Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Cuối tháng 3, Bộ trưởng Môi trường Đức Steffi Lemke thuộc Đảng Xanh đã khẳng định rằng: "Rủi ro của năng lượng hạt nhân cuối cùng là không thể kiểm soát được; đó là lý do tại sao loại bỏ hạt nhân làm cho đất nước chúng ta an toàn hơn và tránh được nhiều chất thải hạt nhân hơn".
Đức sắp đóng cửa tất cả các nhà máy hạt nhân. Ảnh: DPA
Năm ngoái, Chính phủ Đức một lần nữa vướng vào tranh chấp về năng lượng hạt nhân. Trong thỏa thuận liên minh giữa Đảng SPD cầm quyền, Đảng Xanh và Đảng FDP, các bên đã đồng ý tuân theo kế hoạch loại bỏ hạt nhân của Đức mà bà Merkel đã thông qua vào năm 2011. Theo đó, các nhà máy điện hạt nhân cuối cùng sẽ đóng cửa vào cuối năm 2022 .
Nhưng cuộc xung đột Ukraine đã thay đổi mọi thứ, vì nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Đức đã ngừng lại và chính phủ lo ngại tình trạng thiếu năng lượng. Thủ tướng Olaf Scholz cuối cùng đã quyết định kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện cho đến ngày 15/4/2023.
Rất ít tranh chấp khiến người dân bị phân cực, đặc biệt là ở Tây Đức cũ, như tranh chấp về năng lượng hạt nhân. Vào ngày 17/6/1961, lần đầu tiên một nhà máy điện hạt nhân của Đức cung cấp điện cho lưới điện tại Kahl ở Bavaria.
Sau 22.596 ngày và nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, ba nhà máy điện hạt nhân vẫn đang hoạt động cuối cùng sẽ ngừng hoạt động vào ngày 15/4.
Tổng cộng, 19 nhà máy điện hạt nhân từng cung cấp tới 1/3 lượng điện của đất nước. Vào những năm 1970 và 1980 ở Tây Đức, trước khi nước Đức thống nhất, việc phản đối năng lượng hạt nhân đã khiến hàng trăm nghìn thanh niên xuống đường.
Sau đó vào năm 1986, thảm họa Chernobyl ở Liên Xô trở thành cảnh báo về sự nguy hiểm của năng lượng hạt nhân. Nhưng các đảng cầm quyền kể từ đó tới nay đã kiên quyết ủng hộ việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong nhiều thập kỷ.
Các nước châu Âu khác đã nhanh chóng loại bỏ năng lượng hạt nhân. Thụy Điển là nước đi trước, chấm dứt năng lượng hạt nhân ngay sau Chernobyl, cũng như Ý, quốc gia cũng quyết định đóng cửa hai nhà máy điện hạt nhân cuối cùng sau thảm họa. Ở Thụy Điển, quá trình loại bỏ đã được đảo ngược vào năm 1996. Ngày nay, 6 nhà máy điện hạt nhân ở đó sản xuất khoảng 30% nhu cầu điện của đất nước.
Các nước châu Âu khác, chẳng hạn như Hà Lan và Ba Lan có kế hoạch mở rộng hệ thống điện hạt nhân của họ, trong khi Bỉ đang hoãn kế hoạch loại bỏ theo giai đoạn. Với 57 lò phản ứng, Pháp luôn là quốc gia với năng lượng hạt nhân hàng đầu châu Âu và không có kế hoạch loại bỏ nhà máy nào.
Năm 2002, Bộ trưởng Môi trường Đức lúc bấy giờ của Đức Jürgen Trittin, cũng thuộc Đảng Xanh, đã thông qua kế hoạch đầu tiên của nước này nhằm loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Dù kế hoạch đã bị trì hoãn trong nhiều năm sau đó, nhưng thảm họa lò phản ứng kinh hoàng tại Fukushima ở Nhật Bản năm 2011 là yếu tố khiến chính phủ quyết định loại bỏ tất cả các lò phản ứng hạt nhân.
Nhưng KernD, một hiệp hội đại diện cho lợi ích của công nghệ hạt nhân ở Đức, nói rằng chấm dứt năng lượng hạt nhân không phải là một ý tưởng hay, xét về một cuộc khủng hoảng năng lượng mới đây.
"Ngoài ra, xét về chính sách khí hậu và sự phát triển rất bất lợi trong sản xuất điện vào năm ngoái, việc đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động với lượng khí thải nhà kính thấp sẽ không tốt cho môi trường", một người phát ngôn của KernD cho biết.
Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), hiện có 422 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động trên toàn thế giới, với tuổi thọ trung bình khoảng 31 năm.
Nhưng một báo cáo gần đây của IAEA cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy hạt nhân đang trải qua thời kỳ phục hưng: Sản xuất điện hạt nhân đạt đỉnh 17,5% vào năm 1996 và giảm xuống dưới 10% vào năm 2021, mức thấp nhất trong 4 thập kỷ.
Quốc Thiên (theo DW)
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
(CLO) Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga không thể chấp nhận đề xuất ngừng bắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến tại Ukraine.
(CLO) Chính quyền Mỹ bắt đầu sa thải hàng loạt 10.000 nhân viên tại các cơ quan y tế Mỹ vào thứ Ba. Một số nhân viên bị cấm vào nơi làm việc chỉ vài giờ sau khi nhận thông báo thôi việc.
(CLO) Hôm 1/4, Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán 20 máy bay chiến đấu F-16 và các thiết bị liên quan trị giá 5,58 tỷ USD cho Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp đón Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm ba ngày nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.
(CLO) Trong bối cảnh tình hình chính trị và toàn cầu ngày càng bất ổn, nhiều công dân Mỹ đang chọn cách sở hữu hộ chiếu thứ hai như một biện pháp đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai.