều lo ngại về sự thống trị của quốc gia châu Á này trong năng lực tinh chế và sản xuất pin vì nếu ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ được coi là một lỗ hổng trong bối cảnh căng thẳng thương mại và chính trị.

Trung Quốc là nơi ít tốn kém nhất để xử lý lithium do chi phí xây dựng thấp hơn và cơ sở kỹ thuật hóa học đã qua xử lý lớn để khai thác. Trong khi đó, phí xây dựng công suất ở Úc và Mỹ cao gấp đôi, trong khi Nam Mỹ nằm ở khoảng giữa.

Năm ngoái, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã dự đoán rằng các mặt hàng như lithium và đất hiếm sẽ sớm quan trọng hơn dầu mỏ và khí đốt.

Bà trích dẫn một dự báo rằng chỉ riêng nhu cầu ở EU đối với đất hiếm - được sử dụng trong mọi thứ, từ động cơ điện đến tua-bin gió và thiết bị điện tử di động - sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2030.

Ngoài ra, theo cơ quan năng lượng thế giới IEA dự đoán nhu cầu toàn cầu về lithium sẽ tăng hơn 40 lần vào năm 2040. Đồng thời ngành xe điện chiếm hơn 90% nhu cầu lithium vào năm 2030.

Ước tính, chỉ cần gia tăng 1% sản lượng ô tô điện của thế giới sẽ kéo theo sự gia tăng hơn 40% nhu cầu sản lượng lithium trên toàn cầu. Nhu cầu lithium được dự báo tăng theo cấp số nhân trong thời gian tới, theo đà tăng sản lượng xe điện.

Và nhu cầu lithium trên toàn cầu dự kiến chạm mốc 1 triệu tấn vào năm 2025 và 3 triệu tấn vào năm 2030.

Điệp Nguyễn (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp